fbpx

Bị đồi mồi khi mang thai do đâu? Làm sao để phòng ngừa?

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
bị đồi mồi khi mang thai

Khi mang thai, các mẹ sẽ thấy cơ thể xuất hiện nhiều thay đổi về ngoại hình. Trong đó, bị đồi mồi khi mang thai là vấn đề khiến nhiều mẹ cảm thấy tự ti. Bài viết sau của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ chia sẻ nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng đồi mồi xuất hiện khi có thai.

I. Nguyên nhân da bị đồi mồi khi mang thai

Làn da của phụ nữ thường rất nhạy cảm và dễ hình thành những đốm đồi mồi trong thai kỳ bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Di truyền: Nếu thế hệ trước trong gia đình đã có thành viên bị đồi mồi thì mẹ bầu sẽ có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này khi mang thai.
  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên: Không sử dụng kem chống nắng hay che chắn cẩn thận, đi nắng nhiều gây ra đồi mồi bởi tia UV sẽ kích thích các tế bào hắc tố melanin sản sinh nhiều hơn bình thường.
  • Thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ mang thai thường bị rối loạn nội tiết tố dẫn đến tình trạng melanin tăng sinh bất thường và tạo thành các đốm sắc tố trên bề mặt da.
  • Lão hóa da: Làn da của mẹ bầu ở độ tuổi trung niên thường dễ bị thiếu hụt collagen và hàng rào bảo vệ da yếu dần, gây ra những biểu hiện như da bị nhăn nheo, giảm tính đàn hồi, xuất hiện đồi mồi,…
  • Sử dụng mỹ phẩm có hại cho da: Mỹ phẩm chứa nhiều thành phần hóa học bào mòn da, dễ khiến da bị tổn thương do các tác nhân bên ngoài môi trường và hình thành vết đồi mồi.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng: Cơ thể thiếu hụt nước, vitamin A, C, kẽm… là nguyên nhân khiến da khô sạm, bong tróc và làm hàng rào bảo vệ da bị suy yếu.

da bong tróc

II. Dấu hiệu nhận biết da bị đồi mồi khi mang bầu

Nhiều mẹ gặp khó khăn để phân biệt tình trạng bị đồi mồi khi mang thai với các vấn đề về da liễu khác. Để nhận biết đốm đồi mồi trên da, mọi người nên quan sát những đặc điểm sau:

  • Xuất hiện các đốm sẫm màu khác biệt trên da
  • Đồi mồi nằm rải rác, mọc đơn lẻ hoặc thành cụm
  • Kích thước đốm đồi không đồng đều, thường từ 0,5 – 2,5 cm
  • Vùng da bị đồi mồi thường bằng phẳng, không có cảm giác gì đặc biệt
  • Thường xuất hiện tại những vị trí tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như: gò má, tay, cổ, vai,…

III. Ảnh hưởng của đốm đồi mồi đến sức khỏe mẹ và bé

Đồi mồi không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ bầu và bé. Tuy nhiên, nếu phát hiện các biểu hiện khác lạ ở vị trí đồi mồi như sưng ngứa, đau nhức, chảy máu,… hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, sự xuất hiện của đồi mồi còn khiến làn da không đều màu, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, đặc biệt khi ở các vị trí dễ thấy như gương mặt hay cánh tay, mu bàn tay.

ảnh hưởng ngoại hình

IV. Nổi vết đồi mồi trong giai đoạn thai kỳ có tự hết được không?

Vùng da bị đồi mồi khi mang thai có khả năng mờ dần sau khi sinh khoảng vài tháng. Tuy nhiên, các vết đồi mồi rất khó biến mất hoàn toàn, thậm chí lan rộng và đậm màu hơn. Trong trường hợp này, các mẹ hãy tham khảo biện phương pháp xóa đồi mồi, nhưng cần tìm hiểu kỹ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. 

Theo Bác sĩ Trần Thu Hà – Chuyên gia về da liễu của Phòng khám Maia&Maia khuyến cáo: “Mẹ bầu không nên thực hiện các phương pháp xóa đồi mồi trong thời gian đầu mới sinh con, hãy chờ sau khi sinh khoảng từ 6 – 8 tháng mới nên thực hiện các biện pháp can thiệp y khoa hiện đại. Ngoài ra, các mẹ cũng nên chủ động phòng ngừa tình trạng đồi mồi bằng những biện pháp phù hợp ngay tại nhà.”

BÁC SĨ CHUYÊN KHOA TRỰC TIẾP TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ ĐỒI MỒI AN TOÀN

V. Biện pháp phòng ngừa đồi mồi phát triển khi mang bầu

Để giảm nguy cơ bị đồi mồi khi mang thai, mọi người có thể tham khảo ngay những biện pháp sau:

1, Sử dụng mặt nạ dưỡng da từ thiên nhiên

Nguyên liệu tự nhiên chứa nhiều dưỡng chất tốt cho quá trình phòng ngừa đồi mồi và lành tính với làn da của mẹ bầu. Cùng điểm qua một số loại mặt nạ dưỡng da từ thiên nhiên được sử dụng phổ biến:

  • Khoai tây: Chứa các thành phần vitamin B6, C, kali, kẽm giúp loại bỏ tế bào chết, thúc đẩy quá trình sản xuất tế bào mới, làm sáng mịn da.
  • Cà chua: Chứa vitamin A, C kích thích sản sinh collagen, tái tạo tế bào mới giúp làn da trở nên khỏe mạnh, ngăn chặn sự xuất hiện của đồi mồi. 
  • Dầu dừa: Hàm lượng vitamin E, acid amin trong dầu dừa hỗ trợ tăng cường sức khỏe làn da, đồng thời giữ ẩm và giúp làn da trở nên đều màu hơn. 

dầu dừa

2, Chống nắng khi đi ra ngoài

Ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mang thai và sau sinh bị đồi mồi. Việc chống nắng khi ra ngoài sẽ giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV. Mọi người nên thực hiện theo cách sau:

  • Mặc quần áo dài, đeo khẩu trang, kính, đội mũ nhằm hạn chế ánh nắng mặt trời gây hại cho da
  • Thoa các sản phẩm kem chống nắng có chỉ số SPF 30+ từ 20 – 30 phút trước khi ra ngoài. 

3, Thực hiện chăm sóc da và dưỡng da hằng ngày

Ngoài ra, mọi người cũng cần thực hiện chăm sóc và dưỡng da hàng ngày theo hướng dẫn sau: 

  • Vệ sinh: Tẩy trang, làm sạch da thường xuyên nhằm loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn bám trên da, hạn chế nguy cơ hình thành vết đồi mồi.
  • Tẩy tế bào chết: Thực hiện khoảng 2 – 3 lần/tuần nhằm loại bỏ tế bào chết, bụi bẩn nằm sâu dưới da giúp ngăn chặn đồi mồi xuất hiện. 
  • Dưỡng da: Giúp cung cấp độ ẩm cần thiết làm tăng độ đàn hồi và giữ da ẩm mượt, mịn màng.

Tuy nhiên, khi dùng các sản phẩm chăm sóc da, các mẹ nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm có chiết xuất tự nhiên lành tính. Đồng thời tránh các loại kem chứa nhiều chất hóa học, cồn, chất tẩy rửa.

dưỡng ẩm cho da

4, Sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý

Chế độ sinh hoạt cũng ảnh hưởng tới sức khỏe làn da, theo đó các mẹ cần ghi nhớ những điều sau trong thai kỳ:

  • Tránh thức khuya, căng thẳng và stress nhằm hạn chế nguy cơ hình thành nốt đồi mồi trên da
  • Hoạt động tại nơi râm mát, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
  • Tập thể dục nhẹ nhàng nhằm tăng cường lưu thông máu, nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh hơn

5, Chế độ dinh dưỡng khoa học

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và hạn chế tiêu thụ thực phẩm gây hại cho làn da cũng là điều quan trọng để hạn chế bị đồi mồi khi mang thai. Cụ thể:

  • Uống nhiều nước giúp da trở nên mềm mịn, làm chậm quá trình lão hóa da
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, E, C, omega-3 giúp da trở nên khỏe mạnh, chống lại các tác nhân gây nên đồi mồi trên da
  • Tránh ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, nhiều đường, thức ăn nhanh,… làm cơ thể thiếu chất.
  • Không uống rượu, bia, hút thuốc lá khiến làn da bị suy yếu dễ xuất hiện đốm đồi mồi. 

TÌM HIỂU CHI TIẾT: Bị đồi mồi nên ăn gì?

không dùng rượu bia

VI. Khi nào cần gặp bác sĩ

Mặc dù đồi mồi không gây hại cho mẹ bầu và thai nhi nhưng mọi người cũng không nên chủ quan, lơ là. Hãy chú ý theo dõi tình trạng này và thăm khám bác sĩ trong những trường hợp dưới đây:

  • Kích thước nốt đồi mồi tăng nhanh và chuyển màu đen bất thường
  • Đồi mồi gây đau, ngứa ngáy, thậm chí chảy máu khi chạm vào
  • Mức độ xuất hiện dày đặc, ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngoại hình

Bài viết trên đã chia sẻ nguyên nhân và các biện pháp phòng tránh bị đồi mồi khi mang thai hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032 845 1188 để được tư vấn chi tiết.

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

    • Facebook: Phòng khám Da liễu Maia & Maia
    • Hotline: 18004888 và 032.845.1188
    • Hà Nội: 21 & 11 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
    • Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *