Quả đào là loại trái cây có mùi vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, dị ứng quả đào lại là tình trạng không hiếm gặp ảnh hưởng đến sức khỏe và làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Làm sao để kiểm soát hiện tượng này? Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu qua bài viết sau.
I. Ăn đào có bị dị ứng không?
Mặc dù đào được xem là loại quả lành tính nhưng mọi người vẫn có thể gặp phải tình trạng dị ứng, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm hoặc hệ miễn dịch suy yếu. Đây là phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch khi nhận diện các thành phần trong quả đào như tác nhân gây hại cho cơ thể, từ đó sản sinh kháng thể và giải phóng histamin dẫn tới dị ứng.
Nguyên nhân chính là do các protein đặc hiệu trong đào như Pru p 1, Pru p 3, Pru p 4 có tính gây dị ứng cao và khó bị phá hủy khi tiêu hóa. Ngoài ra, khả năng xảy ra tình trạng dị ứng đào sẽ cao hơn trong những trường hợp sau:
- Tiền sử dị ứng các loại thực phẩm như táo, lê, mơ, mận…
- Mắc bệnh lý dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, hen suyễn, eczema
- Di truyền từ người thân trong gia đình đã bị dị ứng thực phẩm
- Hệ miễn dịch cơ thể mẫn cảm với phấn hoa
- Trẻ nhỏ và người cao tuổi có hệ miễn dịch yếu
II. Triệu chứng nhận biết dị ứng quả đào
Ngay khi bị dị ứng quả đào, cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng bất thường ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng cần được nhận biết sớm để kịp thời xử lý và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm:
- Triệu chứng nhẹ: Vùng da quanh miệng ngứa rát, cảm giác châm chích ở lưỡi, môi, thậm chí còn bị nổi mề đay, phát ban nhẹ và khó chịu vùng bụng, tiêu chảy.
- Triệu chứng nặng: Môi, lưỡi, cổ họng sưng tấy gây khó thở, cơ thể bị tụt huyết áp, choáng váng và tim đập nhanh là biểu hiện của tình trạng sốc phản vệ cần cấp cứu khẩn cấp.
CÙNG KHÁM PHÁ: Ai có nguy cơ cao bị dị ứng trứng?
III. Chẩn đoán dị ứng khi ăn đào
Để xác định chính xác có bị dị ứng với quả đào hay không và mức độ dị ứng ra sao, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số phương pháp sau khi thăm khám trực tiếp:
- Khai thác tiền sử bệnh: Bác sĩ hỏi chi tiết về các triệu chứng xuất hiện sau khi ăn đào, tiền sử dị ứng cá nhân và gia đình, các loại thực phẩm khác có thể gây phản ứng.
- Xét nghiệm da: Một lượng nhỏ protein chiết xuất từ quả đào sẽ được nhỏ lên da và chích nhẹ. Nếu vùng da đỏ, sưng ngứa là kết quả bị dị ứng.
- Xét nghiệm máu: Đo mức độ kháng thể IgE đặc hiệu với quả đào trong máu, chỉ số cao chứng tỏ có phản ứng dị ứng.
- Test thử thách thực phẩm: Đây là phương pháp tiêu chuẩn được thực hiện và theo dõi sát sao. Theo đó, bác sĩ sẽ cho ăn một miếng đào nhỏ để theo dõi phản ứng.
IV. Cách điều trị dị ứng với quả đào
Tùy theo mức độ triệu chứng, mọi người có thể được điều trị tại nhà hoặc cần can thiệp y tế như sau:
1. Biện pháp tại nhà
Với tình trạng triệu chứng nhẹ như ngứa miệng, nổi mẩn nhẹ, đau bụng, mọi người nên thực hiện các phương pháp sau:
- Ngưng ngay việc ăn đào hoặc các thực phẩm liên quan có nghi ngờ gây dị ứng
- Súc miệng bằng nước muối loãng để loại bỏ protein dị ứng nếu ngứa trong miệng
- Uống nhiều nước để hỗ trợ đào thải chất dị ứng
- Chườm lạnh hoặc bôi kem chống ngứa ngoài da
- Sử dụng thuốc kháng histamine không kê đơn như cetirizine, loratadine…
- Theo dõi kỹ tình trạng da trong 48 giờ, nếu triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đi khám ngay
2. Điều trị y tế
Ngay khi xuất hiện tình trạng phản ứng nghiêm trọng và da không cải thiện sau 1 tuần chăm sóc tại nhà, mọi người nên thực hiện các biện pháp điều trị y khoa gồm:
- Thuốc kiểm soát triệu chứng: Thuốc kháng histamin kê đơn giúp giảm ngứa, mẩn đỏ, hắt hơi hoặc thuốc corticosteroid dạng uống hoặc tiêm để kiểm soát phản ứng dị ứng và hạn chế viêm nhiễm.
- Liệu pháp miễn dịch đường uống: Áp dụng cho trường hợp dị ứng nặng, mọi người sẽ được chỉ định phương pháp giúp làm quen dần với protein gây dị ứng.
- Tiêm Epinephrine (adrenaline): Đây là phương pháp chỉ định khẩn cấp cho sốc phản vệ để cấp cứu kịp thời, tránh ảnh hưởng đến tính mạng nên người có nguy cơ dị ứng cần mang theo bút tiêm Epipen bên mình mỗi khi ra ngoài.
V. Biện pháp phòng ngừa dị ứng quả đào
Việc phòng tránh dị ứng quả đào cần kết hợp giữa tránh tiếp xúc và kiểm soát hệ miễn dịch. Dưới đây là những khuyến nghị từ bác sĩ mà mọi người nên tham khảo và áp dụng:
- Tránh ăn đào dưới mọi hình thức như quả tươi, sấy khô, nước ép…
- Đọc kỹ thành phần sản phẩm đóng gói, nước giải khát chứa chiết xuất đào
- Cảnh báo với người thân, nhà hàng, trường học về tình trạng dị ứng của bản thân hoặc con trẻ
- Mang theo thuốc chống dị ứng hoặc bút tiêm chứa Epipen nếu đã từng có phản ứng nặng
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về liệu pháp miễn dịch nếu tình trạng dị ứng kéo dài gây ảnh hưởng đến chất lượng sống
- Với trẻ em có nguy cơ dị ứng cần thực hiện theo liệu trình được bác sĩ chỉ định
Dị ứng quả đào là hiện tượng phổ biến và cần nắm rõ cách xử lý, phương pháp phòng ngừa để hạn chế nguy hiểm đến tính mạng. Nếu đang gặp phải tình trạng này, hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để nhận tư vấn từ đội ngũ bác sĩ da liễu đầu ngành.



TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Cơ sở 1: Số 11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh
- Cơ sở 3: Số 24 Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội