Dị ứng da đầu không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự tự tin của mỗi người. Trong bài viết sau, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ chia sẻ chi tiết về nguyên nhân và cách chữa dị ứng da đầu hiệu quả để mọi người cùng tham khảo.
I. Cách nhận biết tình trạng dị ứng da đầu
Dị ứng da dầu là tình trạng làn da xuất hiện các triệu chứng khó chịu khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, chủ yếu từ các sản phẩm chăm sóc tóc. Thông thường, người bị dị ứng da đầu sẽ có những biểu hiện như:
- Da đầu bị ngứa dữ dội, xuất hiện mẩn đỏ và đôi khi bị sưng nhẹ
- Cảm giác bỏng rát hoặc châm chích trên da đầu sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng
- Da đầu nhạy cảm hơn bình thường khi chạm vào hoặc khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc
- Bong tróc vảy trắng hoặc vàng giống gàu nhưng thường đi kèm với tình trạng viêm nhiễm rõ rệt hơn
- Tóc trở nên yếu và dễ gãy rụng hơn do tình trạng viêm nhiễm kéo dài
- Trong một số trường hợp nặng có thể xuất hiện mụn nhọt, lở loét hoặc chảy dịch trên da đầu
II. Nguyên nhân gây dị ứng da đầu
Xác định chính xác nguyên nhân giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị dị ứng da đầu hiệu quả. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng này:
1. Nguyên nhân chính
Dị ứng da đầu chủ yếu xuất phát từ phản ứng với hóa chất trong các sản phẩm chăm sóc tóc, đặc biệt là các sản phẩm tẩy nhuộm. Các hóa chất như PPD, amoniac, hydrogen peroxide trong thuốc nhuộm; sulfates, parabens trong dầu gội, dầu xả là những tác nhân phổ biến gây kích ứng da đầu. Do đó, hiện tượng nhuộm tóc bị dị ứng da đầu khá phổ biến và thường gặp.
2. Các yếu tố nguy cơ
Những yếu tố khiến da đầu dễ bị dị ứng bao gồm:
- Cơ địa: Người có tiền sử dị ứng, hệ miễn dịch kém,… thường dễ gặp tình bị dị ứng da đầu.
- Thay đổi nội tiết: Sự rối loạn nội tiết tố trong cơ thể khiến hàng rào bảo vệ da bị suy giảm tạo điều kiện cho các dị nguyên xâm nhập vùng da đầu.
- Căng thẳng, stress: Thói quen xấu này sẽ kích thích cơ thể sản sinh nhiều cortisol làm tăng nguy cơ da đầu bị dị ứng.
- Môi trường: Làm việc, sinh sống trong môi trường bị ô nhiễm không khí, bụi bẩn, nấm mốc, hóa chất công nghiệp,… là yếu tố dẫn đến tình trạng dị ứng da.
- Bệnh da liễu: Người mắc viêm cơ địa, nấm da đầu, vảy nến, viêm da tiết bã,… dễ gặp tình trạng dị ứng trên da đầu.
III. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Trong trường hợp tình trạng dị ứng da đầu không thuyên giảm mà còn xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng, ngứa dữ dội, rụng tóc, lở loét, sốt,… mọi người nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.
Thông thường bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra các triệu chứng lâm sàng, khai thác tiền sử bệnh nhằm đưa ra kết luận về tình trạng dị ứng. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể yêu cầu test dị ứng da, xét nghiệm máu nhằm phát hiện nguyên nhân gây nên các triệu chứng bất thường ở vùng da đầu.
IV. Cách chữa dị ứng da đầu
Để khắc phục tình trạng này, mọi người nên thực hiện theo cách làm sau:
1. Điều trị tại nhà
Các phương pháp điều trị tại nhà phù hợp với trường hợp dị ứng da đầu mức độ nhẹ đến trung bình khi các triệu chứng ngứa, đỏ, bong tróc không quá nghiêm trọng. Lúc này mọi người nên:
- Tránh xa tác nhân gây dị ứng: Bước quan trọng nhất là xác định và ngừng tiếp xúc với sản phẩm hoặc hóa chất gây kích ứng. Theo đó mọi người nên tạm dừng sử dụng dầu gội, dầu xả, thuốc nhuộm và sản phẩm tạo kiểu tóc mới.
- Sử dụng dầu gội chuyên biệt: Lựa chọn các loại dầu gội dịu nhẹ, không chứa sulfates, parabens, hương liệu hoặc các hóa chất mạnh. Các sản phẩm dành cho da đầu nhạy cảm hoặc có thành phần tự nhiên giúp làm dịu da và giảm kích ứng, ngoài ra nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.
- Mẹo dân gian: Gội đầu và dưỡng tóc với nước lá trà xanh, nha đam, giấm táo, dầu tràm trà… để hỗ trợ làm dịu vùng da đầu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các biện pháp này chỉ mang tính hỗ trợ, không thể thay thế điều trị y tế và cần thử nghiệm trên một vùng da nhỏ trước khi áp dụng toàn bộ để tránh phản ứng bất thường.
2. Điều trị theo chỉ định
Khi các triệu chứng dị ứng da đầu trở nên nghiêm trọng hơn gây ngứa dữ dội, sưng tấy, nổi mụn nước hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, việc thăm khám bác sĩ để được kê đơn thuốc là rất cần thiết. Khi này, bác sĩ sẽ chỉ định những sản phẩm như:
- Thuốc bôi tại chỗ: Kem bôi, gel hoặc dung dịch chứa corticosteroid có tác dụng giảm viêm và ngứa nhanh chóng. Các sản phẩm này thường được sử dụng trong thời gian ngắn để kiểm soát triệu chứng cấp tính.
- Thuốc uống: Trong trường hợp dị ứng da đầu nặng và lan rộng, thuốc kháng histamin đường uống sẽ làm giảm ngứa toàn thân, corticosteroid đường uống có tác dụng chống viêm mạnh. Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh nếu bị nhiễm trùng.
Trong quá trình chữa dị ứng da đầu, việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào dù là bôi hay uống cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian. Tự ý dùng thuốc hoặc ngưng thuốc đột ngột tiềm ẩn những tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí làm tình trạng dị ứng trở nên tồi tệ hơn.
V. Bị dị ứng da đầu nên khám và điều trị ở đâu?
Trong suốt quá trình 16 năm hình thành và phát triển, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia luôn tự hào là địa chỉ chữa dị ứng da đầu hiệu quả hàng đầu bởi:
- Được Sở Y Tế cấp giấy phép hoạt động
- Sở hữu đội ngũ bác sĩ da liễu có trình độ chuyên môn cao và tay nghề giỏi
- Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ quá trình thực hiện dịch vụ
- Thăm khám, xét nghiệm, tư vấn và điều trị dị ứng hiệu quả, an toàn theo phác đồ cá nhân hóa
- Đội ngũ nhân viên tư vấn tận tâm, nhiệt tình giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng trong suốt liệu trình điều trị
VI. Biện pháp phòng ngừa dị ứng da đầu tái phát
Để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện tình trạng dị ứng da đầu, mọi người nên thực hiện những biện pháp ngăn ngừa sau:
1. Chế độ chăm sóc tóc và da đầu
Đây là biện pháp nhằm hạn chế tình trạng dị ứng da đầu quay trở lại, mọi người hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc chứa hóa chất dễ khiến tình trạng kích ứng da đầu xuất hiện trở lại
- Gội đầu với nước ấm, xả tóc kỹ để loại bỏ sạch dầu gội, dầu xả, thuốc nhuộm tóc
- Massage da đầu, lau tóc nhẹ nhàng, dùng máy sấy ở mức nhiệt vừa phải nhằm hạn chế tổn thương da đầu
- Vệ sinh các vật dụng như lược, nón bảo hiểm, gối ngủ,… giúp hạn chế các tác nhân gây dị ứng tấn công da đầu
- Giữ da đầu luôn sạch sẽ, khô ráo nhằm giảm thiểu nguy cơ dị ứng
2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt
Ngoài việc chăm sóc đúng cách, thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý còn giúp da đầu luôn khỏe mạnh. Dưới đây là những lưu ý khi ăn uống và sinh hoạt mà mọi người nên tham khảo:
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, E, kẽm và omega-3 giúp da đầu luôn khỏe mạnh
- Uống đủ nước nhằm duy trì độ ẩm cho da đầu
- Hạn chế các món cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống rượu bia, hút thuốc lá,… làm tăng nguy cơ kích ứng
- Tránh thức khuya, căng thẳng làm tăng khả năng dị ứng da đầu
- Không nên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, ánh nắng trực tiếp khiến da đầu yếu và nhạy cảm hơn
- Tập thể dục đều đặn hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu, tăng sức đề kháng cho da đầu
Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết về nguyên nhân và cách chữa dị ứng da đầu để mọi người cùng tham khảo. Nếu đang gặp phải tình trạng trên, mọi người hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032 845 1188 để được tư vấn cụ thể.



TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Cơ sở 1: Số 11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh
- Cơ sở 3: Số 24 Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội