Dị ứng hải sản nên kiêng gì để mau khỏi? 7 lưu ý quan trọng

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
Dị ứng hải sản nên kiêng gì

Dị ứng hải sản nên kiêng gì là câu hỏi được nhiều người thắc mắc và mong muốn được giải đáp nhằm xây dựng được chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh để nhanh chóng cải thiện dấu hiệu khó chịu, tránh biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua bài viết sau. 

I. Tầm quan trọng của việc kiêng khem khi bị dị ứng hải sản

Khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với lượng protein trong các loại hải sản sẽ gây nên tình trạng dị ứng với các triệu chứng khó chịu trên da, thậm chí sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, việc kiêng khem trong giai đoạn này rất quan trọng bởi nó không chỉ giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng mà còn ngăn ngừa nhiều biến chứng xấu có thể xảy ra. 

Không chú ý đến chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, các nguyên tắc kiêng cữ khiến mọi người phải đối mặt với phản ứng dị ứng kéo dài và ngày càng trở nặng. Chính vì vậy, nắm rõ các nguyên tắc kiêng khem chính là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe làn da, cũng như sức khỏe tổng thể hiệu quả nhất. 

ăn hải sản bị dị ứng

II. Dị ứng hải sản nên kiêng gì để mau khỏi?

Dưới đây là những thông tin giải đáp chi tiết khi bị dị ứng cần kiêng gì mà mọi người có thể tham khảo và thực hiện: 

1. Kiêng thực phẩm gây kích ứng

Hệ miễn dịch cơ thể sẽ trở nên nhạy cảm, dễ phản ứng với tác nhân bên ngoài khi bị dị ứng hải sản. Do đó, mọi người cần tránh xa các loại thực phẩm có nguy cơ cao gây kích ứng bên cạnh hải sản để tình trạng dị ứng không có tiến triển xấu nghiêm trọng:

  • Hải sản: Mọi người cần kiêng tất cả các loại hải sản nhằm tránh phản ứng chéo.
  • Trứng và sữa: Lòng trắng trứng và sữa bò là đồ tanh nên dễ gây dị ứng khiến tổn thương trên da lâu lành hơn.
  • Các loại hạt, đậu: Hàm lượng lớn protein có trong hạt khô và các loại đậu có khả năng kích hoạt hệ miễn dịch phản ứng nghiêm trọng.
  • Đồ ăn cay nóng: Các loại gia vị cay nóng như ớt, tiêu, tỏi, gừng khiến tổn thương da lâu lành, dễ bị kích ứng ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ nhiều.
  • Thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp: Đồ ăn chứa chất bảo quản, hương liệu, phẩm màu khiến triệu chứng dị ứng mẩn đỏ có nguy cơ bị viêm loét lan rộng.
  • Đồ ăn lên men, vị chua mạnh: Dưa muối, kim chi, giấm làm tăng phản ứng viêm, nhất là khi da đang nhạy cảm.
  • Đồ ăn nhanh, chiên rán: Gây áp lực cho hệ tiêu hóa và ngăn chặn quá trình thải độc của cơ thể.

đồ ăn nhanh

2. Không sử dụng chất kích thích

Khi cơ thể bị dị ứng hải sản, mọi người cần tránh xa các loại chất kích thích bao gồm rượu bia, cà phê, thuốc lá do làm suy giảm hệ miễn dịch trầm trọng khiến cơ thể khó chống lại phản ứng dị ứng. Đồng thời làm tăng tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng đến gan thận nên khả năng đào thải suy giảm, thậm chí còn tương tác bất lợi với thuốc điều trị, giảm hiệu quả và gây tác dụng phụ.

3. Hạn chế cào gãi, chà xát da

Cảm giác ngứa ngáy khó chịu không thể tránh khỏi khi bị dị ứng hải sản nên thói quen cạy, gãi và chà xát lên da thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, việc làm này sẽ gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn như:

  • Tổn thương biểu bì, trầy xước da tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập
  • Vết mẩn đỏ, phát ban lan rộng và kéo dài thời gian hồi phục tự nhiên
  • Hàng rào bảo vệ da suy yếu trầm trọng, dễ bị nhiễm trùng thứ phát và tăng nguy cơ để lại sẹo thâm xấu

gãi khi viêm da

4. Kiêng tắm nước quá nóng/quá lạnh

Đề kháng suy giảm và trở nên nhạy cảm khiến da dễ bị kích ứng, tổn thương hơn bình thường nên cần được vệ sinh kỹ càng mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn trên da. Tuy nhiên, mọi người không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh làm cơ thể sốc nhiệt gây ra triệu chứng trầm trọng thêm bởi: 

  • Nước nóng khiến da mất nước, khô ráp, tăng cảm giác ngứa ngáy và bong tróc da nặng nề 
  • Nước lạnh làm mạch máu co lại, ngăn chặn quá trình lưu thông máu và kéo dài thời gian hồi phục tự nhiên 

Chính vì thế nên pha nước ấm nhẹ, vừa với nhiệt độ cơ thể, không ngâm nước quá lâu và lau khô người bằng khăn vải mềm, tránh da bị ẩm ướt. 

TÌM HIỂU CHI TIẾT TẠI: Dị ứng hải sản có tắm được không?

5. Tránh tiếp xúc với dị nguyên

Khi hệ miễn dịch đang phản ứng quá mức với tình trạng dị ứng, việc tiếp xúc thêm với các tác nhân gây dị ứng khác như phấn hoa, bụi bẩn, lông vật nuôi, nấm mốc, mỹ phẩm, hóa chất tẩy rửa mạnh,… có nguy cơ làm tình trạng da thêm trầm trọng. Ngoài ra, không khí ô nhiễm và kim loại nặng cũng là những yếu tố cần được lưu ý.

Do đó, người bệnh cần hạn chế tiếp xúc tối đa với các dị nguyên này bằng cách đeo khẩu trang, che chắn cẩn thận mỗi khi ra ngoài, đeo găng tay khi tiếp xúc hóa chất, dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo và chăn ga thường xuyên. Điều này giúp giảm gánh nặng cho hệ miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hồi phục của cơ thể.

đeo khẩu trang

6. Không để cơ thể thiếu nước

Tình trạng da khô ráp, bong tróc và ngứa ngáy sẽ nghiêm trọng hơn khi cơ thể thiếu nước. Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày giúp duy trì độ ẩm tự nhiên của da, làm mát cơ thể và hỗ trợ quá trình đào thải độc tố, đồng thời thúc đẩy chức năng gan, thận loại bỏ các chất gây dị ứng.

Ngoài ra, có thể bổ sung các loại nước ép trái cây tươi không đường hoặc trà thảo mộc để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, các loại thức uống này không thể thay thế hoàn toàn nước lọc hàng ngày.

7. Không tự ý dùng thuốc điều trị

Không ít người có thói quen tự mua thuốc điều trị khi bị dị ứng hải sản nói riêng và dị ứng da nói chung mà chưa được bác sĩ chẩn đoán. Việc làm này tưởng như vô hại nhưng lại tiềm ẩn vô số rủi ro cho sức khỏe như kích ứng nghiêm trọng, tác dụng phụ làm tổn thương hệ tiêu hóa, che giấu triệu chứng nguy hiểm làm kéo dài thời gian điều trị hoặc teo da, nhiễm nấm,…

Do đó, mọi người nên tìm kiếm địa chỉ y tế uy tín, thăm khám bởi bác sĩ chuyên môn giỏi để được chẩn đoán nguyên nhân gây dị ứng và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. 

dùng thuốc chống dị ứng

III. Lời khuyên cho người bị dị ứng hải sản

Để hạn chế tối đa các biến chứng xấu và kiểm soát tình trạng dị ứng hải sản, mọi người cần chủ động chăm sóc bản thân đúng cách theo lời khuyên hữu ích của bác sĩ sau đây: 

  • Theo dõi phản ứng cơ thể trong 1 – 2 ngày đầu sau khi bị dị ứng để kịp thời xử lý nếu có dấu hiệu tiến triển nặng
  • Tuân thủ việc kiêng khem nghiêm túc trong chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày 
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với các loại thực phẩm lành tính, phù hợp với hệ tiêu hóa và tăng cường khả năng tái tạo tế bào da, đào thải độc tố 
  • Đảm bảo vệ sinh da sạch sẽ, lựa chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát, tránh ma sát mạnh 
  • Sử dụng thuốc đúng và đủ liều theo chỉ định từ bác sĩ 
  • Ghi nhớ các dị nguyên gây dị ứng và tránh tiếp xúc trong tương lai 
  • Thăm khám định kỳ với bác sĩ chuyên khoa nếu có tiền sử dị ứng và thường xuyên bị tái phát 

IV. Khi nào cần đến gặp bác sĩ kiểm tra?

Trong nhiều trường hợp, dị ứng hải sản có thể tự cải thiện sau vài ngày nếu được kiêng khem và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý thăm khám với bác sĩ nếu nhận thấy các biểu hiện nguy hiểm như:

  • Dấu hiệu sốc phản vệ với tình trạng khó thở, tức ngực, bất tỉnh 
  • Sưng tấy các vị trí nhạy cảm như mắt, môi, lưỡi gây tắc nghẽn hệ hô hấp
  • Phát ban đỏ và ngứa rát dữ dội toàn thân gây mất ngủ mà không kiểm soát được 
  • Thường xuyên nôn mửa, tiêu chảy nhiều lần, cơ thể sốt cao, choáng váng 
  • Dị ứng kéo dài quá 5 ngày mà không thuyên giảm dù đã tuân thủ chế độ chăm sóc đúng cách 

trao đổi cùng bác sĩ

Hy vọng những thông tin trên đã giúp mọi người giải đáp thắc mắc dị ứng hải sản nên kiêng gì kèm các lưu ý cần ghi nhớ khi bị dị ứng. Để được thăm khám, xử lý tình trạng dị ứng da hiệu quả cao và hạn chế tái phát, mọi người hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để nhận tư vấn điều trị từ bác sĩ tuyến đầu.

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *