Triệu chứng trẻ em bị dị ứng hải sản và cách khắc phục

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
trẻ em bị dị ứng hải sản

Hải sản là thực phẩm bổ dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều trường trường hợp trẻ em bị dị ứng hải sản gây ra những rủi không không mong muốn. Bài viết sau của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ chia sẻ chi tiết về dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục tình trạng này để mọi người cùng tham khảo. 

I. Dị ứng hải sản ở trẻ em là như thế nào?

Trẻ em bị dị ứng hải sản là tình trạng hệ miễn dịch mẫn cảm với các loại thực phẩm được đánh bắt từ biển. Hải sản chứa nhiều protein, khi đi vào cơ thể thường kích thích sản sinh nhiều kháng thể gây ra phản ứng bất thường trên da của trẻ. 

Khi gia đình có người thân bị dị ứng hải sản, trẻ cũng sẽ gặp tình trạng này. Không chỉ vậy, nếu cơ thể của trẻ quá nhạy cảm với protein trong hải sản hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện cũng sẽ xuất hiện tình trạng dị ứng hải sản. Bên cạnh đó, với những trẻ lần đầu tiếp xúc với hải sản thường bị kích ứng và nổi mẩn trên da. 

trẻ ăn hải sản

II. Nhận biết dấu hiệu trẻ em bị dị ứng hải sản

Mọi người có thể dễ dàng nhận biết hiện tượng trẻ em bị dị ứng hải sản thông qua những biểu hiện sau:

1. Triệu chứng nhẹ thường gặp

  • Làn da của trẻ nổi nhiều vết ban đỏ kèm theo triệu chứng ngứa ngáy
  • Tình trạng phát ban thường xuất hiện chủ yếu ở vùng mặt, cổ, tay chân
  • Trẻ bị đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy 

2. Các triệu chứng nghiêm trọng

Trẻ bị dị ứng hải sản còn có thể xuất hiện các triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh, đổ nhiều mồ hôi, sổ mũi, khó thở, sưng mắt, nổi bọng nước ở mắt, viêm phế quản, phù nề thanh quản, hen suyễn hay thậm chí sốc phản vệ. Trong đó, sốc phản vệ là tình trạng nguy hiểm. Nếu trẻ bị khó thở, chóng mặt, rối loạn mạch, ngất xỉu, cần cấp cứu ngay để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. 

biểu hiện trẻ dị ứng

III. Trẻ em bị dị ứng hải sản phải làm sao?

Khắc phục dị ứng hải sản ở trẻ nhỏ đúng cách giúp giảm thiểu những rủi ro không mong muốn. Mọi người có thể tham khảo những cách xử lý như sau: 

1. Sơ cứu ban đầu tại nhà

Sơ cứu tại nhà áp dụng cho các trường hợp trẻ có phản ứng dị ứng nhẹ như ngứa, nổi mẩn, phát ban ít, khó chịu ở đường tiêu hóa nhưng không có dấu hiệu suy hô hấp hay sốc:

  • Ngừng ăn ngay: Ngay khi phát hiện các triệu chứng nghi dị ứng nên cho trẻ dừng sử dụng các món ăn chế biến từ hải sản. 
  • Cho trẻ uống nhiều nước: Khuyến khích trẻ uống đủ nước để hỗ trợ cơ thể đào thải chất gây dị ứng và làm dịu các triệu chứng khó chịu, đặc biệt là ở đường tiêu hóa.
  • Kích thích nôn (không khuyến nghị): Việc này dễ khiến trẻ nhỏ bị sặc hoặc làm tổn thương thực quản do ba mẹ không có kinh nghiệm. Nếu thực hiện cần tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế.
  • Làm dịu da cho trẻ: Chườm lạnh bằng khăn ẩm, dùng kem dưỡng ẩm không mùi hoặc dung dịch làm dịu da để giảm cảm giác khó chịu. Chú ý không để trẻ gãi hay chà xát vùng da bị mẩn ngứa, phát ban.
  • Theo dõi tình trạng: Nên theo dõi kỹ các phản ứng của trẻ sau khi sử dụng hải sản. Trong trường hợp phát hiện các dấu hiệu bất thường nên thông báo cho bác sĩ để được tư vấn giải pháp xử lý kịp thời. 

dưỡng ẩm cho trẻ

2. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Ba mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng dị ứng hải sản ở mức độ từ trung bình đến nặng như phát ban toàn thân, sưng phù mặt hoặc họng, khó thở, nôn mửa, tiêu chảy dữ dội hoặc có dấu hiệu sốc phản vệ. Tùy vào tình trạng mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp:

  • Dùng thuốc theo chỉ định: Bác sĩ kê đơn các loại thuốc phù hợp như thuốc kháng histamine, corticosteroid hoặc epinephrine tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của phản ứng. Việc tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả điều trị, tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Điều trị tại bệnh viện: Trong trường hợp dị ứng nặng hoặc có dấu hiệu sốc phản vệ, trẻ sẽ được hỗ trợ hô hấp, truyền dịch và tiêm thuốc đặc trị để ổn định tình trạng.

IV. Lưu ý phòng ngừa trẻ em bị dị ứng hải sản

Phòng tránh sớm giúp ngăn ngừa tình trạng trẻ bị dị ứng hải sản. Dưới đây là những lưu ý mà mọi người nên tham khảo: 

  • Tránh cho trẻ tiếp xúc sớm với hải sản nếu trong gia đình có tiền sử dị ứng
  • Đọc kỹ nhãn mác thực phẩm để đảm bảo không chứa thành phần hải sản
  • Cho trẻ ăn hải sản với lượng nhỏ và theo dõi biểu hiển của trẻ sau khi ăn
  • Lựa chọn hải sản tươi, có nguồn gốc rõ ràng, sơ chế cẩn thận và nấu chín trước khi ăn
  • Tránh sử dụng kết hợp hải sản với thực phẩm giàu vitamin C hay có tính mát dễ dẫn đến tình trạng kích ứng
  • Luôn chuẩn bị sẵn thuốc cấp cứu theo chỉ định của bác sĩ khi ra ngoài
  • Giáo dục trẻ nhận biết các loại hải sản và triệu chứng dị ứng để tự bảo vệ

giáo dục hướng dẫn trẻ

Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết về dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ em bị dị ứng hải sản. Nếu nghi ngờ con nhỏ đang bị dị ứng, mọi người hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032 845 1188 để được tư vấn cụ thể.

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *