Yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phục hồi vết thương. Trong đó, nhiều người thắc mắc ăn tép có bị sẹo lồi không? Trong bài viết sau, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc trên và chia sẻ những món ăn nên kiêng trong thời gian có vết thương hở.
I. Ăn tép có bị sẹo lồi không?
Đây là loại thực phẩm dễ gây sẹo lồi ở người có vết thương hở. Nguyên nhân là do hàm lượng lớn protein trong tép làm tế bào tăng sinh bất thường dẫn đến các mô sẹo hình thành và nhô cao trên da. Không chỉ vậy, dưỡng chất histamin trong tép còn lamg tăng cao nguy cơ khiến vết thương bị sưng tấy, đau nhức, mẩn đỏ,… Với người có cơ địa nhạy cảm còn dẫn đến vấn đề nhiễm trùng rất nguy hiểm.
II. Bị vết thương hở bao lâu được ăn tép?
Tùy thuộc vào tình trạng vết thương, mỗi người sẽ cần kiêng ăn tép trong một khoảng thời gian như sau:
- Vết thương nông, trầy xước nhẹ: Mọi người nên kiêng sử dụng các món ăn từ tép trong khoảng 7 ngày để hạn chế vết thương xuất hiện các biểu hiện không mong muốn.
- Vết thương do tiểu phẫu hay đại phẫu: Thời gian hạn chế ăn tép thường kéo dài khoảng 1 tháng nhằm giúp vết thương phục hồi nhanh chóng.
Tuy nhiên, nếu mọi người lỡ ăn tép trong thời gian cần kiêng khem thì nên xử lý theo hướng dẫn sau:
- Ăn ít: Cơ thể không xảy ra bất kỳ hiện tượng gì bất thường, mọi người hãy ngừng ăn và uống nhiều nước để cơ thể thải độc.
- Ăn nhiều: Nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường như sưng nhức, chảy mủ, đau ngứa dữ dội thì mọi người nên đi khám bác sĩ để được xử lý kịp thời.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Ăn nước mắm có bị sẹo lồi không?
III. Ngoài tép, vết thương hở cần kiêng ăn gì để không bị sẹo lồi?
Nhiều người chủ quan về chế độ ăn trong thời gian có vết thương hở dẫn đến tình trạng sẹo lồi xuất hiện trên da. Dưới đây là những thực phẩm nên kiêng ăn mà mọi người cần ghi nhớ:
- Thịt bò: Dễ gây sưng tấy, mưng mủ khiến vết thương hở hình thành sẹo thâm, sẹo lồi.
- Hải sản: Giống như tép, các loại hải sản nói chung cũng kích thích hình thành sẹo lồi. Ngoài ra, tính hàn của các loại hải sản còn khiến vết thương bị viêm nhiễm và lâu phục hồi.
- Đồ nếp: Các món ăn được chế biến từ gạo nếp thường có tính nóng, khi sử dụng sẽ gây ra những biểu hiện bất thường cho vết thương như: sưng tấy, chảy mủ có mùi hôi.
- Rau muống: Làm tăng sinh collagen quá mức dẫn tới việc hình thành sẹo lồi trên da.
- Trứng: Là thực phẩm kích thích sản xuất nhiều tế bào da mới dẫn đến tình trạng sẹo lồi. Không chỉ vậy, trứng còn khiến vùng da có vết thương hở sáng màu hơn các vùng da xung quanh.
- Đồ ăn cay, dầu mỡ: Khiến cơ thể bị nóng trong từ đó tăng rủi ro sưng tấy, viêm nhiễm tại vết thương hở.
- Chất kích thích: Thuốc lá, rượu, bia,… gây tác động xấu đến quá trình tuần hoàn máu làm kéo dài thời gian lành vết thương.
IV. Lưu ý khi chăm sóc da cho người vết thương hở
Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, việc chăm sóc vết da đúng cách sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương. Khi có vết thương hở mọi người nên lưu ý những điều sau:
Chăm sóc da
- Sử dụng nước sạch và nước muối sinh lý để vệ sinh vết thương
- Băng bó vết thương đúng cách để tránh làm tắc nghẽn mạch máu hay vi khuẩn tấn công
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc uống và bôi ngoài da
- Thoa kem chống nắng có chỉ số SPF cao để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV
- Làm dịu triệu chứng sưng tấy vết thương bằng túi chườm lạnh
- Không gãi, làm trầy xước khiến vết thương bị nhiễm trùng
- Nên đi khám bác sĩ khi xuất hiện những biểu hiện bất thường như: sưng tấy, chảy mủ kèm mùi hôi khó chịu để được xử lý kịp thời.
Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
- Bổ sung nhiều nước giúp làm mềm mịn da
- Cung cấp vitamin C, K, kẽm,… cho cơ thể nhằm rút ngắn thời gian phục hồi vết thương
- Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, thuốc lá, thịt gà, thịt bò, hải sản,… tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương
CHI TIẾT TẠI: Có vết thương hở nên kiêng ăn gì?
Chế độ sinh hoạt khoa học
- Ngủ đủ giấc, giữ tình thần thư giãn nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể
- Tránh vận động mạnh khiến vết thương bị rách và nhiễm trùng
- Mặc trang phục rộng rãi, thoải mái để tránh việc chà xát làm ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi vết thương
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường chứa nhiều khói bụi, vi khuẩn,… khiến vết thương bị nhiễm trùng
Bài viết trên đã giải đáp chi tiết câu hỏi ăn tép có bị sẹo lồi không. Trong thời gian có vết thương hở, ăn tép có khả năng để lại sẹo lồi. Nếu mọi người muốn xóa sẹo dứt điểm, không cần nghỉ dưỡng, hãy liên hệ với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032 845 1188 để được tư vấn chi tiết.
TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Da liễu Maia & Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21 & 11 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.