Tình trạng móng tay có đốm trắng ở trẻ rất phổ biến. Nhiều cha mẹ rất lo lắng khi bé có tình trạng này. Vậy nguyên nhân tình trạng móng tay có đốm trắng do đâu? Hướng xử lý như thế nào? Cùng tìm hiểu những vấn đề này qua bài viết sau đây của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia.
I. Tình trạng móng tay có đốm trắng ở trẻ em
Tình trạng móng tay có đốm trắng ở trẻ là khi móng tay bé xuất hiện những đường kẻ trắng, đốm trắng và móng tay rất giòn, dễ gãy. Móng tay có đốm trắng sẽ có nhiều dạng khác nhau như sau:
- Đốm trắng dạng dọc: Móng tay có những đường kẻ trắng dọc theo chiều móng tay. Dạng này thường sẽ ít gặp.
- Đốm trắng hình trứng: Móng tay nổi các đốm trắng li ti có hình quả trứng. Những đốm trắng này sẽ nổi khắp cả móng và rất phổ biến ở trẻ
- Đốm trắng vân kẻ: Các đốm trắng trên móng tay bé có dạng sọc ngang, sọc dọc.
II. Nguyên nhân khiến móng tay bé nổi đốm trắng
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng móng tay có đốm trắng ở trẻ. Việc xác định được nguyên nhân tình trạng này là rất cần thiết, để từ đó có hướng điều trị phù hợp. Những nguyên nhân chính khiến móng tay bé nổi đốm trắng đó là:
- Nhiễm nấm: Một số trẻ bị nấm móng khiến nổi đốm trắng ở móng tay. Biểu hiện đầu tiên sẽ là một vài chấm trắng nổi trên móng tay, sau đó móng tay sẽ dễ bong tróc và dày lên, giòn hơn
- Thiếu chất: Khi chế độ dinh dưỡng của bé không đảm bảo, thiếu vitamin và khoáng chất sẽ dễ thấy những đốm trắng nổi dọc theo móng tay. Thường tình trạng này sẽ do bé bị thiếu protein, kẽm và canxi.
- Chấn thương móng tay: Nếu tay bé va chạm và bị những tổn thương ở phần mềm, gốc móng sẽ dễ có những màng móng tạo thành những đốm trắng trên móng tay.
- Tác dụng phụ của thuốc: Nhiều loại thuốc khi sử dụng sẽ có tác dụng phụ gây ra đốm trắng trên móng tay trẻ. Bên cạnh đó khi móng tay bé nổi đốm trắng sẽ còn cảnh báo những nguy cơ bệnh lý như suy thận, xơ gan, chàm, vảy nến, viêm loét đại tràng,…
III. Cách chăm sóc và phòng ngừa nổi đốm trắng ở móng tay của trẻ
Để tránh việc móng tay bé bị nổi đốm trắng, cha mẹ nên chăm sóc sức khỏe cho bé đúng cách. Gợi ý cách chăm sóc, phòng ngừa tình trạng móng tay bé nổi đốm trắng hiệu quả như sau:
1. Thói quen chăm sóc móng tay
Cha mẹ lưu ý không nên cắt móng tay cho bé quá sâu, khi móng tay bé dài ra thì cắt đi phần móng có những đốm trắng. Bên cạnh đó cũng luôn vệ sinh móng tay cho bé sạch sẽ, tránh vi khuẩn xâm nhập gây hại cho móng tay và sức khỏe cơ thể của trẻ.
2. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ nhỏ nên có đủ dinh dưỡng với bữa ăn đa dạng. Những thực phẩm chứa nhiều protein, canxi, kali, natri, vitamin C sẽ giúp móng tay bé chắc khỏe, tránh việc móng giòn dễ gãy. Bởi vậy trong bữa ăn hàng ngày nên cho bé ăn nhiều những thực phẩm như trứng, sữa, thịt, cá, rau củ quả.
3. Dưỡng móng tay trẻ từ thiên nhiên
Những sản phẩm dưỡng giúp móng tay bé chắc khỏe hơn chứa thành phần vitamin E, chất giữ ẩm sẽ ngăn ngừa việc móng bé bị khô, nổi đốm trắng. Bởi vậy hàng ngày cha mẹ nên dùng kem dưỡng ẩm bôi thoa lên da và cả móng tay cho bé.
4. Theo dõi và điều trị nhiễm nấm
Nếu nghi ngờ tình trạng móng tay có đốm trắng ở trẻ là do nhiễm nấm thì mọi người nên đưa bé đến thăm khám với bác sĩ da liễu để chẩn đoán, có hướng điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị riêng, kê đơn thuốc trị nấm giúp bé thuyên giảm tình trạng bệnh nhanh chóng.
Nếu cha mẹ phát hiện tình trạng móng tay có đốm trắng ở trẻ thì không nên chủ quan mà cần theo dõi kỹ những bất thường trên móng tay bé. Nếu nghi ngờ tình trạng này là do các vấn đề bệnh lý liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032 845 1188 để nhận tư vấn thăm khám và điều trị với bác sĩ da liễu tuyến Trung Ương.



TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21&11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.