Dị ứng nghệ do đâu? Cách xử lý và phòng ngừa đúng cách

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
dị ứng nghệ

Nghệ là thành phần rất tốt cho cơ thể và làn da, tuy nhiên nhiều người lại bị dị ứng nghệ gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu. Cùng tìm hiểu thêm về tình trạng này qua bài viết sau đây của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia để biết cách xử lý khi gặp phải.

I. Nghệ có thể gây dị ứng không?

Nghệ là loại gia vị, dược liệu được ứng dụng rộng rãi trong chế biến món ăn, các bài thuốc hay làm nguyên liệu để nhuộm vải. Thành phần chính của nghệ đó là curcumin, tinh dầu nghệ, vitamin và khoáng chất khác có khả năng chống viêm, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch tốt. 

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích nhưng một số người có thể bị dị ứng nghệ qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc da. Dị ứng nghệ là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng quá mức với một hoặc nhiều thành phần có trong nghệ. Phản ứng dị ứng xảy ra khi miễn dịch cơ thể nhầm lẫn chất có trong nghệ là mối đe dọa, từ đó sản xuất ra kháng thể IgE để chống lại và kích hoạt giải phóng histamin sau đó gây ra triệu chứng.

củ nghệ

II. Đối tượng có nguy cơ cao bị dị ứng nghệ

Dị ứng nghệ có nguy cơ xảy ra với bất cứ ai, tuy nhiên những đối tượng sau dễ gặp phải tình trạng này:

  • Những người có làn da và cơ địa quá nhạy cảm
  • Những người có cơ địa dị ứng như viêm da dị ứng, chàm, mề đay mãn tính, viêm mũi dị ứng.
  • Trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh
  • Người có tiền sử dị ứng thực phẩm, phấn hoa hoặc các chất khác.
  • Tiền sử gia đình có người bị dị ứng.

III. Triệu chứng dị ứng với nghệ cần biết 

Khi bị dị ứng nghệ, cơ thể sẽ có những triệu chứng bất thường mà mọi người dễ nhận biết thông qua việc quan sát. Dưới đây là những triệu chứng điển hình khi bị dị ứng với nghệ:

  • Triệu chứng trên da: Nổi mề đay, phát ban, ngứa ngáy dữ dội, thậm chí có thể nổi mụn nước nhỏ.
  • Triệu chứng toàn thân: Có dấu hiệu phù nề, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, ngứa và chảy nước mắt, nghẹt mũi, sổ mũi. Nếu dị ứng nặng sẽ có dấu hiệu sốc phản vệ nguy hiểm (phù mạch, sưng họng, khó thở, sụp mí mắt, tụt huyết áp) 

THAM KHẢO THÊM: Cách xử lý khi bị dị ứng niken

trẻ nổi phát ban trên da

IV. Làm thế nào để chẩn đoán chính xác dị ứng nghệ?

Dị ứng nghệ cần được chẩn đoán sớm với các phương pháp y khoa để xác định bệnh lý. Những phương pháp chẩn đoán dị ứng nghệ phổ biến hiện nay đó là:

  • Xét nghiệm lẩy da: Phương pháp dùng dịch chiết nghệ để nhỏ lên trên da, sau đó dùng kim chích nhẹ để đưa vào làn da. Nếu da có triệu chứng dị ứng (mẩn đỏ, sưng ngứa) trong 15 – 20 phút sau đó sẽ được chẩn đoán là dị ứng. 
  • Xét nghiệm máu: Đây là xét nghiệm đo nồng độ kháng thể IgE đặc hiệu với nghệ. Nếu cơ thể có nồng độ IgE tăng cao sau khi tiếp xúc với nghệ sẽ được kết luận là dị ứng. 

V. Cách xử lý khi dị ứng với nghệ 

Những triệu chứng dị ứng nghệ không gây nguy hiểm cho cơ thể nếu xử lý đúng cách và kịp thời. Mọi người cần kiểm soát triệu chứng bằng cách tránh tiếp xúc với nghệ và thực hiện điều trị với các phương pháp dưới đây:

  • Thuốc kháng histamin: Giúp làm giảm những triệu chứng dị ứng  nhẹ như mẩn ngứa, sổ mũi, chảy nước mắt. Những loại thuốc kháng histamin phổ biến thường được bác sĩ kê như Loratadine, Cetirizine, Fexofenadine. Đồng thời, mọi người chỉ sử dụng thuốc khi được kê đơn bởi bác sĩ
  • Thuốc corticosteroid: Giúp chống viêm và kiểm soát phản ứng dị ứng nặng. Lưu ý khi dùng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt khi dùng liều cao trong thời gian dài.
  • Tiêm epinephrine: Dùng để tiêm khẩn cấp khi sốc phản vệ nghiêm trọng giúp giãn phế quản, co mạch máu, giảm sưng và tăng cường hoạt động của tim.
  • Liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi: Phương pháp này đưa lượng nhỏ chất gây dị ứng chiết xuất từ nghệ qua đường dưới lưỡi giúp hệ miễn dịch quen và giảm đi những phản ứng quá mẫn của cơ thể. 

liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi

V. Cách phòng ngừa tình trạng dị ứng nghệ tái phát

Dị ứng nghệ hoàn toàn dễ dàng phòng ngừa với nhiều cách khác nhau. Dưới đây là những cách phòng ngừa dị ứng nghệ để mọi người tham khảo:

  • Tránh dùng nghệ, các sản phẩm từ nghệ, dù là bột nghệ hay các loại thực phẩm, mỹ phẩm chứa nghệ.
  • Đọc kỹ thành phần sản phẩm trước khi dùng.
  • Chăm sóc, tăng cường đề kháng cho da
  • Cân bằng chế độ ăn uống sao cho đủ dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng cho hệ miễn dịch
  • Duy trì sống lành mạnh, kiểm soát căng thẳng để tránh dị ứng tái phát. 
  • Thăm khám định kỳ với bác sĩ nếu có cơ địa dị ứng hoặc từng bị dị ứng nặng.

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này về bệnh lý dị ứng nghệ, cách xử lý và phòng ngừa bệnh giúp mọi người có thêm những thông tin hữu ích. Nếu có nhu cầu tư vấn điều trị dị ứng hiệu quả cùng đội ngũ bác sĩ da liễu đầu ngành liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *