Điều trị dị ứng thuốc kháng sinh sai cách có thể để lại những biến chứng nguy hiểm. Hiện đã có rất nhiều cách chữa dị ứng thuốc kháng sinh hiệu quả. Bài viết sau của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ gợi ý các giải pháp điều trị để mọi người cùng tham khảo.
I. Dị ứng thuốc kháng sinh có tự hết không?
Dị ứng thuốc kháng sinh có thể tự hết trong trường hợp phản ứng nhẹ như nổi mẩn đỏ hoặc ngứa nhẹ. Thông thường, các triệu chứng này sẽ giảm dần và biến mất trong vài ngày sau khi ngừng sử dụng thuốc gây dị ứng.
Tuy nhiên, đối với các phản ứng nghiêm trọng hơn như sốc phản vệ hay phù mạch, việc can thiệp y tế khẩn cấp là bắt buộc và các triệu chứng sẽ không tự biến mất nếu không được điều trị.
II. Cách chữa dị ứng thuốc kháng sinh tại nhà
Để khắc phục tình trạng dị ứng với thuốc kháng sinh mọi người có thể thực hiện các biện pháp dưới đây:
1. Ngừng thuốc và theo dõi
Khi phát hiện các dấu hiệu dị ứng thuốc kháng sinh, việc đầu tiên cần làm là ngừng ngay việc sử dụng thuốc và theo dõi sát sao các triệu chứng. Nếu phản ứng nhẹ và không tiến triển nặng, mọi người hãy tiếp tục theo dõi tại nhà. Trường hợp xuất hiện dị ứng nghiêm trọng cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế khẩn cấp.
2. Điều trị triệu chứng
Việc điều trị triệu chứng nhằm mục đích giảm nhẹ các biểu hiện khó chịu và ngăn ngừa tình trạng dị ứng trở nên trầm trọng hơn. Khi này, bác sĩ sẽ kê đơn những loại thuốc kiểm soát dị ứng như:
- Thuốc kháng histamine: Sử dụng trong các trường hợp dị ứng nhẹ như nổi mề đay, ngứa, chảy nước mũi,… Thuốc giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, tuy nhiên cần lưu ý có thể gây buồn ngủ.
- Corticosteroid: Được chỉ định khi các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng hơn như phát ban lan rộng hay da viêm ngứa. Thuốc có tác dụng chống viêm mạnh nên cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.
- Thuốc giãn phế quản: Áp dụng cho các trường hợp khó thở, thở khò khè do co thắt phế quản. Thuốc giúp mở rộng đường thở, cải thiện hô hấp, tuy nhiên chỉ dùng khi có chỉ định từ bác sĩ.
- Thuốc bôi ngoài da: Dùng cho các triệu chứng ngoài da như phát ban, ngứa rát và mẩn đỏ khu trú. Các loại kem dưỡng ẩm, kem chứa corticosteroid nhẹ sẽ làm dịu da, giảm ngứa. Mọi người chú ý không nên bôi thuốc lên vùng da có vết thương hở hoặc vùng da bị nhiễm trùng.
KHÔNG NÊN BỎ QUA: Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thuốc kháng sinh
3. Bù nước và điện giải
Dị ứng kháng sinh rất dễ gây mất nước và điện giải do sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy, đặc biệt là trong các phản ứng nghiêm trọng. Việc bổ sung nước và các chất điện giải qua đường uống (nước lọc, oresol, nước trái cây pha loãng,…) là cần thiết để duy trì cân bằng nội mô, hỗ trợ quá trình hồi phục của cơ thể. Tuy nhiên, trước khi sử dụng Oresol, mọi người hãy hỏi ý kiến bác sĩ để hạn chế những rủi ro không mong muốn.
4. Xử lý trong lúc đợi cấp cứu
Trong trường hợp phản ứng dị ứng nghiêm trọng, sốc phản vệ đe dọa tới tính mạng, mọi người cần thực hiện các biện pháp sơ cứu khẩn cấp trong khi chờ đợi đội ngũ y tế đến:
- Tiêm Epinephrine: Nếu có sẵn bộ tiêm tự động epinephrine và biết cách sử dụng, hãy tiêm ngay vào mặt ngoài đùi. Đây là biện pháp cấp cứu quan trọng nhất giúp đảo ngược nhanh chóng các triệu chứng sốc phản vệ.
- Tư thế nằm: Đặt người bệnh nằm ngửa, kê cao chân giúp duy trì lượng máu đến não, hạn chế nguy cơ tụt huyết áp đột ngột. Nếu người bệnh có dấu hiệu nôn mửa cần đặt nằm nghiêng để tránh sặc.
- Hỗ trợ hô hấp và giữ ấm: Nới lỏng quần áo chật, đặc biệt ở vùng cổ và ngực giúp bệnh nhân dễ thở hơn. Đồng thời cần giữ ấm cơ thể bằng cách đắp chăn hoặc vật liệu giữ nhiệt để tránh hạ thân nhiệt.
III. Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Việc thăm khám bác sĩ là cần thiết khi các phản ứng dị ứng thuốc kháng sinh có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng hoặc không thuyên giảm sau khi xử lý tại nhà. Đặc biệt, mọi người cần nhanh chóng liên hệ bác sĩ nếu có dấu hiệu của phản ứng toàn thân như khó thở, sưng phù mặt/họng, chóng mặt, tụt huyết áp,…
Khi thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng, đánh giá mức độ phản ứng dị ứng bằng các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân. Dựa trên kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp bao gồm việc kê đơn thuốc đặc hiệu, tư vấn về các loại thuốc thay thế an toàn và hướng dẫn cách phòng tránh dị ứng trong tương lai.
IV. Phòng ngừa dị ứng thuốc kháng sinh
Để phòng tránh tình trạng này, mọi người nên:
- Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ
- Tìm hiểu về thành phần, nguồn gốc của thuốc kháng sinh trước khi sử dụng
- Tránh lạm dụng thuốc kháng sinh làm tăng nguy cơ bị dị ứng
- Thông báo cho bác sĩ về tiền sử dị ứng của bản thân trước khi điều trị các bệnh lý khác
- Nên mang bút tiêm chứa Epinephrine trong trường hợp đã từng bị dị ứng với thuốc kháng sinh
Bài viết trên đã tổng hợp các cách chữa dị ứng thuốc kháng sinh để mọi người cùng tham khảo. Nếu đang gặp phải tình trạng này, mọi người hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032 845 1188 để được tư vấn cụ thể.



TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Cơ sở 1: Số 11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh
- Cơ sở 3: Số 24 Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội