fbpx

Viêm nang lông là bệnh gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
Viêm nang lông là bệnh gì

Viêm nang lông là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người khi mắc phải chứng bệnh này. Viêm nang lông là một bệnh lý ngoài da có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào. Dù không quá nguy hiểm nhưng nó gây ra những bất tiện trong cuộc sống hằng ngày. Hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này trong bài viết dưới đây cùng dalieuhanoi.vn nhé!

Viêm nang lông là bệnh gì?

Lỗ chân lông xuất hiện ở mọi nơi trên làn da. Nó đóng vai trò thiết yếu giúp cơ thể bài tiết mồ hôi, loại bỏ các chất cặn bã trong cơ thể ra ngoài. Tuy nhiên, nếu có tác động nào đó khiến lỗ chân lông bị bít tắc thì bụi bẩn, chất nhờn sẽ bị giữ lại trong lỗ chân lông. Cũng chính vì vậy, vi khuẩn sẽ có môi trường lý tưởng để phát triển khiến nang lông bị viêm nhiễm.

Viêm lỗ chân lông là tên gọi khác của bệnh viêm nang lông. Tên khoa học là Folliculitis. Các vùng da trên cơ thể dễ bị viêm nang lông như: mặt, tay, mông, lưng, chân,… Các triệu chứng của viêm nang lông thường khiến nhầm lẫn sang mụn trứng cá, mụn sần bình thường. Vì vậy, người bệnh thường lơ là, không điều trị đúng cách. Điều này vô tình khiến bệnh nghiêm trọng hơn và lây lan sang các vùng da khác trên cơ thể.

Viêm nang lông là bệnh gì
Bã nhờn bị tắc nghẽn gây viêm nang lông

Bệnh viêm nang lông được chia thành 2 dạng chính dựa trên nguyên nhân và mức độ tổn thương:

Viêm nang lông nông: chủ yếu do nấm Pityrosporum, vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra. Dạng viêm này chủ yếu ảnh hưởng đến bề mặt nang lông.

Viêm nang lông sâu: Dạng viêm này nặng hơn rất nhiều và tác động đến toàn bộ nang. Nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn gram âm, tăng bạch cầu ái toan,…

Bệnh phát triển theo 2 cấp độ gồm cấp tính và mãn tính. Trong đó, giai đoạn cấp tính sẽ xảy ra trong thời gian ngắn, nếu không được điều trị kịp thời sẽ phát triển thành mãn tính và khó điều trị.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm nang lông

Theo các bác sĩ da liễu, nguyên nhân gây bệnh viêm nang lông rất đa dạng. Trong đó có nhiều nguyên nhân rất quen thuộc từ thói quen hằng ngày mà vô tình chúng ta không biết.

Dưới đây là một vài nguyên nhân gây ra viêm nang lông:

  • Nhiễm virus, nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng
  • Staphylococcus aureus hay còn gọi là tụ cầu vàng
  • Nấm Microsporum (nấm sợi)
  • Nấm Malassezia
  • Virus Molluscum contagiosum
  • Vi khuẩn gram âm
  • Nấm Candida albicans
  • Virus herpes
  • Ký sinh trùng Demodex
  • Vi khuẩn Pseudomonas
  • Tiếp xúc thường xuyên với môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm
  • Tăng bạch cầu ái toan
  • Nhổ, tẩy, cạo lông sai cách
  • Sử dụng quần áo không thấm hút mồ hôi, bó sát
  • Sử dụng các sản phẩm chứa thành phần, hóa chất gây kích ứng.
  • Lạm dụng các loại thuốc chứa corticoid trong thời gian dài
  • Vệ sinh không sạch sẽ
  • Tắm bồn nước nóng thường xuyên

Bạn có thể đọc thêm bài viết: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến viêm nang lông là gì?

Biểu hiện của viêm nang lông

Triệu chứng của viêm nang lông sẽ khác nhau tùy theo từng nguyên nhân và vùng da bị bệnh. Tuy vậy, các dạng bệnh viêm nang lông đều có chung các biểu hiện dưới đây:

  • Da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. Trong các nang lông xuất hiện mụn mủ, mụn bọc.
  • Xung quanh nang viêm da có màu đỏ tươi.
Viêm nang lông là bệnh gì
Biểu hiện của viêm nang lông
  • Mụn mủ sau khi vỡ sẽ đóng vảy và bong tróc.
  • Cảm giác đau rát, ngứa dữ dội trên da.
  • Mụn dễ để lại sẹo trên da sau khi lành.

Điều trị bệnh viêm nang lông

Như đã nói ở trên, viêm nang lông là một bệnh ngoài da không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nó có thể tự hồi phục và khỏi hẳn sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu bệnh phát triển sang giai đoạn nặng và khiến người bệnh cảm thấy khó chịu thì việc gặp bác sĩ chuyên khoa là điều cần thiết.

Bác sĩ sẽ lên phác đồ giúp làm giảm các triệu chứng. Bên cạnh đó, các biến chứng cũng được ngăn ngừa như áp xe, nhiễm trùng, u nhọt,…

Với mỗi tình trạng cụ thể, tùy mức độ nặng hay nhẹ và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị và loại thuốc phù hợp.

1. Điều trị viêm nang lông bằng thuốc Tây

Điều trị viêm nang lông bằng thuốc Tây được đông đảo người bệnh áp dụng vì tính hiệu quả của nó. Thuốc Tây có khả năng giảm viêm đỏ, sát trùng, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, virus và nấm,… Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với từng nguyên nhân và mức độ tổn thương của bệnh.

2. Điều trị viêm nang lông bằng các thủ thuật xâm lấn

Khi da xuất hiện các vết loét, mưng mủ,… viêm nang lông tiến triển sang giai đoạn nặng hơn, nghiêm trọng hơn, các kỹ thuật xâm lấn và can thiệp ngoại khoa sẽ được bác sĩ chỉ định.

Làm tiểu phẫu

Khi các nang lông tích tụ quá nhiều dịch mủ thì việc thực hiện tiểu phẫu là điều cần thiết. Phương pháp này giúp loại bỏ dịch ra ngoài, cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm và ổ áp xe phát triển dưới da.

Điều trị viêm nang lông bằng tia laser

Hiện nay, điều trị viêm nang lông bằng tia laser là phương pháp tiên tiến được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam và phổ biến trên toàn thế giới. Phương pháp này sử dụng tia laser với nguồn ánh sáng vật lý chiếu trực tiếp vào vùng da bị viêm. Nó làm giảm thiểu các triệu chứng mẩn đỏ, nổi mụn và ngứa do vi khuẩn dưới da bị tiêu diệt.

Viêm nang lông
Điều trị viêm nang lông bằng laser

Ngoài các biện pháp phổ biến kể trên, y học hiện đại còn ghi nhận nhiều thủ thuật khác có khả năng điều trị viêm nang lông, như: triệt lông bằng laser, quang trị liệu,…

Hiện nay, tại phòng khám da liễu Maia&Maia đang áp dụng phương pháp điều trị viêm nang lông tiên tiến nhất. Bệnh nhân sẽ được trực tiếp bác sĩ đầu ngành thăm khám và lên phác đồ điều trị phù hợp. Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và sử dụng các thủ thuật xâm lấn phù hợp giúp cải thiện tình trạng bệnh một cách an toàn và hiệu quả.

Trên đây là những thông tin giải đáp viêm nang lông là bệnh gì. Hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về căn bệnh này và có phương pháp điều trị phù hợp.

Những bài viết được nhiều người quan tâm

Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *