Nhiều người gặp tình trạng viêm da dầu khiến da ngứa, bong tróc, đóng vảy khó chịu. Vậy viêm da dầu nên ăn gì để cải thiện bệnh? Chế độ ăn phù hợp cho người bị viêm da như thế nào? Cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này trong bài viết sau của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia.
I. Vai trò của chế độ ăn uống trong việc kiểm soát và cải thiện tình trạng viêm da dầu
Viêm da dầu còn được biết đến là viêm da tiết bã, xuất hiện ở vùng nhiều dầu nhờn với những triệu chứng điển hình như da đỏ, bong tróc, có mảng vảy gàu cứng ở trên đầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và cải thiện tình trạng viêm da dầu.
Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp cơ thể thanh lọc, giảm viêm và ổn định hoạt động của tuyến bã nhờn. Ngược lại, khi ăn uống không lành mạnh sẽ làm tăng tiết dầu và kích thích viêm khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Vì vậy việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý là một phần thiết yếu trong quá trình điều trị viêm da tiết bã.
II. Người bị viêm da dầu nên ăn gì?
Những người mắc viêm da dầu nên có chế độ ăn hợp lý để kiểm soát và hạn chế tình trạng viêm trên da bùng phát. Dưới đây là thực phẩm nên/không nên ăn dành cho người mắc viêm da dầu:
1, Thực phẩm giàu vitamin
Thực phẩm chứa nhiều vitamin giúp da khỏe tự nhiên từ bên trong, giảm tiết bã nhờn, tốt cho cả làn da và cơ thể. Dưới đây là những thực phẩm chứa nhiều vitamin mà người da dầu nên nạp vào cơ thể:
- Vitamin A: Cải thiện triệu chứng da khô, da nhờn, mụn rộp giúp vết thương nhanh lành. Vitamin A có nhiều trong các loại thực phẩm như cải xoong, củ cải, bí ngô, măng tây, dưa hấu, mận, táo, chuối, xoài,…
- Vitamin B: Cơ thể thiếu vitamin B là nguyên nhân gây ra viêm da dầu. Bởi vậy nên bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều vitamin B vào thực đơn như các loại đậu (đậu lăng, đậu Hà Lan), ăn ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch…
- Vitamin C: Được biết đến là chất chống oxy hóa mạnh giúp chống lại tình trạng viêm nhiễm trên da. Mọi người nên ăn nhiều quả mọng, trái cây có múi (cam, quýt, bưởi), rau củ để bổ sung vitamin C cải thiện viêm da dầu.
- Vitamin E: Có đặc tính chống oxy hóa, giảm tình trạng viêm trên da giúp tuyến bã nhờn ổn định, cải thiện viêm da dầu. Vitamin E có nhiều trong dầu thực vật như dầu oliu, dầu hạt lanh, dầu mầm, quả hạch, súp lơ xanh…
3, Thực phẩm giàu Omega 3
Những thực phẩm chứa nhiều Omega 3 có tác dụng giảm viêm, điều hòa tuyến bã nhờn trên da. Bởi vậy trong thực đơn của người viêm da dầu nên ăn cá hồi, cá thu, cá ngừ, hạt lanh, óc chó, hạt điều,…
4, Thực phẩm giàu protein
Cơ thể nếu thiếu hụt protein dễ gây ra viêm da dầu, giảm các phản ứng viêm trên da. Mọi người nên bổ sung cho cơ thể nguồn protein thực vật như các loại đậu, hạt không chứa chất béo, protein từ động vật như thịt gà, cừu, thỏ trong chế độ ăn hàng ngày.
5, Thực phẩm chứa nhiều probiotics
Probiotics giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe làn da. Để bổ sung Probiotics vào chế độ ăn thì nên ăn sữa chua, súp miso, kim chi, dưa cải muối. Tuy nhiên chỉ nên ăn với lượng vừa đủ, tránh ăn quá nhiều bởi những thực phẩm lên men có nguy cơ đầy bụng, nhiễm khuẩn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Cách chăm sóc da cho người bị viêm da dầu
III. Bị viêm da dầu nên tránh ăn gì để giảm triệu chứng?
Người bị viêm da dầu luôn cần có chế độ ăn đảm bảo, lành mạnh, tốt cho làn da để tránh tình trạng viêm nhiễm trên da bùng phát. Dưới đây là những thực phẩm người viêm da dầu nên tránh ăn để giúp cải thiện các triệu chứng:
- Các chất béo bão hòa: Gây tăng tiết dầu trên da, tăng phản ứng viêm gây ngứa ngáy, khó chịu. Bởi vậy mọi người nên tránh ăn đồ chế nhanh, pizza, xúc xích, thịt hun khói, bơ, phô mai,…
- Thực phẩm nhiều đường: Khiến tăng đường huyết, tăng phản ứng viêm khiến các triệu chứng viêm da dầu nặng hơn. Người bị bệnh nên tránh ăn bánh ngọt, nước ngọt, đồ ăn nhanh.
- Đồ ăn cay nóng dầu mỡ: Khiến độc tố tích tụ cơ thể, nóng trong và biểu hiện ra bên ngoài da, khiến các dấu hiệu viêm da dầu nặng hơn. Mọi người nên tránh ăn đồ chiên rán, thực phẩm như ớt, tiêu, hành, gừng.
- Các chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá và cà phê khiến da khô, tăng tiết dầu nhiều hơn để cân bằng độ ẩm, khiến triệu chứng viêm da dầu nặng lên.
- Đậu nành và đậu phộng: Chứa hàm lượng lớn albumin và vicilin khiến trao đổi chất cơ thể bị ảnh hưởng, tăng phản ứng ngứa ở người viêm da dầu.
- Hải sản: Dễ khiến da dị ứng, kích thích histamin cơ thể giải phóng, nguy cơ cao gây kích ứng da, ngứa ngáy cho người viêm da dầu. Bởi vậy người mắc viêm da dầu nên tránh ăn tôm, cua, cá, ghẹ,…để tránh nguy cơ bệnh nặng hơn.
IV. Gợi ý thực đơn chi tiết cho người bị viêm da dầu
Với người bị viêm da dầu thì thực đơn lành mạnh, hỗ trợ kiểm soát tình trạng viêm ngứa trên da là rất cần thiết. Gợi ý cho mọi người thực đơn 7 ngày dành cho người viêm da dầu như sau:
Thời gian | Thực đơn |
Thứ 2 |
|
Thứ 3 |
|
Thứ 4 |
|
Thứ 5 |
|
Thứ 6 |
|
Thứ 7 |
|
Chủ nhật |
|
Bảng thực đơn trên đây dành cho người viêm da dầu để mọi người tham khảo và có chế độ ăn hợp lý tránh tình trạng viêm da dầu bùng phát. Tuy nhiên để cải thiện bệnh hiệu quả, lên thực đơn ăn uống chi tiết thì cần tham khảo thêm tư vấn từ bác sĩ dinh dưỡng.
V. Lưu ý khi xây dựng thực đơn và chế biến món ăn
Để có thực đơn hoàn chỉnh, chế biến món ăn đúng cách tốt cho làn da và sức khỏe của người viêm da dầu, mọi người nên lưu ý những vấn đề dưới đây:
- Thực đơn ưu tiên: Thực phẩm chứa nhiều Omega 3 (cá, các loại hạt), rau củ quả tươi nhiều chất xơ, thực phẩm chứa nhiều kẽm và probiotics, ngũ cốc nguyên cám…
- Thực đơn nên tránh: Đồ ngọt, đồ cay nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, chất kích thích…
- Chế biến đúng cách: Ưu tiên chế biến hấp, luộc, nướng hay áp chảo với dầu (dầu mè, dầu oliu), tránh chế biến chiên rán, nhiều gia vị hay ăn đồ quá nóng, quá lạnh dễ gây ảnh hưởng đến tình trạng viêm trên da, khiến mất cân bằng hệ tiêu hóa.
- Bổ sung đủ nước: Uống đủ nước (trung bình 2 lít/ngày) với người trưởng thành để da đủ ẩm mịn, tránh bong tróc khi mắc viêm da dầu
- Thói quen sinh hoạt: Ngủ đủ giấc, ngủ sớm trước 23 giờ để da có đủ thời gian tái tạo và phục hồi. Ngoài ra nên giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng để tránh viêm da dầu bùng phát, nên tập yoga, thiền định và tập thể thao hàng ngày.
- Theo dõi làn da, cơ thể: Trong quá trình ăn uống nếu làn da có những phản ứng bất thường, nên chú ý để loại bỏ món ăn gây dị ứng, viêm da, thăm khám với bác sĩ nếu tình trạng viêm da dầu ngày càng nặng hơn, lan rộng.
Bài viết trên đây đã giải đáp cho mọi người vấn đề viêm da dầu nên ăn gì, từ đó giúp mọi người xây dựng được thực đơn phù hợp cải thiện viêm da. Tuy nhiên chế độ ăn chỉ hỗ trợ cải thiện viêm da dầu, không giúp điều trị bệnh triệt để. Nếu có nhu cầu tư vấn điều trị viêm da dầu với công nghệ cao hiệu quả nhanh, an toàn liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188



TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh