Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp hỗ trợ cơ thể phục hồi sau khi gặp các phản ứng dị ứng thuốc kháng sinh. Vậy khi bị dị ứng thuốc kháng sinh nên ăn gì để cải thiện tình trạng? Cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này qua bài viết sau của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia.
I. Lý do dinh dưỡng lại quan trọng sau khi bị dị ứng thuốc kháng sinh?
Dị ứng thuốc kháng sinh là một phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch với các thành phần trong thuốc. Tình trạng này khiến cơ thể bị suy yếu, hệ miễn dịch và hệ vi sinh đường ruột cũng chịu những ảnh hưởng tiêu cực. Sau khi ngừng sử dụng thuốc kháng sinh, điều trị triệu chứng dị ứng xong, cơ thể cần thời gian để phục hồi và dinh dưỡng đóng vai trò trong quá trình này bởi:
- Hỗ trợ hệ miễn dịch trở lại trạng thái cân bằng, tăng sức đề kháng.
- Hỗ trợ tốt cho quá trình thải độc tố gây dị ứng
- Phục hồi và cải thiện sức khỏe sau khi bị dị ứng thuốc kháng sinh.
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tình trạng tiêu chảy/táo bón khi bị dị ứng kháng sinh.
- Giảm các phản ứng viêm do dị ứng thuốc.
II. Dị ứng thuốc kháng sinh nên ăn gì?
Rất nhiều người băn khoăn không biết dị ứng thuốc kháng sinh nên ăn gì để cải thiện tình trạng mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Gợi ý cho mọi người những thực phẩm nên ăn để phục hồi quá trình dị ứng thuốc kháng sinh như sau:
1, Thực phẩm dồi dào probiotic
Probiotic là những vi khuẩn có lợi giúp khôi phục hệ vi sinh đường ruột vốn bị ảnh hưởng bởi thuốc kháng sinh. Ngoài ra, còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu dưỡng chất và củng cố hệ miễn dịch. Một số thực phẩm giàu probiotic như sữa chua không đường, kim chi, dưa chua, kombucha,…
2, Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Thực phẩm có nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tái tạo tế bào, chống viêm hiệu quả. Một số nhóm mọi người không nên bỏ qua như sau:
- Thực phẩm chứa vitamin C (quả mọng, trái cây có múi, súp lơ, rau bina, kiwi, ớt chuông,..)
- Thực phẩm chứa vitamin B12 (thịt đỏ, cá hồi, sữa)
- Thực phẩm chứa vitamin D (cá béo, lòng đỏ trứng, sữa, nấm)
- Thực phẩm chứa vitamin K (rau củ xanh đậm, lòng đỏ trứng, thịt đỏ, các loại hạt)
- Thực phẩm chứa kẽm (thịt bò, gà, đậu, trứng, hạt bí, yến mạch, các loại ngũ cốc nguyên hạt)
3, Thực phẩm giàu prebiotic
Prebiotic là chất xơ không tiêu hóa được, đóng vai trò là “thức ăn” cho các vi khuẩn probiotic có lợi trong đường ruột giúp probiotic phát triển mạnh mẽ hơn. Prebiotic có nhiều trong những thực phẩm như tỏi, hành tây, chuối, yến mạch, táo, măng tây,…
4, Nguồn protein dễ tiêu hóa
Những thực phẩm chứa protein dễ tiêu hóa có tác dụng cung cấp năng lượng, hỗ trợ phục hồi cơ thể, giảm tải cho hệ tiêu hóa. Bởi vậy trong chế độ ăn hàng ngày người bị dị ứng thuốc kháng sinh nên bổ sung các loại thực phẩm như cá, thịt gà nạc, đậu phụ, sữa chua ít béo, trứng, các loại đậu đỗ.
5, Uống nhiều nước
Uống đủ nước giúp quá trình đào thải độc tố và vận chuyển dưỡng chất đến các tế bào trong cơ thể. Mọi người nên uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày, ngoài ra có thể bổ sung thêm các loại nước ép rau củ, sinh tố trái cây.
6, Thực phẩm chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ tế bào trong cơ thể khỏi tổn thương do các gốc tự do, đồng thời giúp giảm viêm và tăng cường sức khỏe tổng thể. Để cung cấp chất chống oxy hóa cho cơ thể, giảm dị ứng thuốc kháng sinh thì mọi người không nên bỏ qua những thực phẩm như các loại quả mọng, hành, tỏi, nghệ, các loại rau đậm màu (rau bina, cải bó xôi), uống trà xanh.
III. Dị ứng thuốc kháng sinh nên kiêng gì để nhanh hồi phục?
Sau khi đã có câu trả lời cho câu hỏi dị ứng thuốc kháng sinh nên ăn gì, nhiều người lại thắc mắc về những thực phẩm nên kiêng lúc bị dị ứng kháng sinh. Theo đó, để đẩy nhanh quá trình hồi phục, tránh làm trầm trọng các triệu chứng hơn nữa, mọi người cần kiêng một số loại thực phẩm và đồ uống sau:
- Thực phẩm dễ gây kích ứng: Những nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng như đồ ăn cay nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, đường và các sản phẩm chứa đường tinh luyện,… cần được mọi người loại bỏ ra khỏi chế độ ăn uống hằng ngày. Bởi chúng dễ làm các phản ứng viêm tăng nặng hơn và kéo dài thời gian phục hồi.
- Thực phẩm dễ gây dị ứng chéo: Một số thực phẩm có cấu trúc protein tương tự với kháng sinh gây dị ứng có khả năng khiến mọi người bị dị ứng chéo. Tuy nhiên, để xác định chính xác mọi người cần xét nghiệm dị ứng kháng sinh để được bác sĩ xác nhận loại thực phẩm có nguy cơ dị ứng chéo.
- Đồ uống không phù hợp: Một số đồ uống không phù hợp sẽ gây tăng độc tính thuốc, tương tác xấu với thuốc chống dị ứng, kích thích hệ thần kinh và tim mạch gây trầm trọng các phản ứng dị ứng như rượu bia, đồ uống chứa cồn, cà phê, nước ngọt có gas, nước giải khát.
IV. Lưu ý quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày
Để có chế độ ăn uống hàng ngày hợp lý cải thiện tình trạng dị ứng kháng sinh thì mọi người cần lưu ý những vấn đề sau:
- Ưu tiên ăn thực phẩm chống viêm, tăng sức đề kháng cơ thể như rau xanh, trái cây chứa vitamin C, thực phẩm giàu Omega 3, probiotic.
- Tránh ăn thực phẩm, đồ uống dễ gây kích ứng/dị ứng như hải sản, trứng, sữa, đậu phộng, đồ cay nóng, chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, rượu bia, cà phê.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để thải độc, giảm dị ứng
- Ăn nhẹ, dễ tiêu tránh gây áp lực cho hệ tiêu hóa
- Theo dõi những phản ứng cơ thể với thức ăn bởi khi bị dị ứng rất dễ mắc dị ứng chéo với các loại thực phẩm khác.
V. Dấu hiệu hồi phục tích cực và thời điểm cần gặp bác sĩ
Mọi người cần theo dõi tình trạng dị ứng thuốc kháng sinh để nhận biết những dấu hiệu hồi phục, khi bệnh nghiêm trọng cần thăm khám sớm với bác sĩ, chi tiết như sau:
1, Dấu hiệu tích cực
Những dấu hiệu tình trạng dị ứng thuốc kháng sinh thuyên giảm mọi người không cần quá lo lắng đó là:
- Mề đay và phát ban giảm: Khi làn da giảm số lượng mề đay, nổi ban, sẩn ngứa thì đây là dấu hiệu quá trình hồi phục đang diễn ra.
- Giảm ngứa: Da bớt ngứa ngáy, khó chịu khi cơ thể loại bỏ dần chất gây dị ứng
- Giảm sưng tấy: Tình trạng sưng tấy ở mặt/lưỡi/môi giảm dần, cơ thể đang kiểm soát được dị ứng.
- Không khó thở: Tình trạng khó thở được cải thiện, đường thở thông thoáng hơn.
- Các triệu chứng hệ tiêu hóa cải thiện: Tình trạng buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy giảm dần.
2, Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dị ứng thuốc kháng sinh nếu có dấu hiệu nghiêm trọng dưới đây thì cần thăm khám kịp thời với bác sĩ:
- Sốc phản vệ: Khó thở, tức ngực, sưng mặt/môi/lưỡi/cổ họng, tụt huyết áp, ngất xỉu.
- Phát ban lan rộng, ngứa dữ dội: Da phồng rộp, đau rát, mề đay lan rộng, xuất hiện mụn nước, lở loét da.
- Sốt cao, ớn lạnh: Đây là dấu hiệu nhiễm trùng thứ phát do dị ứng cần đặc biệt lưu ý.
- Đau bụng dữ dội, tiêu chảy kéo dài: Triệu chứng dị ứng thuốc kháng sinh nặng gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cơ thể.
- Dị ứng không thuyên giảm: Nếu đã tự chăm sóc cải thiện dị ứng thuốc kháng sinh tại nhà tuy nhiên sau 2 – 3 ngày vẫn không thuyên giảm thì cần thăm khám với bác sĩ để điều trị theo phác đồ riêng.
Bài viết trên đây đã mang đến cho mọi người những thông tin hữu ích về vấn đề dị ứng thuốc kháng sinh nên ăn gì. Nếu tình trạng dị ứng kháng sinh không thuyên giảm, liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để nhận tư vấn điều trị bệnh hiệu quả, an toàn với đội ngũ bác sĩ da liễu đầu ngành.



TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Cơ sở 1: Số 11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh
- Cơ sở 3: Số 24 Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội