Gợi ý 3 loại thuốc trị dị ứng thực phẩm và cách sử dụng

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
thuốc trị dị ứng thực phẩm

Bất kỳ loại đồ ăn nào cũng có khả năng gây kích ứng do cơ chế miễn dịch của cơ thể ở mỗi người khác nhau. Do đó, thuốc trị dị ứng thực phẩm được bác sĩ chỉ định nhằm cải thiện triệu chứng mẩn ngứa, buồn nôn và mệt mỏi. Trong bài viết dưới đây, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ gợi ý các loại thuốc chi tiết. 

I. Tầm quan trọng của thuốc trị dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm là tình trạng phổ biến ở cả người lớn và trẻ em với các triệu chứng ngoài da, tiêu hóa, hô hấp, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Theo đó, thuốc trị dị ứng thực phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng và mang lại nhiều lợi ích như:

  • Cải thiện triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa rát, đau bụng và buồn nôn rõ rệt
  • Ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng như sốc phản vệ
  • Hỗ trợ điều trị dị ứng lâu dài với trường hợp cơ địa dễ dị ứng và hạn chế nguy cơ tái phát
  • Tăng chất lượng cuộc sống giúp mọi người an tâm khi ăn uống, không e ngại tụ tập, tham gia hoạt động giao tiếp xã hội

dấu hiệu dị ứng thực phẩm

II. Các loại thuốc điều trị dị ứng thực phẩm phổ biến hiện nay

Dưới đây là tổng hợp 3 loại thuốc trị dị ứng thực phẩm được bác sĩ kê đơn và sử dụng phổ biến: 

1. Thuốc kháng histamine

Nhóm thuốc kháng histamine được chia thành 2 nhóm chính với khả năng làm dịu phản ứng kích ứng trên da, cụ thể như sau: 

  • Thuốc kháng histamine thế hệ 1: Diphenhydramine và Chlorpheniramine có hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng dị ứng cấp tính như ngứa, sưng, đau bụng. Tuy nhiên, thuốc thế hệ 1 thường gây ra các tác dụng phụ như buồn ngủ, thậm chí là tăng động, ảo giác ở trẻ nhỏ. Do đó, loại thuốc này thường được chỉ định cho người lớn có phản ứng dị ứng nhẹ và không khuyến khích sử dụng cho trẻ em.
  • Thuốc kháng histamine thế hệ 2: Cetirizin, Loratadine và Fexofenadin là lựa chọn ưu tiên cho các trường hợp dị ứng từ nhẹ đến trung bình vì ít gây buồn ngủ hơn so với thế hệ 1. Thuốc thế hệ 2 tác động chọn lọc hơn giúp cải thiện đồng thời các triệu chứng ở đường tiêu hóa, hô hấp, mạch máu và hạn chế tiết acid dạ dày. Mặc dù vậy, một số tác dụng phụ có thể gặp bao gồm đau đầu, mệt mỏi và khô miệng.

BẠN ĐÃ BIẾT: Uống thuốc dị ứng có ảnh hưởng đến tinh trùng không?

2. Corticosteroid

Các loại thuốc chứa Corticosteroid có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp dị ứng nặng và kéo dài nên tuyệt đối không tự ý sử dụng tại nhà, đặc biệt là dạng uống hoặc tiêm:

  • Thuốc bôi ngoài da: Hydrocortisone, Betamethasone có công dụng giảm viêm, ngứa ngáy và mẩn đỏ ngoài da lây lan nhanh chóng trong trường hợp dị ứng gây viêm da, phát ban diện rộng. Tuy nhiên việc dùng thuốc lâu dài sẽ gây mỏng da hoặc kích ứng ngược không mong muốn 
  • Dạng uống/tiêm: Thuốc Methylprednisolone, Prednisone được chỉ định sử dụng trong trường hợp phản ứng dị ứng toàn thân nghiêm trọng với liều lượng dựa trên tình trạng thực tế. Một số tác dụng phụ nếu sử dụng sai cách mà mọi người phải đối mặt như tăng huyết áp, loãng xương, yếu cơ, đục thủy tinh thể,…

thuốc corticosteroids

3. Adrenaline (Epinephrine)

Tiêm Epinephrine là phương pháp cấp cứu tức thời để xử lý sốc phản vệ do dị ứng thực phẩm. Thuốc hoạt động bằng cách tăng sức cản mạch máu toàn thân, thúc đẩy hoạt động co bóp, điều hòa nhịp tim, từ đó giảm nhanh các triệu chứng nguy hiểm như nổi mề đay, phù thanh quản và các biểu hiện khác.

Sản phẩm này được điều chế dưới dạng ống tiêm sẵn giúp tiết kiệm thời gian quý báu trong việc cứu sống người bệnh. Tuy nhiên, việc tiêm Epinephrine vẫn có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ tạm thời như run người, tăng nhịp tim và cảm giác hồi hộp.

III. Hướng dẫn sử dụng thuốc trị dị ứng thức ăn đúng cách

Việc sử dụng thuốc trị dị ứng thực phẩm đúng cách không chỉ giúp kiểm soát hiệu quả các triệu chứng từ nhẹ đến nguy hiểm mà còn hạn chế nguy cơ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, mọi người cần đặc biệt lưu ý các vấn đề sau đây: 

  • Tránh xa các thành phần và thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng 
  • Tuân thủ chỉ định sử dụng thuốc từ bác sĩ, uống đúng và đủ liều, tuyệt đối không tự ý tăng, giảm liều, lạm dụng hoặc ngưng dùng thuốc khi chưa được bác sĩ đồng ý 
  • Không tự ý kết hợp nhiều loại thuốc làm giảm hiệu quả điều trị và tăng nguy cơ tác dụng phụ 
  • Theo dõi phản ứng của cơ thể khi sử dụng thuốc, nếu có biểu hiện bất thường cần thăm khám ngay với bác sĩ để được xử lý và đổi thuốc 
  • Nếu có tiền sử sốc phản vệ cần đem theo ống tiêm Epipen và các loại thuốc dự phòng mỗi khi ra ngoài 
  • Kiểm tra hạn sử dụng và đảm bảo thuốc được bảo quản đúng cách

kiểm tra hạn dùng thuốc

IV. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Ngay khi gặp các dấu hiệu bất thường khi sử dụng thuốc điều trị dị ứng do thực phẩm, mọi người cần thăm khám với bác sĩ để được xử lý kịp thời: 

  • Triệu chứng dị ứng mẩn đỏ, phát ban lan rộng và không thuyên giảm sau khi sử dụng thuốc 
  • Cơ thể mệt mỏi kèm cảm giác tức ngực, khó thở, sưng nề môi, lưỡi và nôn ói nhiều lần 
  • Trường hợp lần đầu bị dị ứng mà chưa xác định được nguyên nhân chính xác 
  • Cơ thể bị dị ứng mãn tính cần tái khám và tuân thủ theo phác đồ điều trị lâu dài 

Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết các loại thuốc trị dị ứng thực phẩm kèm lưu ý quan trọng khi sử dụng. Nếu đang gặp phải tình trạng tương tự, mọi người hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để nhận tư vấn điều trị dị ứng thực phẩm hiệu quả, an toàn cùng đội ngũ bác sĩ da liễu đầu ngành.

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *