Dị ứng động vật có vỏ là phản ứng dị ứng thường gặp gây ra nhiều phản ứng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát đúng cách và kịp thời. Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu chi tiết thông tin về tình trạng này qua bài viết sau.
I. Dị ứng động vật có vỏ là tình trạng như thế nào?
Động vật có vỏ là một nhóm thực phẩm rộng lớn được chia thành hai loại chính gồm:
- Động vật giáp xác: Các loại tôm, cua, ghẹ, tép…
- Động vật thân mềm: Các loại mực, bạch tuộc, sò, ốc, hến, trai, hàu…
Thông thường, các loại động vật giáp xác đặc biệt là tôm, cua dễ gây ra phản ứng dị ứng hơn cả. Tuy nhiên, vẫn có một số người bị dị ứng với động vật thân mềm. Dị ứng động vật có vỏ là một dạng dị ứng thực phẩm phổ biến xảy ra khi hệ miễn dịch cơ thể nhận nhầm các protein vô hại có trong động vật có vỏ là tác nhân gây hại.
Khi này, để chống lại dị nguyên này, hệ miễn dịch sẽ sản sinh ra kháng thể IgE, giải phóng histamin dẫn đến các triệu chứng dị ứng. Tình trạng dị ứng này xuất hiện ở mọi lứa tuổi hoặc bất kỳ ai. Tuy nhiên những đối tượng dưới đây dễ gặp hơn cả:
- Người có cơ địa dễ bị dị ứng.
- Trẻ nhỏ hoặc người trưởng thành có tiền sử dị ứng thực phẩm, hen suyễn.
- Người từng bị dị ứng với một loại động vật có vỏ cụ thể.
II. Dấu hiệu nhận biết dị ứng với động vật có vỏ
Các triệu chứng dị ứng động vật có vỏ có thể xuất hiện rất nhanh thường là trong vòng vài phút đến vài giờ đầu sau khi ăn hoặc tiếp xúc với các biểu hiện như:
- Nổi mề đay, phát ban, đỏ da và ngứa ngáy dữ dội
- Sưng mặt, môi, lưỡi, cổ họng hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.
- Khó thở, thở khò khè, ho, tức ngực
- Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn/nôn.
- Trường hợp nghiêm trọng gây sốc phản vệ với các biểu hiện chóng mặt, tụt huyết áp, mạch nhanh, mất ý thức cần được cấp cứu ngay lập tức.
III. Nguyên nhân xảy ra phản ứng dị ứng động vật có vỏ
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một số protein tropomyosin. Đây là một loại protein có mặt trong hầu hết các loài động vật có vỏ, đặc biệt là tôm và cua. Phản ứng dị ứng có thể xảy ra ngay cả khi mọi người tiếp xúc với hơi từ việc nấu chín hoặc chạm vào.
IV. Dị ứng động vật có vỏ nguy hiểm không?
Dị ứng động vật có vỏ thường không nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và xử lý đúng cách. Tuy nhiên, những trường hợp người bị hen suyễn, tiền sử gia đình bị dị ứng nặng hoặc cực kỳ nhạy cảm với động vật có vỏ thường có nguy cơ bị sốc phản vệ cao hơn cả. Do đó khi ăn bất kỳ loại động vật có vỏ nào, mọi người nên cẩn thận và theo dõi phản ứng của bản thân để kịp thời xử lý nhằm kiểm soát nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.
TÌM HIỂU THÊM: Các loại hạt nào dễ gây dị ứng
V. Cách chẩn đoán tình trạng dị ứng động vật có vỏ
Phương thức chẩn đoán tình trạng dị ứng động vật có vỏ được áp dụng phổ biến hiện nay là:
- Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ hỏi chi tiết về tiền sử dị ứng cá nhân và gia đình, các triệu chứng đã gặp phải, thời gian xuất hiện, các loại thực phẩm đã ăn trước đó.
- Test lẩy da: Nhỏ một lượng chiết xuất protein từ động vật có vỏ lên da và dùng kim chích nhẹ. Sau đó theo dõi phản ứng sau 15 – 20 phút và đưa ra kết luận.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này nhằm đo lượng kháng thể IgE đặc hiệu chống lại protein của động vật có vỏ trong máu. Mức độ IgE cao cho thấy sự nhạy cảm của cơ thể.
- Theo dõi phản ứng sau khi ăn thử liều nhỏ: Cho người bệnh ăn một lượng nhỏ động vật có vỏ và theo dõi phản ứng. Cách chẩn đoán này cần được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín để kiểm soát rủi ro.
VI. Phương pháp xử lý khi bị dị ứng động vật có vỏ
Nếu trường hợp bị dị ứng động vật có vỏ, người bệnh cần thực hiện ngay các phương pháp xử lý sau:
- Ngưng ăn ngay lập tức: Việc đầu tiên mọi người cần làm là dừng ăn động vật có vỏ ngay lập tức nhằm tránh rủi ro dị ứng tăng nặng hơn.
- Dùng thuốc kháng histamin: Đối với những trường hợp phản ứng nhẹ (nổi mề đay, mẩn ngứa, sổ mũi…) sử dụng thuốc kháng histamin có công dụng giảm ngứa và phát ban trên da. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý sử dụng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ.
- Dùng adrenalin: Trường hợp sốc phản vệ cần sử dụng adrenalin với tác dụng chống lại hiện tượng sưng phù, khó thở. Những người có tiền sử sốc phản vệ cần luôn mang theo thuốc adrenalin bên mình.
- Theo dõi y tế: Người bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng cần được theo dõi tại bệnh viện trong vài giờ để đề phòng phản ứng tái phát
VII. Cách giảm nguy cơ bị dị ứng động vật có vỏ
Để giảm thiểu nguy cơ dị ứng động vật có vỏ, mọi người cần thực hiện ngay các biện pháp phòng tránh sau:
- Tìm hiểu kỹ các món ăn, đặc biệt là những món ăn lần đầu thưởng thức.
- Không nấu hoặc chạm vào động vật có vỏ.
- Cẩn trọng khi ăn tại các nhà hàng hải sản và hãy thông báo về tình trạng dị ứng của bản thân.
- Đeo vòng tay/có thẻ ghi chú về dị ứng nếu từng bị phản ứng nghiêm trọng.
- Luôn mang theo thuốc dị ứng hoặc epinephrine nếu có chỉ định của bác sĩ.
VIII. Câu hỏi thường gặp
Dưới đây là giải đáp về một số thắc mắc xung quanh tình trạng dị ứng động vật có vỏ:
1. Dị ứng động vật có vỏ có khỏi hoàn toàn sau điều trị không?
Đây là tình trạng mãn tính và có xu hướng tồn tại suốt đời, đặc biệt là ở người lớn. Hiện tại, không có phương pháp chữa trị dứt điểm hoàn toàn. Quá trình điều trị chủ yếu tập trung vào việc tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng và kiểm soát các triệu chứng khi phản ứng xảy ra.
2. Dị ứng động vật có vỏ có thể bị dị ứng với cá không?
Đa phần các trường hợp bị dị ứng động vật có vỏ vẫn có thể ăn cá bình thường mà không xảy ra dị ứng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mọi người vẫn nên test phản ứng dị ứng bằng việc ăn một lượng cá nhỏ và theo dõi biểu hiện của cơ thể.
Trên đây là những thông tin về tình trạng dị ứng động vật có vỏ và những thắc mắc thường gặp. Nếu đang gặp phải tình trạng trên, mọi người hãy gọi ngay hotline 032 845 1188 của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia để nhận tư vấn chi tiết.



TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Cơ sở 1: Số 11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh
- Cơ sở 3: Số 24 Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội