Mụn trong tai nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng ngừa

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
mụn trong tai

Mụn trong tai gây ra nhiều khó chịu bởi vừa đau nhức, việc quan sát và xử lý cũng gặp nhiều khó khăn. Vậy mụn trong tai có nguy hiểm không? Xử lý như thế nào? Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

I. Nguyên nhân mụn mọc trong lỗ tai

Mọc mụn trong tai thường có cảm giác đau nhức, sưng tấy, có dạng cục cứng khi sờ sẽ rất dễ nhận thấy. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động khác nhau gây nên như:

  • Do vi khuẩn: Tai bị trầy xước, nhiễm nấm và vi khuẩn rất dễ hình thành mụn.
  • Vệ sinh sai cách: Do vấn đề vệ sinh khiến tế bào chết, bụi bẩn và bã nhờn tích tụ trong lỗ chân lông, vi khuẩn xâm nhập dẫn đến bên trong và sau tai bị mụn.
  • Nội tiết tố thay đổi: Nội tiết cơ thể thay đổi trong giai đoạn dậy thì, mang thai hay trong chu kỳ kinh sẽ khiến mụn mọc bên trong tai gây đau nhức.
  • Bệnh lý nhiễm trùng tai: Ống tai bị viêm nhiễm, nhiễm trùng khiến mọc mụn làm đau nhức.
  • Xỏ lỗ tai gây viêm nhiễm: Xỏ khuyên tai bị sưng đau, nhiễm trùng sẽ mọc mụn gây sưng viêm và chảy nước dịch với cảm giác đau dữ dội.
  • Yếu tố bên ngoài: Đeo tai nghe bẩn, dị ứng mỹ phẩm, dùng dụng cụ ngoáy tai chưa sát khuẩn, nước vào trong tai, đội mũ bảo hiểm,… đều là các nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng mụn xuất hiện trong tai

mụn trứng cá trong tai

II. Mọc mụn trong tai có nguy hiểm không?

Nếu nốt mụn nhỏ không xuất hiện mủ hay mọc lan ra những vị trí lân cận sẽ không phải vấn đề quá nguy hiểm. Còn nếu trường hợp nốt mụn trong tai sưng to và có dấu hiện viêm nhiễm sưng đau, việc xử lý không đúng cách sẽ gây nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng, u nang bên trong tai hay gây kích ứng da, hình thành sẹo xấu khu vực này. 

LIỆU TRÌNH TRỊ MỤN DỨT ĐIỂM, AN TOÀN CHUẨN Y KHOA – TƯ VẤN NGAY

III. Có nên tự nặn mụn trong tai không?

Khi có mụn trong tai không nên tự ý nặn mụn. Việc xử lý mụn không đúng cách khiến vi khuẩn xâm nhập gây lây lan, sưng viêm và thậm chí nhiễm trùng da. Ngoài ra nguy cơ gây sẹo sẽ tăng lên và rất khó điều trị.

Nếu thấy tình trạng mụn bên trong tai không thuyên giảm mà ngày càng sưng viêm nghiêm trọng hơn thì cần đến thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp can thiệp điều trị dứt điểm. 

thăm khám mụn trong tai

IV. Cách xử lý mụn trong lỗ tai an toàn

Dưới đây là gợi ý các cách giúp khắc phục mụn trong tai để mọi người tham khảo:

1, Chườm ấm

Chườm ấm bằng gạc giúp làm mềm nốt mụn đang bị sưng viêm. Nhân mụn chứa mủ sẽ mềm ra và đẩy lên trên bề mặt, mụn vỡ và nhân mụn thoát ra bên ngoài. Cách thực hiện phương pháp chườm ấm xử lý mụn ở tai được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Làm nóng băng gạc hoặc dùng miếng giữ nhiệt áp lên vùng mụn
  • Bước 2: Massage nhẹ nhàng, khi thấy nhân mụn vỡ dùng bông đã thấm cồn lau sạch mủ

Lưu ý, cần đảm bảo những dụng cụ để chườm ấm phải sạch và khô ráo để tránh viêm nhiễm và lây lan mụn sang những khu vực khác. 

2, Dùng thuốc

Mụn trong tai nếu tái lại nhiều lần và xuất hiện thường xuyên khó điều trị dứt điểm thì mọi người nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám. Với tình trạng nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc để giúp loại bỏ mụn nhanh chóng như:

  • Thuốc i: Chứa các thành phần như benzoyl peroxide, acid salicylic hoặc kháng sinh để giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn và làm khô mụn
  • Thuốc uống: Thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không chứa steroid sẽ được áp dụng nếu gặp phải tình trạng là mụn trứng cá nặng gây sưng đau nhiều

Lưu ý khi sử dụng thuốc:

  • Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ: Không tự ý tăng liều, giảm liều hoặc ngưng thuốc giữa chừng.
  • Tránh tự ý dùng thuốc: Việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Vệ sinh tai sạch sẽ: Trước và sau khi dùng thuốc, cần vệ sinh tai sạch sẽ bằng bông ngoáy tai chuyên dụng hoặc dung dịch vệ sinh tai.
  • Thông báo với bác sĩ về các tác dụng phụ: Nếu gặp bất kỳ phản ứng bất thường nào cần ngưng sử dụng ngay lập tức và thông báo cho bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời.

thuốc benzoyl peroxide trị mụn

V. Phòng ngừa mụn nhọt xuất hiện ở lỗ tai

  • Vệ sinh đúng cách: Làm sạch tai với nước sạch hoặc nước muối sinh lý thường xuyên để loại bỏ các tế bào chết, bã nhờn và bụi bẩn ở cả bên trong và bên ngoài tai.
  • Không để dị vật lọt trong tai: Bụi bẩn và dị vật khi lọt vào trong tai sẽ dễ gây nhiễm trùng, nổi mụn sưng đau.
  • Vệ sinh các vật dụng tiếp xúc với tai: Khuyên tai hay tai nghe nên được vệ sinh sạch sẽ, hạn chế tối đa việc đeo tai nghe nếu không thực sự cần.
  • Sử dụng nguồn nước sạch: Không tắm hay đi bơi ở khu vực nước bẩn, có nhiều vi khuẩn để tránh vi khuẩn xâm nhập gây mụn.
  • Đảm bảo tai luôn thông thoáng: Hạn chế việc bịt kín tai với các loại mũ che nắng, mũ bảo hiểm, mũ trùm đầu gây nóng bí và mọc mụn trong tai.

VI. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Mụn trong tai không nên coi thường và cần xử lý kịp thời, thăm khám với bác sĩ trong trường hợp cần thiết để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Mụn xuất hiện nhiều lần, tái đi tái lại dai dẳng và không điều trị được dứt điểm.
  • Có cảm giác sưng đau nhiều và dữ đội ở phía trong tai
  • Mụn sưng đau kèm triệu chứng sốt, buồn nôn, người khó chịu…

gặp bác sĩ

Nhiều trường hợp mụn trong tai sẽ tự biến mất mà không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu gặp tình trạng mụn kéo dài dai dẳng không khỏi, mọi người nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để nhận được tư vấn điều trị mụn an toàn, hiệu quả ngay hôm nay.

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *