Viêm da cơ địa là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
Viêm da cơ địa là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa có thể gặp ở mọi độ tuổi, trong đó trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Bệnh thường xuất hiện những triệu chứng đặc trưng là ngứa, phát ban đỏ ở vùng má, quanh mắt và da đầu. Viêm da cơ địa nếu để kéo dài dai dẳng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đe doạ sức khoẻ và thẩm mỹ của người mắc bệnh. Tìm hiểu chi tiết bệnh lý này qua bài viết dưới đây của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia.

I. Tổng quan về viêm da cơ địa

1. Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis-ADhay) còn gọi là chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa besnier, linken đơn dạng mạn tính. Là một chứng viêm da mạn tính với biểu hiện là sự xuất hiện của các mảng da viêm đỏ, bong vảy, ngứa dữ dội, trường hợp nặng da viêm đỏ và rò rỉ dịch. Trẻ em là đối tượng dễ mắc viêm da cơ địa nhất, chiếm tới 35%.

Ở các nước đang phát triển, có tới hơn 15% dân số mắc viêm da cơ địa. Khu vực Đông Nam Á, châu Phi, Mỹ latinh có tỷ lệ mắc viêm da cơ địa đến 24,6%.

Viêm da cơ địa là bệnh lý viêm da mạn tính
Viêm da cơ địa là bệnh lý viêm da mạn tính

2. Diễn biến bệnh theo từng giai đoạn

Chàm thể tạng thường diễn biến qua 3 giai đoạn với những biểu hiện cụ thể như sau:

Cấp tính

  • Vị trí bị viêm da cơ địa có màu đỏ, ranh giới không rõ, nổi sẩn và đám sẩn tiết dịch, không có vảy da
  • Da bị phù nề, chảy dịch và đóng vảy tiết
  • Gãi ngứa dẫn đến hình thành vết xước trên da, trường hợp bị bội nhiễm vi khuẩn (trực khuẩn mủ xanh hoặc vi khuẩn tụ cầu vàng) sẽ hình thành mụn mủ và vảy tiết

Với trẻ nhỏ, bệnh thường biểu hiện triệu chứng ở hai má, trán và sau đó lan ra toàn mặt, xung quanh miệng là vị trí ít chịu tổn thương nhất. Dấu hiệu ban đầu là da khô, ngứa lặp lại nhiều lần. Đồng thời nổi ban đỏ, phù nhẹ, mẩn ngứa, mụn nước. Sau đó là loét da, chảy dịch, kết vảy, một số trường hợp chảy máu do gãi nhiều.

Bán cấp: Triệu chứng biểu hiện nhẹ hơn, da không bị phù nề, không tiết dịch.

Mãn tính: Da dày và thâm, tổn thương biểu hiện rõ, liken hoá, các vết nứt gây đau. Trẻ khó chịu, quấy khóc nhiều, ăn ngủ kém. Đây là hệ quả của việc gãi ngứa nhiều. Giai đoạn này, tổn thương thường xuất hiện ở vị trí các nếp gấp lớn, lòng bàn tay chân, ngón tay, ngón chân, cổ tay, cẳng chân.

3. Hình ảnh bệnh viêm da cơ địa

Quan sát một số hình ảnh viêm da cơ địa thực tế sẽ giúp bạn nhận diện bệnh lý chính xác và dễ dàng hơn.

Chàm thể tạng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể điền hình là tay
Chàm thể tạng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể điền hình là tay
Mặt cũng là vị trí xuất hiện phổ biến khi bị chàm thể tạng
Mặt cũng là vị trí xuất hiện phổ biến khi bị chàm thể tạng
Da khô và bong tróc, tổn thương biểu hiện rõ
Da khô và bong tróc, tổn thương biểu hiện rõ

II. Các dấu hiệu của viêm da cơ địa

Triệu chứng điển hình của viêm da cơ địa là viêm đỏ, tróc vảy, chảy dịch, dày sừng, nứt nẻ, ngứa râm ran, nặng hơn có thể gặp ngứa dữ dội. Ở từng độ tuổi và giai đoạn bệnh, triệu chứng viêm da cơ địa có những biểu hiện khác nhau.

1. Triệu chứng ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa hay còn gọi là chàm sữa hay lác sữa với những triệu chứng thường gặp sau:

  • Da khô, ngứa và đóng vảy
  • Phát ban ở má và da đầu
  • Phát ban gây mụn nước và chảy dịch trong suốt
  • Khó ngủ hay quấy khóc
  • Da nhiễm trùng do gãi nhiều

2. Triệu chứng ở trẻ em

Triệu chứng ở trẻ em bao gồm:

  • Phát ban ở các vị trí nếp gấp ở khuỷu tay, đầu gối hoặc cả hai, phát ban trên mặt, đặc biệt là xung quanh mắt
  • Các mảng da bị phát ban hình thành vảy
  • Đốm da sáng hoặc tối màu hơn
  • Da dày và cứng
  • Da khô đóng vảy

3. Triệu chứng ở người lớn

Người lớn bị viêm da, da thường có xu hướng khô và đóng vảy. Kết quả cuộc khảo sát do Hiệp Hội Eczema Canada công bố, 71% những người bị viêm da cơ địa mức độ trung bình hoặc nặng nhận định mức độ ngứa của họ là 7/10, thậm chí cao hơn.

Ngoài ra, theo Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ, vị trí viêm da cơ địa ở người lớn có nhiều điểm khác so với trẻ em. Một số khu vực bị ảnh hưởng thường là:

  • Phát ban ở các nếp gấp khuỷu tay, đầu gối hoặc cả hai
  • Phát ban trên mặt, sau gáy
  • Ở người lớn, phát ban có triệu chứng biểu hiện nhiều hơn ở vùng xung quanh mắt

Đặc biệt người lớn bị viêm da cơ địa khi còn nhỏ thường có các mảng da bị đổi màu hoặc sần sùi, dễ bị kích ứng hơn. Một số người viêm da ở thời thơ ấu có thể không xuất hiện triệu chứng trong nhiều năm cho đến khi bệnh tái phát lúc đã trưởng thành.

Ở người lớn, viêm da cơ địa là dạng phát ban ở mọi vị trí, thường gặp nhất là ở mặt
Ở người lớn, viêm da cơ địa là dạng phát ban ở mọi vị trí, thường gặp nhất là ở mặt

III. Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa

Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm da cơ địa vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên một số yếu tố nguy cơ mắc viêm da cơ địa:

1. Di truyền

80% các trường hợp viêm da cơ địa được thống kê có liên quan đến gen di truyền. Theo đó, trong gia đình nếu có bố hoặc mẹ có tiền sử mắc bệnh dị ứng (viêm xoang, viêm mũi dị ứng, hen suyễn…) thì khả năng bị viêm da cơ địa cao hơn.

2. Yếu tố môi trường

Bên cạnh yếu tố môi trường, nguyên nhân gây viêm da cơ địa có thể đến từ môi trường và lối sống:

  • Tắm nước nóng quá lâu
  • Gãi nhiều dẫn đến xây sát da
  • Bài tiết mồ hôi quá mức
  • Thời tiết hanh khô
  • Xà phòng, chất tẩy rửa
  • Bụi từ đồ len hay vải tổng hợp
  • Tiếp xúc với chất gây dị ứng từ phấn hoa, lông cừu
  • Vận động với cường độ cao, lao động quá sức
  • Ăn một số thực phẩm dễ gây dị ứng như sữa, đậu nành, lúa mì…

3. Phản ứng dị ứng

Khi bạn bị viêm da cơ địa, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng thái quá với các chất kích thích hay chất gây dị ứng từ môi trường. Nếu bạn tiếp xúc với các tác nhân đó, hệ thống miễn dịch sẽ cho rằng đó là những kẻ “xâm lược” từ bên ngoài như vi khuẩn, virus, có thể gây hại cho cơ thể. Kết quả, các tác nhân sẽ kích hoạt hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể, dẫn đến tạo ra tình trạng viêm. Và viêm gây ra các triệu chứng của bệnh chàm thể tạng.

4. Thay đổi nội tiết tố

Nội tiết tố ở người lớn bị rối loạn cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý viêm da cơ địa.

5. Căng thẳng (Stress)

Tâm lý căng thẳng, stress có mối liên quan mật thiết với bệnh viêm da cơ địa. Triệu chứng của bệnh càng trở nên trầm trọng hơn khi người mắc bệnh cảm thấy lo lắng, căng thẳng quá mức, thậm chí trầm cảm. Ngược lại có không ít các trường hợp trở nên căng thẳng khi biết mình mắc bệnh viêm da cơ địa, khiến bệnh càng thêm trầm trọng.

Căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm da cơ địa
Căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm da cơ địa

IV. Biến chứng thường gặp của bệnh viêm da cơ địa 

Bệnh Eczema nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể gây ra các biến chứng sau:

  • Bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô: Nhiều trường hợp viêm da cơ địa tiến triển thành bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô. Đặc biệt, 2 căn bệnh này cũng trở thành yếu tố tăng nguy cơ dẫn đến viêm da cơ địa/eczema
  • Dị ứng thực phẩm: Biểu hiện điển hình là phát ban (mề đay)
  • Ngứa da mãn tính, bong vảy: Hành động gãi khi bị viêm da cơ địa không giúp giảm đau mà còn khiến cho tình trạng ngứa trở nên trầm trọng hơn vì nó kích hoạt các sợi thần kinh trên da. Lâu dần, người bị bệnh sẽ gãi theo thói quen. Kéo dài tình trạng có thể gây bệnh ngứa da mãn tính, da dày và sần sùi
  • Mảng da sẫm màu hoặc sáng hơn các vùng da xung quanh: Biến chứng xuất hiện sau khi nốt phát ban lành, hay còn gọi là tăng/giảm sắc tố sau viêm. Chúng đặc biệt phổ biến ở người có làn da nâu hoặc đen. Có thể cần đến vài tháng sự khác biệt về màu sắc này mới được cải thiện
  • Nhiễm trùng da: Gãi nhiều có thể làm rách da, dẫn tới vết loét, nứt hở. Từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn, virus gây ra. Nhiễm trùng da có nguy cơ lây lan và đe doạ tính mạng
  • Viêm da tay kích thích: Bệnh tác động động nghiêm trọng đến những người có bàn tay thường xuyên phải tiếp xúc với nước, xà phòng, chất tẩy rửa, chất khử trùng mạnh thường xuyên
  • Viêm da tiếp xúc, dị ứng: Đây là tình trạng phát ban ngứa do viêm da cơ địa khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Màu sắc ban có sự thay đổi phụ thuộc vào màu da của người mắc bệnh
  • Mất ngủ: Viêm da cơ địa gây ngứa và tình trạng đó có thể cản trở giấc ngủ.
  • Sức khoẻ tâm lý: Eczema có thể gây trầm cảm, lo lắng, khiến tình trạng ngứa diễn ra liên tục, ngủ không ngon giấc. 

HẠN CHẾ BIẾN CHỨNG XẢY RA, ĐĂNG KÝ TƯ VẤN 1-1 CÙNG BÁC SĨ CHUYÊN KHOA

V. Viêm da cơ địa có nguy hiểm và lây lan không?

1. Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Đối với những trường hợp viêm da cơ địa thể nhẹ thì có ít nguy cơ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Tuy nhiên bạn cũng đừng chủ quan. Khi bệnh mới khởi phát, chúng sẽ gây ra những cơn ngứa khó chịu, do đó bệnh nhân thường có phản ứng gãi ngứa nhiều, gãi mạnh dẫn tới xây xước da. Cộng với vệ sinh cá nhân kém có thể gây tình trạng nhiễm trùng da.

Không những thế da có thể bị lở loét do các chủng vi sinh vật cư trú trên da hoặc do vi khuẩn ngoại lai. Đến khi tổn thương lành lại, có nguy cơ để lại sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người mắc bệnh. Hơn nữa, một số trường hợp bội nhiễm với các biểu hiện nghiêm trọng như sốt, cơ thể mệt mỏi, thậm chí tổn thương nội tạng. Nếu không xử lý kịp thời, người bệnh có thể gặp nguy hiểm.

Với những trường hợp điều trị không đúng phương pháp, lạm dụng thuốc khiến bệnh kéo dài trong nhiều năm… có nguy cơ dẫn tới tình trạng đỏ da toàn thân. Đi kèm đó người bệnh có thể gặp những triệu chứng khác như sốt, rét run người và ngứa da liên tục…

Nếu viêm da cơ địa xảy ra ở vùng quanh mắt có thể dẫn tới thâm mắt do người bệnh thường xuyên gãi ngứa. Ngoài ra, thói quen gãi da vùng mắt cũng có thể gây ra những vết xước, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Hậu quả, người bệnh gặp phải một số vấn đề như chảy nước mắt liên tục, viêm kết mạc và viêm mí mắt.

Viêm da cơ địa không điều trị sớm có thể gây các biến chứng nguy hiểm, người mệt mỏi, sốt
Viêm da cơ địa không điều trị sớm có thể gây các biến chứng nguy hiểm, người mệt mỏi, sốt

2. Viêm da cơ địa có lây lan không? 

Viêm da cơ địa không lây lan, do đó khi tiếp xúc trực tiếp với chất dịch từ mụn nước hoặc dịch tiết, máu từ tổn thương do gãi hoặc trầy xước trên da của người bệnh cũng không làm tăng nguy cơ mắc viêm da cơ địa. Thế nhưng thực tế viêm da cơ địa lại có tính di truyền. Những người có tiền sử gia đình bố mẹ, ông bà mắc viêm da cơ địa thì khả năng cao cũng sẽ mắc bệnh.

VI. Chẩn đoán người mắc bệnh viêm da cơ địa

Để chẩn đoán viêm da cơ địa, bác sĩ có thể căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng biểu hiện trên da và tiền sử gia đình. Cụ thể:

  • Ngứa ở vùng bị viêm
  • Viêm da mãn tính đã tái phát nhiều lần
  • Hình thái và vị trí tổn thương điển hình: ở trẻ nhỏ, chàm sữa khu trú ở mặt, vùng duỗi; đối với trẻ lớn và người trưởng thành, da dày sừng và liken ở vùng nếp gấp
  • Tiền sử bản thân hoặc gia đình từng mắc viêm da cơ địa dị ứng, hen suyễn hay viêm mũi dị ứng
  • Một số triệu chứng lâm sàng khác: Khô da, viêm môi, viêm kết mạc ở mắt và tái phát nhiều lần, màu sắc trên mặt đỏ hoặc tái, bị dị ứng thức ăn, chàm xuất hiện ở lòng hoặc mu bàn tay, igE tăng, phản ứng tức thì thì tuýp 1 dương tính, vẩy trắng…

VII Cách điều trị bệnh viêm da cơ địa

Dưới đây là một số cách điều trị khi bị viêm da cơ địa.

1. Điều trị tại nhà

Bạn có thể áp dụng một số cách điều trị viêm da cơ địa tại nhà để làm giảm các triệu chứng của bệnh như:

  • Tắm nước ấm: Có thể pha thêm một ít baking soda hoặc yến mạch xay nhỏ vào nước ấm, ngâm mình khoảng 10 – 15 phút rồi lau khô cơ thể, sử dụng kem dưỡng ẩm ngay sau đó
  • Không gãi ngứa ở khu vực bị viêm da: Dùng đầu ngón tay ấn nhẹ vào vùng bị ngứa để làm dịu cảm giác khó chịu
  • Sử dụng băng cá nhân: Băng khu vực bị ngứa giúp bảo vệ da, hạn chế việc gãi làm tổn thương da
  • Sử dụng xà phòng dịu nhẹ: Xà phòng không mùi và không hoá chất tẩy rửa mạnh sẽ tránh làm cho da bị kích ứng. Sau khi sử dụng xà phòng, nên rửa lại thật sạch với nước
  • Dùng máy tạo độ ẩm: Môi trường và nhiệt độ nóng ẩm là nguyên nhân khiến vùng da bị ngứa và bong tróc nặng hơn. Vì thế cần sử dụng máy tạo độ ẩm kết hợp điều hoà không khí trong nhà mát mẻ và đủ ấm hơn
  • Mặc quần áo thoải mái: Yếu tố quan trọng trong điều trị viêm da cơ địa đó chính là giảm kích ứng cho da bằng việc mặc các trang phục rộng rãi, ưu tiên chất vải mềm, thấm hút mồ hôi. Tránh mặc trang phục quá chật và cứng
  • Tránh căng thẳng và lo lắng: Stress và rối loạn về mặt tâm lý có thể khiến chứng viêm da cơ địa nặng thêm. Chính vì thế cần cải thiện sức khỏe tâm lý để giảm bớt tình trạng ngứa da

2. Sử dụng thuốc

Điều trị viêm da cơ địa cần thực hiện sớm để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Hướng điều trị có thể bác sĩ chỉ định một số loại thuốc bao gồm thuốc uống, thuốc bôi hoặc tiêm nhằm giảm viêm và bớt ngứa.

  • Kem bôi giảm ngứa, giúp da mau lành: Kem bôi/thuốc dạng mỡ có chứa corticosteroid sẽ giúp giảm ngứa, kháng khuẩn. Thoa thuốc theo chỉ định của bác sĩ sau khi dưỡng ẩm. Lưu ý, nếu sử dụng quá mức loại kem này có thể gây ra những tác dụng phụ như làm mỏng da. Do đó cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định từ bác sĩ
  • Thuốc chống nhiễm trùng: Nếu da bị nhiễm khuẩn, vết thương hở hay nứt, bác sĩ sẽ kê đơn kem kháng sinh. Người bệnh cũng có thể phải uống kháng sinh trong thời gian ngắn để chữa nhiễm trùng
  • Thuốc uống: Đối với trường hợp nặng, thuốc corticosteroid sử dụng qua đường uống như Prednisone sẽ đạt hiệu quả điều trị cao hơn. Tuy nhiên nếu sử dụng lâu dài có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng
Thuốc uống được chỉ định trong điều trị chàm thể tạng
Thuốc uống được chỉ định trong điều trị chàm thể tạng

3. Phác đồ điều trị viêm da cơ địa bằng công nghệ

Với sự phát triển của nền y khoa hiện đại, viêm da cơ địa hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng công nghệ laser không xâm lấn, không đau, không sẹo. Và một trong những công nghệ hàng đầu được nhiều người mắc bệnh đánh giá cao về hiệu quả đó là Maitrix Laser độc quyền tại Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia.

Theo đó, công nghệ Maitrix Laser sử dụng laser CO2 Fractional với bước sóng 10600nm, đâm xuyên vào vùng viêm da, giúp tăng cường dẫn thuốc cũng như phục hồi hàng rào bảo vệ da, cải thiện nhanh các triệu chứng: viêm đỏ, ngứa da.

  • Laser này tạo ra các cột tổn thương vi điểm, xung quanh các vùng da lành, làm tăng khả năng tái tạo ở các cột tổn thương lên gấp nhiều lần so với công nghệ cũ
  • Không chảy máu, không đau, không cần nghỉ dưỡng, không tổn thương, không sẹo
Công nghệ Maitrix Laser được đánh giá cao về hiệu quả trong điều trị viêm da cơ địa
Công nghệ Maitrix Laser được đánh giá cao về hiệu quả trong điều trị viêm da cơ địa

VIII. Địa chỉ chữa viêm da cơ địa hiệu quả và uy tín

Viêm da cơ địa nếu không được chữa trị kịp thời và dứt điểm có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của làn da, đánh mất đi thẩm mỹ. Do đó, lựa chọn địa chỉ chữa viêm da cơ địa hiệu quả và uy tín đóng vai trò hết sức quan trọng.

Maia&Maia được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép hoạt động và được cấp Danh mục kỹ thuật điều trị viêm da cơ địa với công nghệ độc quyền Maitrix Laser đem lại hiệu quả cao. Phòng khám Maia&Maia quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, từng tu nghiệp tại các quốc gia có nền y tế phát triển hàng đầu thế giới như Pháp, Hoa Kỳ, Hàn Quốc…

Điều trị viêm da cơ địa tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia&Maia bạn sẽ được tư vấn, thăm khám 1:1 với bác sĩ, phác đồ điều trị cá nhân hoá. Cùng với đó là sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị hiện đại, ứng dụng khoa học trị liệu mới nhất, đảm bảo chữa dứt điểm viêm da, không tái phát.

ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM, TƯ VẤN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA HIỆU QUẢ

Maia&Maia- địa chỉ chữa viêm da cơ địa hiệu quả và uy tín
Maia&Maia- địa chỉ chữa viêm da cơ địa hiệu quả và uy tín

IX. Lưu ý cách phòng tránh viêm da cơ địa

Hiện nay, viêm da cơ địa chưa có vacxin phòng bệnh, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể phòng ngừa bệnh khởi phát bằng những cách sau:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ và thường xuyên đặc biệt sau khi chơi thể thao, vận động mạnh ra nhiều mồ hôi hoặc tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da sau khi tắm để tránh da khô nứt nẻ, viêm nhiễm
  • Hạn chế tắm nước nóng giúp phòng tránh kích thích da, gây viêm ngứa
  • Lựa chọn nước hoa, mỹ phẩm, xà phòng tắm gội dịu nhẹ, phù hợp với tình trạng da. Nên đọc kỹ thành phần tránh bị kích ứng
  • Hạn chế ăn hải sản, sử dụng thuốc lá, rượu bia… vì đây là nguyên nhân khiến da dị ứng, ngứa ngáy
  • Không tự ý sử dụng thuốc chống dị ứng, cần tuân thủ đơn kê toa của bác sĩ
Phòng tránh viêm da cơ địa bằng cách không hút thuốc lá
Phòng tránh viêm da cơ địa bằng cách không hút thuốc lá

Như vậy có thể thấy viêm da cơ địa tuy là bệnh lý lành tính nhưng không được chữa trị dứt điểm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Thực tế bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng công nghệ Maitrix Laser tại Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia. Đặt lịch thăm khám và điều trị ngay với bác sĩ chuyên khoa da liễu tuyến trung ương tại Maia&Maia để nhanh chóng thoát khỏi bệnh lý.

Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *