Nhiều người có vết thương hở băn khoăn rằng ăn nước mắm có bị sẹo lồi không khi đây là loại gia vị không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của người Việt. Trong bài viết sau, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi trên và chia sẻ về chế độ dinh dưỡng hợp lý để ngăn ngừa sẹo lồi hình thành.
I. Ăn nước mắm có bị sẹo lồi không?
Chưa có nghiên cứu khoa học nào xác thực việc ăn nước mắm sẽ gây sẹo lồi, theo đó mọi người vẫn có thể yên tâm sử dụng nước mắm khi có vết thương hở. Trên thực tế, ăn nước mắm bị sẹo lồi chỉ là quan niệm dân gian xuất phát từ việc nước mắm giàu đạm và được chiết xuất từ các loại cá.
Một số người cho rằng hàm lượng đạm lớn sẽ kích thích collagen sản sinh quá mức và hình thành mô sẹo, trong khi đó cá có tính tanh dễ gây viêm nhiễm, kích ứng vết thương. Tuy nhiên, điều này chưa được chứng minh rõ ràng nên mọi người không nên quá lo lắng.
II. Lưu ý khi ăn nước mắm trong thời gian bị vết thương hở
Để vết thương sớm hồi phục và hạn chế tối đa những rủi ro không mong muốn, mọi người nên chú ý những điều sau khi sử dụng nước mắm trong bữa ăn hàng ngày:
- Lựa chọn các loại nước mắm sạch, có nguồn gốc rõ ràng nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng
- Chọn nước mắm có độ đạm mức 2, không quá đặc và sử dụng lượng vừa phải
- Tránh ăn nước mắm khi vết thương có tình trạng chảy dịch, sưng tấy hoặc trong quá trình tái tạo da mới
- Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng kết hợp cùng các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể
ĐỌC THÊM: Ăn gừng có bị sẹo lồi không?
III. Người vết thương hở nên ăn gì và kiêng ăn gì để tránh bị sẹo lồi?
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành hoặc ngăn chặn sẹo lồi nên mọi người cần ghi nhớ nhóm thực phẩm nên và không nên tiêu thụ dưới đây:
Những thực phẩm nên bổ sung
- Các loại thực phẩm giàu kẽm như đậu quả, đậu xanh, ngũ cốc,… kích thích tái tạo tế bào da mới nhờ cung cấp enzyme cho cơ thể
- Thực phẩm chứa vitamin E, C, K gồm bơ, hạt hướng dương, rau bina, cam, ổi,… có khả năng làm lành thương nhanh chóng cũng như mờ thâm hiệu quả
- Thực phẩm chứa lượng lớn Omega 3 có trong các loại hạt như hạt lạnh, hạt chia, quả óc cho… nhằm hạn chế viêm nhiễm và đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương hở
- Thực phẩm có nhiều protein như thịt nạc, sữa, các loại đậu… giúp nuôi dưỡng và tăng cường sức đề kháng bảo vệ vết thương
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhằm cung cấp độ ẩm cho làn da tự nhiên, vận chuyển dưỡng chất nuôi dưỡng tế bào và để da được mềm mại
Những loại thực phẩm cần tránh sử dụng
- Rau muống khiến tăng mô da phát triển nhanh dễ hình thành sẹo lồi
- Thịt gà khiến vết thương hở bị sưng tấy, đau nhức kéo dài
- Thịt bò khiến cho vùng da có vết thương hở tăng sinh collagen và bị sẫm màu
- Hải sản và đồ tanh làm vết thương phát triển quá mức và để lại sẹo lồi
- Trứng làm cho vùng da xung quanh vết thương bị loang lổ và gây sẹo xấu mất thẩm mỹ
- Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ… gây nóng trong khiến vết thương bị ngứa, tăng nguy cơ viêm loét
- Các loại thực phẩm chế biến từ gạo nếp như bánh chưng, xôi, chè… gây mưng mủ dẫn đến viêm nhiễm và tạo sẹo lồi
- Chất kích thích như bia, rượu, caffeine, thuốc lá,… làm gián đoạn quá trình lành thương, ngăn chặn sự tổng hợp collagen trên vết thương
CHI TIẾT TẠI: Kiêng như thế nào để không bị sẹo lồi?
IV. Chế độ chăm sóc vết thương hở để da không lên sẹo
Việc tuân thủ nghiêm túc chế độ chăm sóc vết thương hở quyết định trực tiếp đến kết quả phục hồi và thẩm mỹ của vùng da này. Do đó, mọi người cần chú ý thực hiện các việc sau:
1. Chăm sóc và vệ sinh vết thương
- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi làm sạch vết thương
- Vệ sinh vết thương mỗi ngày bằng nước muối sinh lý, cồn đỏ để sát khuẩn và thấm khô bằng khăn mềm
- Thay băng thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh vi khuẩn xâm nhập
- Giữ vết thương được thông thoáng, lựa chọn trang phục thoải mái với chất liệu cotton mềm
- Bôi thuốc hoặc uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng, tần suất
- Khám ngay với bác sĩ khi thấy những biểu hiện bất thường bao gồm sưng tấy, đau nhức, mưng mủ vết thương
2. Chế độ dinh dưỡng
- Bổ sung đa dạng thực phẩm giàu vitamin A, C, E, cùng protein và kẽm để đẩy nhanh quá trình tái tạo làm lành vết thương
- Uống tối thiểu 2 lít nước để thải độc và thanh lọc cơ thể, tăng cường khả năng trao đổi chất
- Tuân thủ chế độ kiêng khem theo hướng dẫn cho đến khi vết thương lành hoàn toàn
3. Chế độ sinh hoạt
- Bảo vệ vết thương khi ra ngoài, tránh tác hại của tia UV bằng cách mặc quần áo dài, đội mũ rộng vành, kem chống nắng chuyên dụng
- Hạn chế gãi hoặc chà xát vết thương gây bong tróc da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng
- Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, không thức khuya để thúc đẩy quá trình phục hồi của cơ thể
- Không làm việc cường độ cao, luyện tập thể dục thể thao với bài tập nặng ảnh hưởng đến vết thương hở và gián đoạn quá trình lành thương
Những thông tin trong bài viết đã giúp mọi người giải đáp thắc mắc ăn nước mắm có bị sẹo lồi không cùng cách chăm sóc vết thương hở an toàn. Để được thăm khám và điều trị sẹo lồi, hãy liên hệ với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia theo hotline 032 845 1188 để biết thêm chi tiết.
TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Da liễu Maia & Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21 & 11 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.