Zona thần kinh ở mông là dạng tổn thương da do virus gây đau rát làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Việc phát hiện sớm và hiểu rõ căn nguyên gây bệnh là yếu tố then chốt giúp kiểm soát triệu chứng, phòng ngừa biến chứng hiệu quả. Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu chi tiết về tình trạng này trong bài viết sau.
I. Bệnh zona thần kinh ở mông là như thế nào?
Zona thần kinh ở mông là bệnh nhiễm trùng do virus Varicella-Zoster (VZV) – tác nhân gây bệnh thuỷ đậu gây ra. Khi cơ thể suy yếu do stress, bệnh nền, tuổi cao hay suy giảm miễn dịch… virus này sẽ tái hoạt động và di chuyển đến các dây thần kinh, trong đó có vùng da ở mông.
Tình trạng bệnh có thể kéo dài nhiều năm sau khi tổn thương zona ở mông đã lành, ngoài ra còn gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày như:
- Đau nhức ở mông kéo dài khiến việc ngồi hay vận động khó khăn.
- Cảm giác nóng rát, khó chịu làm gián đoạn giấc ngủ, khó ngủ.
- Gây khó khăn cho việc vệ sinh cá nhân, sinh hoạt tình dục hay mặc quần áo.
II. Triệu chứng zona ở mông theo từng giai đoạn
Các giai đoạn của zona thần kinh ở vùng mông tiến triển như sau:
- Giai đoạn khởi phát: Người bệnh thường có cảm giác đau, nhạy cảm ở da, kéo dài trong thời gian khoảng 1 tuần hoặc lâu hơn.
- Giai đoạn cấp tính: Bắt đầu xuất hiện các nốt mụn nước phồng rộp trong 3 – 5 ngày. Sau đó, các nốt mụn nước sẽ vỡ ra, chảy dịch, bề mặt da khô và hình thành sẹo. Thời gian của toàn bộ quá trình này sẽ kéo dài từ 3 – 4 tuần.
- Giai đoạn hậu zona: Biến chứng đau hậu zona thần kinh ở mông có thể xảy ra ở một số trường hợp và kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Những con đau sau zona ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, sức khỏe của người bệnh.
III. Nguyên nhân gây zona thần kinh ở mông
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vùng mông bị zona thần kinh là do virus Varicella-zoster gây ra. Bên cạnh đó, một số tác nhân khác như hệ miễn dịch suy yếu, căng thẳng kéo dài, thiếu ngủ, mệt mỏi… cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể:
- Tiếp xúc trực tiếp với người mắc zona hoặc thuỷ đậu: Khi tiếp xúc với dịch tiết từ vết loét nguy cơ nhiễm virus Varicella-zoster gây bệnh zona và thuỷ đậu là rất lớn.
- Suy giảm hệ miễn dịch: Những người mắc các bệnh lý như ung thư, tiểu đường, HIV/AIDS hay người cao tuổi… thường có hệ miễn dịch suy yếu, dễ bị tái phát zona.
- Căng thẳng, stress dài ngày: Khi tâm lý luôn trong tình trạng căng thẳng rất dễ khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, tạo điều kiện cho virus gây bệnh zona thần kinh tái hoạt động.
- Mất ngủ, mệt mỏi: Thường xuyên thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc là nguyên nhân khiến cho hệ miễn dịch hoạt động kém, làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh.
- Dùng thuốc ức chế miễn dịch: Việc sử dụng một số loại thuốc chứa corticosteroid, thuốc ức chế miễn dịch sau điều trị bệnh tự miễn hoặc ghép tạng… cũng có khả năng mắc zona thần kinh cao hơn.
IV. Biến chứng tiềm ẩn của bệnh zona thần kinh ở mông
Zona thần kinh ở mông nếu không chăm sóc cẩn thận và đúng cách, nguy cơ gặp các biến chứng dưới đây là rất cao:
- Đau dây thần kinh sau zoan: Đây là biến chứng phổ biến và thường gặp nhất sau khi vết thương đã lành làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống hàng ngày. Cơn đau có thể kéo dài trong vài tháng, thậm chí là vài năm.
- Nhiễm trùng da: Những nốt mụn nước ở mông nếu không được vệ sinh và chăm sóc cẩn thận có nguy cơ cao bị bội nhiễm gây sưng viêm, chảy mủ, lở loét, nghiệm trọng hơn có thể bị viêm mô mềm hoặc nhiễm trùng máu.
- Hình thành sẹo xấu: Trường hợp nhiễm trùng hoặc tổn thương sâu, vùng da bị ảnh hưởng có nguy cơ hình thành sẹo.
- Các biến chứng khác: Ít liên quan trực tiếp đến zona ở mông nhưng có thể xảy nếu virus lây lan sang các vị trí khác gây viêm phổi, viêm gan, viêm màng não, thậm trí là đột quỵ
V. Phương pháp chẩn đoán zona ở mông
Để chẩn đoán zona ở mông, bác sĩ sẽ áp dụng phương thức chẩn đoán lâm sàng hoặc xét nghiệm chuyên sâu (tùy từng trường hợp). Cụ thể:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ thăm khám, quan sát vùng da có tổn thương đồng thời khai thác triệu chứng, tiền sử của người bệnh để đưa ra chẩn đoán.
- Làm xét nghiệm: Bác sĩ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu hơn nhằm xác định người bệnh có bị zona thần kinh hay không:
- Xét nghiệm Tzanck: Bác sĩ rạch tại vị trí có mụn nước để lấy dịch với tế bào da đi xét nghiệm dưới kính hiển vi nhằm tìm những biến đổi của tế bào gây ra bởi virus. Đây là phương pháp truyền thống, hiện nay ít được sử dụng do có nhiều kỹ thuật mới xuất hiện.
- Xét nghiệm máu: Thông qua xét nghiệm huyết thanh học có thể phát hiện sự có mặt của kháng thể IgG và IgM trong máu. Qua kết quả chẩn đoán này sẽ biết được người bệnh có đang mắc zona thần kinh không.
- Xét nghiệm PCR: Phương pháp này có khả năng phát hiện DNA virus trong mẫu mô sinh thiết, từ đó chẩn đoán chính xác bệnh zona thần kinh ở mông. Nếu chỉ số IgG âm tính còn IgM dương tính thì người bệnh có thể đang bị nhiễm bệnh zona.
VI. Cách điều trị zona thần kinh ở mông
Phương pháp điều trị zona thần kinh ở mông được áp dụng bằng cách dùng thuốc, sử dụng kem bôi ngoài da. Cụ thể:
1. Uống thuốc theo chỉ định
Một số loại thuốc như acyclovir, famciclovir và valacyclovir có khả năng ức chế sự phát triển của virus gây bệnh, rút ngắn thời gian mắc bệnh và kiểm soát các nguy cơ biến chứng. Lưu ý, khi sử dụng các loại thuốc điều trị này mọi người cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý mua và dùng bừa bãi ngoài đơn kê để hạn chế rủi ro.
2. Sử dụng kem bôi ngoài da
Loại kem capsaicin với khả năng giảm đau tại chỗ, dùng bôi ngoài da được chỉ định trong trường hợp này. Tuy nhiên, khi sử dụng mọi người cần chú ý tuân thủ hướng dẫn và tránh để kem dính vào mắt, miệng…
VII. Địa chỉ khám chữa zona thần kinh ở mông uy tín hiện nay
Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tự hào là địa chỉ chữa zona thần kinh uy tín và hiệu quả hàng đầu hiện nay. Maia&Maia với nhiều ưu thế vượt trội về chất lượng dịch vụ mang đến sự an tâm cho khách hàng:
- Được cấp phép hoạt động bởi Sở Y Tế.
- Quy tụ đội ngũ bác sĩ da liễu có trình độ chuyên môn cao và tay nghề giỏi.
- Sở hữu công nghệ Maitrix Laser độc quyền trong điều trị zona thần kinh mang tới hiệu quả tối ưu, không đau, không cần nghỉ dưỡng.
- Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ quá trình thực hiện dịch vụ.
- Liệu trình điều trị zona thần kinh được cá nhân hóa theo đúng chuẩn y khoa.
- Đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng nhiệt tình luôn sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề trong suốt liệu trình.
VIII. Chăm sóc và phòng ngừa zona thần kinh ở mông
Để đạt được kết quả điều trị zona thần kinh ở vùng mông tốt nhất, mọi người cần ghi nhớ những lưu ý chăm sóc tại nhà và phòng ngừa bệnh hiệu quả dưới đây:
1. Lưu ý chăm sóc vết zona ở mông tại nhà
- Giữ da sạch sẽ, vệ sinh cẩn thận và thấm khô bằng khăn sạch.
- Mặc đồ rộng rãi, tránh ma sát vùng tổn thương.
- Không gãi, không chọc vỡ mụn nước.
- Chườm lạnh giúp giảm đau.
- Đảm bảo bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, khoa học.
- Hạn chế các vận động mạnh gây đổ nhiều mồ hôi làm ảnh hưởng tới vùng da bị tổn thương.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ sớm để cơ thể nhanh hồi phục.
2. Biện pháp phòng ngừa bệnh
- Tiêm vacxin phòng zona và phòng ngừa bệnh thủy đậu.
- Tăng cường miễn dịch bằng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
- Tránh căng thẳng kéo dài, kết hợp điều trị và kiểm soát bệnh nền đúng cách.
Thông tin trong bài viết đã giúp mọi người có thêm hiểu biết về bệnh zona thần kinh ở mông, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan, mọi người hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để nhận tư vấn miễn phí.



TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Cơ sở 1: Số 11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh
- Cơ sở 3: Số 24 Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội