Không có râu quai nón khiến nhiều người cảm thấy lo lắng về tình trạng sức khỏe và tự tin về ngoại hình của bản thân. Xác định chính xác nguyên nhân giúp đưa ra phương pháp khắc phục phù hợp. Bài viết sau của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ chia sẻ chi tiết về nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng không mọc râu quai nón.
I. Tại sao nhiều người không có râu quai nón?
Râu quai nón là kiểu râu giúp đàn ông sở hữu vẻ bề ngoài nam tính hơn. Tuy nhiên nhiều người lại gặp tình trạng không có râu quai nón, thậm chí là không mọc râu. Hiện tượng này thường xuất phát từ các nguyên nhân như:
- Di truyền: Nếu gia đình có người thân không mọc râu quai nón thì các thành viên khác sẽ sở hữu đặc tính di truyền tương tự
- Nồng độ hormone: Hormone testosterone trong cơ thể nam giới thấp khiến râu quai nón mọc chậm, thưa, thậm chí là không phát triển.
- Tuổi tác: Ở độ tuổi lão hóa, hormone trong cơ thể giảm dần dẫn đến tình trạng ít hoặc không mọc râu quai nón.
- Chủng tộc: Người dân thuộc Châu Á thường có râu quai nón ít hơn người có gốc Ấn, Phi, Âu.
- Vấn đề sức khỏe: Đối tượng mắc bệnh rối loạn tuyến giáp, bệnh lý tự miễn dịch,… sẽ gặp tình trạng râu quai nón thưa hoặc không mọc.
- Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt: Thiếu protein, sắt, vitamin B, A, không tẩy tế bào chết thường xuyên, căng thẳng, stress,… đều là những nguyên nhân khiến râu quai nón phát triển triển chậm.
II. Làm thế nào để nuôi râu?
Trong trường hợp không có râu quai nón do di truyền hay bệnh lý sẽ không thể khắc phục được. Tuy nhiên, với các trường hợp còn lại, khi thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng sẽ giúp cải thiện tình trạng râu quai nón không mọc, cụ thể như:
- Tập thể dục: Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn giúp kích thích tuần hoàn máu, giảm các vấn đề liên quan đến sức khỏe, hỗ trợ quá trình râu phát triển.
- Ăn uống lành mạnh: Bổ sung protein, sắt, vitamin A, chất béo từ thực vật,… làm thúc đẩy quá trình phát triển của râu quai nón.
- Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ chất lưỡng giúp cân bằng Testosterone trong cơ thể nhằm hạn chế tình trạng râu quai nón mọc chậm.
- Giảm căng thẳng: Giữ tinh thần thư giãn tạo điều kiện thuận lợi cho râu quai nón phát triển.
- Vệ sinh và dưỡng ẩm cho râu: Rửa mặt thường xuyên, tẩy da chết định kỳ, thoa kem dưỡng ẩm nhằm kích thích râu phát triển và hạn chế nguy cơ viêm lỗ chân lông.
- Dùng sản phẩm kích thích mọc râu: Sắt, kẽm, omega-3, vitamin B5,… thường được điều chế dưới cả dạng kem bôi và viên uống giúp râu quai nón mọc dài, dày hơn. Tuy nhiên, mọi người nên tìm hiểu và lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Trong trường hợp phát hiện các biểu hiện bất thường, nên dừng sử dụng sản phẩm và theo dõi kỹ phản ứng của cơ thể.
TÌM HIỂU CHI TIẾT: Nuôi râu quai nón thế nào?
Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết về nguyên nhân không có râu quai nón và gợi ý các cách khắc phục. Nếu mọi người còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan, hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032 845 1188 để được tư vấn chi tiết.



TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.