fbpx

Phương pháp điều trị dứt điểm bệnh vảy nến

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
benh-vay-nen-1

Bệnh vảy nến (psoriasis) là một bệnh da liễu mạn tính, có thể kiểm soát tình trạng và làm giảm triệu chứng. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ và vị trí của bệnh, cũng như tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Để đánh giá tình trạng bệnh chính xác bạn cần thăm khám và lắng nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

1. Bệnh vảy nến là gì?

Nhiều người vẫn thắc mắc bệnh vảy nến là gì? Bệnh vảy nến có tên tiếng Anh là Psoriasis. Là bệnh viêm da lành tính, toàn thân, là bệnh hệ thống ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Nó được xác định bởi sự phát triển quá mức của các tế bào da, gây ra các đốm đỏ, sừng hóa, và vảy trên da. Đặc tính của bệnh này là mãn tính và có tính chất tái lại. Tỷ lệ dân số mắc bệnh vảy nến từ 2-3% tổng dân số thế giới.

benh-vay-nen-4
Bệnh vảy nến là bệnh mãn tính

Bệnh vảy nến không phải là bệnh truyền nhiễm và không thể lây lan từ người này sang người khác. Tuy nhiên, nó có thể tác động mạnh mẽ đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Điều quan trọng là nếu bạn nghi ngờ mình bị bệnh vảy nến, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu. Bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp dựa trên tình trạng cụ thể của bạn. Không nên tự ý mua thuốc bôi hoặc tắm các loại lá cây dân gian khi chưa tìm hiểu rõ thành phần. Tránh gây tình trạng bệnh nặng thêm, tăng nguy cơ bội nhiễm.

>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh vảy nến

Nguyên nhân dẫn đến bệnh vảy nến vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng nó được cho là kết hợp của một số yếu tố di truyền, hệ miễn dịch bất thường và môi trường, lối sống. Dưới đây là một số yếu tố tiềm ẩn:

  • Yếu tố di truyền: Người có người thân trong gia đình mắc bệnh vảy nến có nguy cơ cao hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng phát triển bệnh, chỉ là có nguy cơ cao hơn.
  • Vấn đề về rối loạn hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mạnh, gây ra việc tăng tốc độ sinh sản của tế bào da. Điều này dẫn đến việc tạo ra các đốm đỏ và vảy.
  • Tác động của môi trường và lối sống thiếu lành mạnh: Có một số yếu tố môi trường có thể kích thích bệnh vảy nến, bao gồm căng thẳng, chấn thương da, hút thuốc lá, chất kích thích rượu, bia, tiếp xúc với hóa chất… Các yếu tố nhiễm trùng hoặc vi khuẩn có thể làm tăng cơ hội phát triển vảy nến. Một số yếu tố cơ địa hoặc tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như béo phì hoặc tiểu đường, có thể tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến.
benh-vay-nen-3
Bệnh vảy nến bùng phát do 3 nguyên nhân chính

Cần lưu ý rằng không phải tất cả những người tiếp xúc với những yếu tố trên đều mắc bệnh vảy nến. Mặt khác, một số người mắc bệnh này mà không cần có bất kỳ yếu tố nào trên. Tuy nhiên, hiểu về các yếu tố nguyên nhân gây bệnh là một phần quan trọng trong việc quản lý và điều trị bệnh vảy nến.

3. Đặc điểm lâm sàng của bệnh vảy nến

3.1. Đặc điểm lâm sàng của vảy nến

Bệnh vảy nến là bệnh ngoài da, vì vậy các dấu hiệu và đặc điểm lâm sàng của bệnh có thể nhận biết qua mắt thường:

  • Xuất hiện các mảng đỏ nổi cao hơn bề mặt, có ranh giới rõ với vùng da lành
  • Các mảng vảy nến có hình tròn hoặc oval
  • Có tính chất đối xứng 2 bên
  • Xuất hiện ở các vùng tì đè: khuỷu tay, vùng da xương chẩm (sau gáy), gót chân, vùng da xương bả vai…
  • Vảy có màu trắng trên bề mặt và dễ bong.
  • Tăng sinh tế bào da, tế bào da phát triển nhanh hơn bình thường, gây ra sự tích tụ của các tế bào da dư thừa, dẫn đến sự hình thành các vết đốm đỏ và vảy.
benh-vay-nen-6
Bệnh vảy nến không có nguy cơ lây nhiễm

Nhưng cũng cần lưu ý rằng triệu chứng của bệnh vảy nến có thể thay đổi tùy thuộc vào từng người. Một số người có thể có biểu hiện nhẹ, trong khi người khác có thể gặp phải các triệu chứng nặng hơn.

>>> Tìm hiểu về bệnh vảy nến và hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến

3.2. Các thể thường gặp của bệnh vảy nến

Có nhiều dạng khác nhau của bệnh vảy nến, mỗi loại có đặc điểm riêng. Dưới đây là một số thể thường gặp của bệnh vảy nến:

– Vảy nến thể mảng: Vảy nến thể mảng là loại phổ biến nhất, chiếm 80 – 90%. Được nhận diện bởi các đốm đỏ phủ lớp vảy dày, màu bạc-trắng. Thường xuất hiện trên khuỷu tay, khuỷu chân, đầu, lưng và bên trong đầu gối.

benh-vay-nen-7
Vảy nến thể mảng xuất hiện ở khuỷa tay

– Vảy máng thể giọt: Thường bắt đầu ở tuổi vị thành niên. Có hình dạng các đốm nhỏ màu đỏ hình giọt trên da. Xuất hiện sau khi bị viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn.

– Thể mủ: Thể mủ hay dạng kén thường hiếm gặp và có tính chất nghiêm trọng hơn. Có mụn mủ trắng trên da, thường đi kèm với sốt và mệt mỏi.

benh-vay-nen-2
Vảy nến dạng thể mủ

– Vảy nến thể da đầu: Vảy nến thể da đầu có hình dạng và biểu hiện lâm sàng với nấm da đầu.

benh-vay-nen-5
Vẩy nến thể da đầu

– Thể đỏ da toàn thân: Loại hiếm gặp, nhưng nghiêm trọng nhất. Da toàn bộ trở nên đỏ mực và bong nhiễm. Ảnh hưởng trên diện tích rộng (90% da), gây ra sự tổn thương gần như toàn cơ thể.

– Thể móng: Có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh vảy nến. Chiếm khoảng 5%, có thể xuất hiện đầu tiên trước các thể khác. Ban đầu đốm màu vàng xuất hiện rải rác trên móng tay và chân. Sau đó thường có sự tách biệt lớp sừng móng ra khỏi đầu ngón và các móng thường giòn và phá vỡ dễ dàng.

benh-vay-nen-8
Vảy nến thể móng tay

– Thể đảo ngược: Gây cảm giác rất khó chịu nhưng không gây bong tróc. Vảy nến thể này thường xuất hiện ở các khu vực “đảo ngược” so với các triệu chứng vảy nến thông thường. Thường xuất hiện ở các khu vực có gấp như dưới cánh tay, bên trong đùi, dưới vú, và bên trong bàn chân.

Mỗi thể của bệnh vảy nến có các đặc điểm lâm sàng riêng và đòi hỏi các phương pháp điều trị khác nhau. Việc chẩn đoán và điều trị nên được thực hiện bởi bác sĩ da liễu chuyên môn.

3.3. Biến chứng của bệnh vảy nến

Vảy nến không chỉ có tác hại đến da mà còn gây ra các biến chứng liên quan đến khớp như viêm khớp gây đau và cứng các khớp. Ngoài ra, mắc vảy nến còn có nguy cơ cao mắc các bệnh khác như:

– Tiểu đường.

– Rối loạn lipid máu (tên dân gian là tăng mỡ máu).

– Đột quỵ.

– Đau thắt ngực.

– Các bệnh tự miễn dịch khác: bệnh celiac, xơ cứng và viêm ruột( bệnh Crohn).

– Các bệnh về mắt như viêm kết mạc, viêm bờ mi và viêm màng bồ đào.

– Ảnh hưởng lớn đến tâm lý.

4. Các phương pháp điều trị vảy nến hiệu quả

4.1. Mục tiêu điều trị bênh vảy nến

Mục tiêu của điều trị bệnh vảy nến:

  • Làm giảm tối đa hoặc hết hoàn toàn các tổn thương
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống
  • Kiểm soát tình trạng bệnh lâu dài
  • Đảm bảo an toàn, tránh gặp phải các tác dụng phụ của thuốc
  • Tiện lợi cho bệnh nhân, dễ chấp nhận phương pháp điều trị
benh-vay-nen-11
Điều trị vảy nến bằng công nghệ cao

>>> Bệnh vảy nến và những biến chứng khôn lường

4.2. Các phương pháp điều trị vảy nến hiệu quả

Điều trị bệnh vảy nến là quá trình lâu dài và cần có phác đồ điều trị cá nhân hóa. Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị chính:

  • Thuốc uống, thuốc bôi

Đây là phương pháp cổ điển, điều trị kết hợp thuốc uống và thuốc bôi.

  • Chế phần sinh học
  • Công nghệ cao

Ứng dụng công nghệ cao đang là giải pháp hàng đầu cho các bệnh lý về da nói chung và bệnh vảy nến nói riêng. Việc điều trị vảy nến bằng công nghệ cao hỗ trợ tối đa hiệu quả. Các loại công nghệ cao hay còn gọi là công nghệ quang trị liệu được ứng dụng hiện nay:

– Chiếu: NB-UVB dải hẹp

– Chiếu P-UVA

– Laser He-Ne

– Laser vi điểm: tăng khả năng dẫn thuốc

benh-vay-nen-11
Hiệu quả điều trị vảy nến tại Phòng khám chuyên khoa da liễu Maia&Maia bằng phương pháp đa trị liệu

5. Địa chỉ chữa dứt điểm bệnh vảy nến

Để điều trị vảy nến hiệu quả và có chuyển biến tốt. Bạn cần tìm phòng khám uy tín để thăm khám và điều trị. Bạn sẽ được chuẩn đoán chính xác mình có thật sự mắc vảy nến hay không. Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia là một trong những phòng khám có quy mô lớn nhất tại Hà Nội, được Sở Y tế Hà Nội cấp giấy phép hoạt động và có danh mục kỹ thuật rõ ràng. Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi cơ sở y tế này được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn đến khám khi có dấu hiệu nghi ngờ bị vảy nến.

tay not ruoi o ha noi 12
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia – địa chỉ tin cậy điều trị vảy nến

Phòng khám đảm bảo đáp ứng các điều kiện vô trùng được trang bị đầy đủ máy móc và dụng cụ y tế phục vụ cho công tác chẩn đoán và điều trị bệnh được chính xác, hiệu quả. Ngoài vảy nến, phòng khám còn tiếp nhận điều trị nhiều vấn đề về da khác như mụn trứng cá, viêm da cơ địa, dị ứng, nổi mề đay mẩn ngứa, á sừng, eczema… Địa chỉ phòng khám: Số 21 Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, Q. Đống Đa, Hà Nội.

Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *