Dị ứng sữa mẹ có nguy hiểm không? Cách chẩn đoán và xử lý

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
dị ứng sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng rất tốt và an toàn với trẻ nhỏ, tuy nhiên vẫn có nguy cơ trẻ nhỏ bị dị ứng sữa mẹ. Vậy cách chẩn đoán tình trạng này thế nào? Điều trị như thế nào đúng cách? Cùng tìm hiểu thêm về tình trạng trên qua bài viết sau của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia

I. Trẻ có thể bị dị ứng sữa mẹ không?

Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng lý tưởng và hoàn hảo nhất dành cho trẻ sơ sinh. Trong sữa mẹ có đủ những chất dinh dưỡng như đường, nước, protein, khoáng chất, kháng thể giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ. Trên thực tế, trẻ khó có khả năng bị dị ứng sữa mẹ tự thân mà chỉ phản ứng dị ứng với protein và thực phẩm mà mẹ ăn vào. 

Cơ chế xảy ra phản ứng dị ứng với sữa mẹ là do hệ miễn dịch của trẻ nhỏ nhận diện các protein ngoại lai trong sữa mẹ là chất gây hại. Sau đó sản sinh ra kháng thể IgE để phản ứng lại, kích hoạt miễn dịch giải phóng histamin gây dị ứng. Tình trạng dị ứng sữa mẹ có nguy cơ xảy ra nhiều hơn ở trẻ nhỏ có cơ địa dị ứng hoặc có tiền sử gia đinh đình bị dị ứng.

trẻ bú sữa mẹ

II. Dấu hiệu nhận biết dị ứng gián tiếp qua sữa mẹ ở trẻ

Những dấu hiệu dị ứng gián tiếp qua sữa mẹ nếu chú ý sẽ rất dễ nhận biết. Dưới đây là những dấu hiệu điển hình của tình trạng này:

  • Nổi mẩn trên da, phát ban, mẩn ngứa
  • Sưng mặt, khó thở, thở khò khè, ho khan
  • Trẻ quấy khóc ban đêm do khó chịu, ngứa ngáy
  • Trẻ đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa
  • Nghẹt mũi, sổ mũi kéo dài
  • Trẻ nhỏ bị tiêu chảy, phân có máu. 

III. Trẻ bị dị ứng sữa mẹ có nguy hiểm không?

Trẻ bị dị ứng sữa mẹ thường không nguy hiểm nếu được phát hiện và xử lý đúng cách. Tuy nhiên việc nếu phát hiện muộn và xử lý sai cách sẽ gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như trẻ bú kém, khó hấp thụ dưỡng chất, suy dinh dưỡng, dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác như viêm da cơ địa, rối loạn tiêu hóa, bệnh về hô hấp. Bởi vậy nếu nghi ngờ trẻ nhỏ bị dị ứng sữa mẹ nên nhanh chóng thăm khám và điều trị kịp thời.

đưa trẻ đi khám bác sĩ

IV. Cách chẩn đoán tình trạng dị ứng sữa mẹ gián tiếp của trẻ

Chẩn đoán tình trạng dị ứng sữa mẹ có rất nhiều cách khác nhau, dưới đây là những cách chẩn đoán phổ biến nhất:

  • Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ thăm khám những dấu hiệu bên ngoài về các triệu chứng dị ứng của trẻ để xác định mức độ dị ứng. Sau đó hỏi về thời điểm xuất hiện triệu chứng, tiền sử dị ứng gia đình. 
  • Chế độ ăn loại trừ của mẹ: Mẹ nên ngừng sử dụng sữa bò, các sản phẩm sữa bò, trứng,  đậu nành trong 2 – 4 tuần và cho bé bú xem các triệu chứng dị ứng có thuyên giảm không. Toàn bộ quá trình cần được theo dõi nghiêm ngặt bởi bác sĩ.
  • Tái ăn thực phẩm: Sau khi bé giảm dị ứng, mẹ ăn lại thực phẩm nghi ngờ và cho trẻ bú sữa mẹ xem tình trạng dị ứng có tái phát không.

THAM KHẢO THÊM: Trẻ bị dị ứng thức ăn phải làm sao?

V. Xử lý khi trẻ bị dị ứng sữa mẹ thế nào?

Dị ứng sữa mẹ cần điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể bé, khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc và suy dinh dưỡng. Dưới đây là cách xử lý tình trạng này hiệu quả:

1, Đối với mẹ

Mẹ cần xác định được thực phẩm gây ra tình trạng dị ứng, điều chỉnh chế độ ăn uống của mình, nên tránh những thực phẩm như hải sản, sữa bò, trứng, đậu phộng và những thực phẩm gây ra nguy cơ dị ứng. Mọi người nên thay đổi thực đơn, ăn nhiều những thực phẩm tốt và giàu dinh dưỡng, không gây dị ứng như rau củ, cá, thịt gà, trái cây chứa nhiều vitamin C.

mẹ bổ sung dưỡng chất

2, Đối với trẻ nhỏ

Khi mẹ đã thực hiện điều chỉnh chế độ ăn thì vẫn tiếp tục cho bé bú bình thường. Sau đó theo dõi tình trạng dị ứng trên cơ thể bé. Ngoài ra nên thay thế cho trẻ dùng sữa công thức thủy phân, sữa acid amin, sữa thực vật (sữa hạt) để cải thiện các triệu chứng dị ứng. Tuy nhiên tất cả các cách xử lý trên cần được bác sĩ chỉ định, không được tự ý thực hiện.

VI. Lưu ý khi cho trẻ bú sữa mẹ để tránh gây dị ứng

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời dành cho trẻ sơ sinh, bởi vậy khi bé bị dị ứng cần kiên trì điều trị bằng những phương pháp chỉ định từ bác sĩ, không nên cắt sữa hoàn toàn. Để ngăn ngừa tình trạng dị ứng sữa mẹ thì quá trình cho bé bú cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Theo dõi và quan sát phản ứng của trẻ khi cho bé bú
  • Chú ý ghi nhớ nhật ký ăn uống của mẹ và những triệu chứng dị ứng của bé (nếu có)
  • Trong quá trình cho con bú mẹ nên tránh ăn thực phẩm gây dị ứng như sữa bò, trứng, hải sản, đậu phộng, lúa mì.
  • Ăn lành mạnh, không nên ăn kiêng quá mức và nên ăn đa dạng thực phẩm (trái cây, rau xanh, thịt gà, sữa hạt,…) để sữa mẹ có đủ dinh dưỡng, giảm nguy cơ thiếu chất.
  • Nếu gia đình có tiền sử dị ứng cần đặc biệt cẩn trọng hơn, nên theo dõi kỹ phản ứng của bé sau khi bú mẹ, nên nuôi con hoàn với sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
  • Thận trọng khi dùng những thực phẩm chức năng, thuốc kháng sinh, thảo dược trong giai đoạn cho con bú, chỉ nên dùng khi có chỉ định từ bác sĩ.
  • Tham khảo tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo nguồn sữa mẹ đủ dinh dưỡng, tránh dị ứng sữa mẹ ở trẻ nhỏ.

bác sĩ tư vấn

Dị ứng sữa mẹ là tình trạng khiến nhiều cha mẹ lo lắng, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể bé lâu dài. Liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để nhận tư vấn điều trị triệu chứng dị ứng ngoài da hiệu quả với đội ngũ bác sĩ da liễu đầu ngành.

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *