Trứng là thực phẩm bổ dưỡng và tiện lợi với cách chế biến đơn giản, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, không ít người lại bị dị ứng trứng gây ra nhiều phản ứng trên cơ thể từ nhẹ đến nặng, thậm chí còn đe dọa tính mạng. Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu chi tiết về tình trạng này qua nội dung bài viết dưới đây.
I. Tổng quan về tình trạng dị ứng trứng
Việc nắm rõ các thông tin cơ bản về tình trạng dị ứng này mọi người có cách xử lý phù hợp và đảm bảo an toàn sức khỏe:
1. Dị ứng trứng là như thế nào?
Đây là phản ứng bất thường từ hệ miễn dịch của cơ thể khi tiếp xúc với các protein có trong trứng, lúc này cơ thể coi đây là hoạt chất có hại và sản sinh ra phản ứng chống lại để bảo vệ. Đây là một trong những loại dị ứng thực phẩm phổ biến, thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi ăn dặm nhưng cũng có khả năng xảy ra ở người lớn.
Trên thực tế, trứng gà là loại trứng dễ gây dị ứng nhất, song tình trạng kích ứng, phản ứng tương tự của cơ thể cũng có nguy cơ cao xảy ra với trứng vịt, trứng cút.
2. Nguyên nhân gây dị ứng với trứng
Thành phần chính gây dị ứng chính là hàm lượng protein có trong trứng, đặc biệt là lòng trắng trứng bởi nó chứa nhiều protein hoạt tính hơn lòng đỏ. Trong đó, một số loại protein có khả năng cao kích thích cơ thể phản ứng quá mức bao gồm:
- Protein trong lòng trắng trứng: Ovalbumin, ovomucoid, ovotransferrin là lượng lớn protein gây kích ứng hệ miễn dịch nhất là với trẻ nhỏ.
- Protein trong lòng đỏ trứng: Dù hiếm gặp hơn nhưng một số người vẫn gặp tình trạng dị ứng với protein livetin có trong lòng đỏ.
3. Ai có nguy cơ cao bị dị ứng trứng?
Không phải ai cũng bị dị ứng khi ăn trứng, tuy nhiên, nhóm đối tượng có nguy cơ cao gặp tình trạng này được bác sĩ khuyến cáo gồm:
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ bị dị ứng, nhất là khi ăn trứng quá sớm
- Người có tiền sử bị dị ứng thực phẩm như đạm sữa bò, hải sản, đậu phộng cũng có nguy cơ cao bị dị ứng
- Người mắc viêm da cơ địa, hen suyễn,… có đề kháng yếu và nhạy cảm
- Trong gia đình, cha hoặc mẹ có tiền sử bị dị ứng thì con cái cũng có nguy cơ gặp tình trạng tương tự
II. Nhận biết triệu chứng dị ứng khi ăn trứng
Các triệu chứng bị dị ứng với trứng xuất hiện nhanh chóng ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể chỉ trong vài phút hoặc vài giờ sau khi ăn. Tuy nhiên, mức độ phản ứng nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào mỗi người, phổ biến như:
- Bề mặt da nổi mẩn đỏ, phát ban kèm cảm giác ngứa ngáy, châm chích khó chịu, thậm chí còn sưng tấy vùng mắt, môi hoặc cả mặt
- Cảm giác buồn nôn, đầy bụng, đau bụng dữ dội dẫn đến tiêu chảy, phân lỏng
- Ho khan, giọng khàn, khó thở cùng với chứng hắt hơi liên tục, chảy nước mũi kèm cảm giác tắc nghẽn vòm họng
- Cơ thể mệt mỏi, choáng váng, tim đập nhanh, tím tái và toát mồ hôi ớn lạnh là dấu hiệu sốc phản vệ nguy hiểm, đe dọa tính mạng
XEM NGAY: Dị ứng cua đồng có nguy hiểm không?
III. Dị ứng trứng có thể khỏi không? Khi nào gặp bác sĩ?
Tình trạng dị ứng trứng có thể tự khỏi, đặc biệt khi trẻ lớn lên nhờ hệ miễn dịch phát triển toàn diện và dung nạp protein trong trứng. Tuy nhiên, việc khỏi dị ứng còn phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ dị ứng, tần suất tiêu thụ, cơ địa và cách chăm sóc. Ngoài ra, mọi người nên thăm khám với bác sĩ để được kiểm tra và điều trị y tế nếu:
- Triệu chứng dị ứng kéo dài, tái diễn nhiều lần ảnh hưởng đến sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng
- Áp dụng các biện pháp kiểm soát dị ứng tại nhà không hiệu quả và cần điều trị chuyên sâu
- Xuất hiện dấu hiệu nghiêm trọng như khó thở, chóng mặt, tụt huyết áp
IV. Chẩn đoán dị ứng trứng như thế nào?
Để xác định chính xác tình trạng dị ứng trứng, bác sĩ sẽ kết hợp nhiều phương pháp kiểm tra cùng kết quả khám lâm sàng:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ hỏi về lịch sử ăn uống, thời điểm bùng phát triệu chứng, tiền sử dị ứng của bản thân, gia đình và kiểm tra tình trạng da thực tế.
- Test lẩy da: Kiểm tra tình trạng dị ứng nhanh chóng bằng cách nhỏ lượng nhỏ dung dịch chứa protein từ trứng lên da và chích nhỏ để theo dõi phản ứng. Nếu da sưng tấy, mẩn đỏ là dấu hiệu bị dị ứng.
- Xét nghiệm máu: Thực hiện phương pháp này để đo lường mức độ kháng thể IgE đặc hiệu với các protein trong trứng, nồng độ càng cao thì mức độ dị ứng càng nặng, phù hợp với trường hợp da có tổn thương.
- Thử thách thực phẩm đường uống: Người dị ứng được cho ăn từng lượng nhỏ dưới sự giám sát y tế nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn. Phương pháp này thường chỉ áp dụng khi đã loại trừ nguy cơ phản ứng nặng.
- Chế độ ăn kiêng loại trừ: Bác sĩ sẽ yêu cầu mọi người loại bỏ hoàn toàn trứng trong khẩu phần ăn từ 2 – 4 tuần rồi ăn lại để theo dõi phản ứng. Đồng thời cần kết hợp ghi chép nhật ký ăn uống để chẩn đoán chính xác hơn.
V. Điều trị và quản lý dị ứng với trứng
Tùy vào mức độ dị ứng trứng, bác sĩ sẽ chỉ định mọi người thực hiện phương pháp xử lý phù hợp, trong đó:
1. Biện pháp hỗ trợ tại nhà
Trong trường hợp dị ứng nhẹ, mọi người cần tuân thủ hướng dẫn chăm sóc tại nhà để nhanh chóng cải thiện triệu chứng khó chịu:
- Ngừng ăn hoàn toàn các món ăn từ trứng và loại bỏ khỏi chế độ ăn hàng ngày
- Đọc kỹ thành phần trong các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn
- Thay thế trứng bằng các loại thực phẩm và thành phần chuyên dụng khác khi nấu ăn
- Theo dõi triệu chứng sát sao, ghi lại các loại thực phẩm đã ăn và phản ứng dị ứng để thông báo với bác sĩ
2. Phương pháp điều trị y tế
Với tình trạng dị ứng không có dấu hiệu thuyên giảm và kéo dài nghiêm trọng, mọi người cần can thiệp y tế để xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn:
- Sử dụng thuốc: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc trị dị ứng thực phẩm bao gồm thuốc kháng histamin, thuốc bôi thoa chứa corticoid, thuốc giảm co thắt phế quản để giảm nổi mẩn, ngăn chặn phản ứng viêm da kéo dài.
- Xử lý sốc phản vệ: Tiêm epinephrine là giải pháp cấp cứu tình trạng sốc phản vệ do ăn trứng. Do đó, những người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng được bác sĩ khuyến cáo mang theo bút tiêm bên người để xử lý kịp thời.
- Liệu pháp miễn dịch: Phương pháp điều trị tiên tiến giúp giảm dần độ nhạy cảm của cơ thể với protein có trong trứng bằng cách cho tiếp xúc liều nhỏ theo lộ trình khoa học và được bác sĩ theo dõi sát sao.
VI. Hướng dẫn phòng ngừa dị ứng khi ăn trứng
Dị ứng trứng hoàn toàn có thể được kiểm soát tốt nếu mọi người biết cách phòng tránh phù hợp. Dưới đây là lời khuyên từ bác sĩ để giúp hạn chế nguy cơ phản ứng dị ứng mà mọi người nên tham khảo và áp dụng:
- Chỉ cho trẻ ăn trứng từ 6 tháng tuổi trở lên và bắt đầu với lượng nhỏ phù hợp, đồng thời theo dõi phản ứng trong 2 – 3 ngày đầu
- Đọc kỹ thành phần sản phẩm trước khi sử dụng, đặc biệt với những người có tiền sử dị ứng thực phẩm
- Phụ huynh nên trao đổi với giáo viên về tình trạng dị ứng của trẻ để được thiết kế chế độ dinh dưỡng riêng biệt
- Thông báo, chia sẻ với mọi người xung quanh về tình trạng dị ứng giúp đảm bảo an toàn sức khỏe bản thân
- Thông báo với đầu bếp nhà hàng nếu đi ăn ngoài
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học bằng việc cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu, sinh hoạt lành mạnh để tăng cường hệ miễn dịch
- Tái khám định kỳ với bác sĩ để được theo dõi khả năng dung nạp và sức khỏe tổng quát
Trên đây là những nội dung chi tiết về tình trạng dị ứng trứng mà mọi người cần nắm rõ để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh. Nếu đang gặp phải tình trạng này, mọi người hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032 845 1188 để được tư vấn cụ thể.



TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Cơ sở 1: Số 11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh
- Cơ sở 3: Số 24 Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội