Nghiện nặn mụn có tác hại gì? Cách xử lý mụn an toàn

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
nghiện nặn mụn

Rất nhiều người nghiện nặn mụn với mong muốn mụn nhanh biết mất. Tuy nhiên trên thực tế thói quen này gây ra rất nhiều những tác hại xấu với làn da. Cùng tìm hiểu thêm về tác hại của thói quen nghiện nặn mụn và cách khắc phục trong bài viết dưới dây của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia.

I. Tại sao nhiều người nghiện nặn mụn?

Rất nhiều người nghiện nặn mụn và việc này lâu dài trở thành thói quen khiến làn da tổn thương, mụn viêm sưng nặng hơn. Nguyên nhân khiến mọi người có thói quen nặn mụn thường xuyên xuất phát từ:

  • Khi có mụn hình thành trên da nhiều người sẽ ngay lập tức muốn loại bỏ những nốt mụn này nhanh chóng, thỏa mãn bản thân tức thời. 
  • Nhiều người nghiện nặn mụn còn do những ám ảnh về mặt tâm lý, ban đầu chỉ thực hiện tự nặn mụn cho mình, sau đó thực hiện nặn mụn cho những người xung quanh. Nếu không nặn mụn cơ thể sẽ bứt rứt khó chịu, bởi vậy cần nặn sạch mụn trên da để thỏa mãn được cảm giác bức bối, loại bỏ cảm giác chán chường. 

nặn mụn bằng tay

II. Tác hại của thói quen nặn mụn thường xuyên

Nặn mụn thường xuyên sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đến làn da. Dưới đây là những tác hại khi có thói quen nặn mụn trong thời gian dài:

  • Tăng nguy cơ sẹo và thâm mụn: Nặn mụn thường xuyên khiến biểu bì da bị tổn thương, dễ gây thâm mụn và để lại các vết lõm trên da. Một số tổn thương nếu không điều trị sẽ tồn tại vĩnh viễn, đặc biệt khi nghiện nặn mụn và da lại mỏng yếu, cấu trúc collagen kém.
  • Làm da yếu và dễ kích ứng: Nghiện nặn mụn dễ khiến hàng rào bảo vệ da tổn thương, da dễ kích ứng, mấy đo độ săn chắc đàn hồi. Từ đó làn da sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài như vi khuẩn, bụi bẩn, ô nhiễm môi trường và nguy cơ bị cao mụn bùng phát,da cũng dễ lão hóa hơn.
  • Lây lan vi khuẩn: Nặn mụn sai cách, không đảm bảo vệ sinh cho da là nguyên nhân khiến vi khuẩn lây lan nhanh chóng, dẫn tới da mặt sần sùi nhiều mụn. Điều này càng ảnh hưởng xấu tới làn da và kéo dài thời gian lành mụn.
  • Gây lo lắng và ám ảnh về làn da: Nặn mụn nhiều sẽ dễ trở thành thói quen, gây ám ảnh tâm lý khiến mọi người ngày càng nặn mụn thường xuyên hơn. Bên cạnh đó khi nặn mụn, làn da tệ đi sẽ khiến mọi người luôn trong trạng thái lo lắng, tự ti.

mặc cảm tự ti

III. Cách khắc phục thói quen nghiện nặn mụn

Để khắc phục thói quen nghiện nặn mụn có rất nhiều những giải pháp khác nhau. Dưới đây là một vài cách giúp mọi người kiểm soát tình trạng này:

1, Nhận thức và kiểm soát bản thân

Để kiểm soát được thói quen nghiện nặn mụn thì mọi người cần nhận thức được hành vi này là không tốt, sẽ gây tổn thương da, khiến da bị sẹo khó điều trị. Với người đã vô tình nghiện nặn mụn, hãy cố gắng làm những việc khác để đánh lạc hướng bản thân, hạn chế soi gương quá nhiều hoặc che phủ những nốt mụn bằng miếng dán.

2, Xây dựng thói quen chăm sóc da khoa học

Một làn da khỏe mạnh sẽ ít bị mụn hơn, từ đó giảm thiểu sự thôi thúc muốn nặn mụn. Bởi vậy, mọi người hãy xây dựng một quy trình chăm sóc da khoa học và kiên trì thực hiện mỗi ngày:

  • Làm sạch da đúng cách: Rửa mặt hai lần mỗi ngày với sữa rửa mặt dịu nhẹ phù hợp với làn da, tránh sử dụng các sản phẩm chứa cồn hoặc hương liệu mạnh.
  • Dưỡng ẩm đầy đủ: Da khô sẽ làm tăng tiết dầu, từ đó có nguy cơ cao dễ bị kích ứng và nổi mụn hơn. Bởi vậy mọi người cần ghi nhớ cấp ẩm cho da hàng ngày.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Uống nhiều nước và tăng cường ăn rau xanh, các loại trái cây tốt cho da mụn. Ngoài ra, người bị mụn cần tránh ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt hoặc các chất kích thích.
  • Điều chỉnh thói quen sinh hoạt: Thoa kem chống nắng, che chắn da cẩn thận khi ra ngoài, ngủ đủ giấc, không thức khuya và hạn chế căng thẳng là những thói quen tốt giúp da khỏe mạnh, ngăn ngừa mụn xuất hiện.

bôi kem chống nắng

3, Tìm giải pháp thay thế

Thay vì nặn mụn, mọi người nên lựa chọn các biện pháp xử lý mụn hiệu quả và an toàn như:

  • Bôi thoa các hoạt chất trị mụn: Một số hoạt chất giảm mụn viêm sưng, nhanh gom cồi như benzoyl peroxide, axit salicylic, lưu huỳnh, tinh dầu tràm trà,…
  • Sử dụng mặt nạ thiên nhiên: Các loại mặt nạ tự nhiên từ nha đam, lô hội, mật ong, sữa tươi,… giúp giảm mụn nếu kiên trì sử dụng.
  • Sử dụng công nghệ cao trị mụn: Chiếu laser, ánh sáng xung cường độ cao IPL là những công nghệ hiện đại mang đến hiệu quả trị mụn vượt trội, đồng thời tăng cường sức khỏe làn da từ bên trong nhằm ngăn ngừa mụn quay lại.
  • Peel da trị mụn: Dùng những hoạt chất hóa học bôi lên da để gom cồi mụn nhanh chóng, đẩy nhân mụn, bong tróc lớp sừng và tái tạo tế bào da mới.
  • Tiêm meso trị mụn: Tiêm những dưỡng chất điều trị mụn để loại bỏ và giảm mụn từ từ như kẽm, axit salicylic, hyaluronic acid, vitamin A, B, E,…

4, Nhờ sự hỗ trợ từ bác sĩ da liễu

Việc nghiện nặn mụn khiến làn da tổn thương nặng, mụn viêm sưng kéo dài thì lúc này mọi người cần thăm khám và điều trị với bác sĩ da liễu. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị mụn phù hợp mà không cần nặn giúp làn da khỏi mụn dứt điểm, loại bỏ thói quen nặn mụn thường xuyên.

gặp bác sĩ

Nghiện nặn mụn là thói quen dễ gây tổn thương da, khiến mụn nặng hơn với nguy cơ cao để lại sẹo. Bởi vậy mọi người nên nhanh chóng nhận thức được tác hại của thói quen này và từ bỏ, tìm hướng điều trị mụn an toàn. Liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để nhận tư vấn trị mụn dứt điểm, chuẩn y khoa cùng bác sĩ da liễu tuyến Trung Ương.

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *