Dị ứng sưng môi là biểu hiện phổ biến và dễ dàng nhận thấy nhất khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với tác nhân lạ. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, vẻ ngoài mà còn tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm. Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu chi tiết về tình trạng này qua bài viết sau.
I. Thế nào là dị ứng sưng môi?
Dị ứng sưng môi là phản ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân lạ và nhận diện có hại dù thực tế không gây nguy hiểm. Theo đó, phản ứng này khiến tế bào cơ thể giải phóng histamin cùng các hoạt chất trung gian khác khiến mạch máu giãn nở gây sưng tấy, đỏ ửng và nóng rát vùng môi.
Đây là hiện tượng phổ biến khi bị dị ứng, gặp ở cả trẻ con và người lớn, thường xuất hiện nhanh chóng sau vài phút đến vài giờ khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên. Một số triệu chứng dễ dàng nhận thấy như:
- Vùng môi sưng đỏ kèm cảm giác đau rát, căng tức v ngứa ngáy râm ran, nứt nẻ, bong tróc
- Có xu hướng sưng tấy lan rộng sang vùng má, miệng và lưỡi
- Cơ thể nổi mề đay toàn thân, khó thở, thở khò khè, thậm chí là choáng váng, mất ý thức – dấu hiệu sốc phản vệ nguy hiểm
II. Nguyên nhân gây dị ứng da sưng môi
Hiện tượng môi bị sưng do dị ứng có thể bắt nguồn từ nhiều tác nhân khác nhau như:
- Dị ứng thực phẩm: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây sưng môi đột ngột khi cơ thể hấp thụ các loại thực phẩm dễ gây dị ứng gồm hải sản, đậu phộng, sữa, trứng, hạt khô,…
- Dị ứng thuốc: Một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs, thuốc huyết áp, thuốc gây tê tại chỗ kích hoạt phản ứng dị ứng dẫn đến sưng môi, phát ban hoặc thậm chí sốc phản vệ.
- Mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc: Các thành phần hóa học như hương liệu, chất bảo quản, phẩm màu trong son môi, kem đánh răng, nước súc miệng hoặc sản phẩm dưỡng da có nguy cơ cao gây kích ứng, đặc biệt ở những người có cơ địa nhạy cảm.
- Tiếp xúc với dị nguyên: Phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, bụi bẩn, kim loại hoặc côn trùng đốt cũng khiến môi sưng lên do phản ứng miễn dịch.
- Do bệnh lý: Mắc bệnh lý viêm da dị ứng, nổi mề đay, lupus ban đỏ hoặc hội chứng Melkersson-Rosenthal, phản ứng phụ do bệnh tự miễn gây sưng môi mãn tính.
- Nguyên nhân khác: Thói quen cắn môi, môi khô nứt nẻ bị viêm nhiễm, thay đổi thời tiết, côn trùng đốt hoặc stress kéo dài cũng dẫn đến hiện tượng dị ứng sưng môi tạm thời.
III. Sưng môi do dị ứng có nguy hiểm không?
Mặc dù tình trạng bị sưng môi do dị ứng không phải lúc nào cũng nguy hiểm nhưng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu không được can thiệp đúng cách. Ngoài ra, tình trạng này còn ảnh hưởng tiêu cực đến thẩm mỹ và làm suy giảm chất lượng sinh hoạt hàng ngày như khó ăn uống, phát âm không rõ khiến mọi người tự ti, e ngại giao tiếp.
Trong trường hợp, sưng môi do dị ứng kéo dài trên 24 giờ không thuyên giảm hoặc kèm theo triệu chứng như ngứa họng, khó thở, tức ngực, nổi mẩn toàn thân nghiêm trọng, mọi người cần thăm khám với bác sĩ để được can thiệp y tế ngay lập tức.
BẠN ĐÃ BIẾT: Chữa bệnh dị ứng bằng thuốc nam được không?
IV. Cách xử lý và điều trị môi bị sưng do dị ứng hiệu quả
Việc thực hiện các biện pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ phản ứng và nguyên nhân cụ thể nhằm đạt được kết quả tối ưu, đảm bảo an toàn:
1. Trường hợp dị ứng nhẹ
Nếu vùng môi bị sưng tấy, ngứa ngáy râm ran và không có triệu chứng nguy hiểm, mọi người hoàn toàn có thể xử lý tại nhà theo hướng dẫn sau:
- Vệ sinh vùng môi nhẹ nhàng bằng nước mát, nước muối sinh lý để loại bỏ dị nguyên trên bề mặt
- Chườm lạnh vùng môi bằng khăn vải mềm để giảm sưng, đau và viêm tạm thời
- Dùng thuốc kháng histamin không kê đơn như loratadin, cetirizin giúp giảm phản ứng dị ứng
- Tránh gãi, cọ xát môi để hạn chế tổn thương thêm
- Bôi thuốc ngoài da như thuốc mỡ hydrocortisone 1% giúp giảm viêm nhẹ quanh môi
2. Trường hợp dị ứng dai dẳng
Tình trạng dị ứng sưng môi không có dấu hiệu cải thiện mà còn có xu hướng lan rộng và xuất hiện các triệu chứng toàn thân cần thăm khám bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp:
- Thực hiện các xét nghiệm dị ứng miễn dịch học để xác định chính xác dị nguyên và có hướng điều trị lâu dài
- Điều trị bằng thuốc kháng viêm hoặc corticosteroid được chỉ định dưới dạng thuốc uống hoặc bôi phù hợp
- Nếu có tiền sử dị ứng nghiêm trọng cần sử dụng bút tiêm epinephrine
V. Bị dị ứng da sưng môi nên khám và điều trị ở đâu?
Trải qua 16 năm hình thành và phát triển không ngừng nghỉ, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tự hào là địa chỉ thăm khám, điều trị tình trạng dị ứng uy tín hiện nay. Đến với Maia&Maia, khách hàng không chỉ được điều trị với chất lượng dịch vụ cao mà còn tận hưởng nhiều ưu thế nổi trội như:
- Là cơ sở điều trị da liễu uy tín được cấp phép bởi Sở Y Tế
- Sở hữu đội ngũ bác sĩ da liễu có trình độ chuyên môn cao và tay nghề giỏi
- Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ quá trình thực hiện dịch vụ
- Thăm khám, xét nghiệm, tư vấn và điều trị dị ứng hiệu quả, an toàn theo phác đồ cá nhân hóa
- Đội ngũ nhân viên tư vấn tận tâm, nhiệt tình giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng trong suốt liệu trình điều trị
VI. Phòng ngừa dị ứng sưng môi tái phát
Để đảm bảo sức khỏe cá nhân và hạn chế biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng, mọi người cần thực hiện các biện pháp phòng tránh được khuyến cáo sau đây:
1. Tránh xa tác nhân gây dị ứng
- Ghi nhật ký thực phẩm, mỹ phẩm từng sử dụng khi có triệu chứng bị sưng môi
- Tránh dùng các loại son, kem đánh răng hoặc thực phẩm từng gây phản ứng và ghi nhớ thành phần có nguy cơ
- Đọc kỹ thành phần trước khi dùng bất kỳ sản phẩm mới nào
- Thử nghiệm sản phẩm mới trên vùng da nhỏ trước khi thoa lên môi
2. Tăng cường sức đề kháng
- Luyện tập thể thao thường xuyên, ngủ đủ giấc và tránh stress kéo dài để tăng cường đề kháng cơ thể
- Uống đủ nước, ăn nhiều rau quả, hạn chế đồ ăn cay nóng và chất kích thích làm tăng nguy cơ viêm nhiễm cơ thể
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, tăng cường bổ sung vitamin C, E, kẽm và omega 3 để hỗ trợ hàng rào miễn dịch da
3. Chăm sóc môi đúng cách
- Dưỡng ẩm vùng môi bằng các sản phẩm dịu nhẹ không chứa hương liệu hoặc paraben
- Bỏ thói quen liếm môi, bặm môi khiến môi khô và dễ tổn thương
- Giữ vệ sinh vùng miệng sạch sẽ mỗi ngày bằng khăn vải mềm, nước muối sinh lý hoặc nước sạch mát
Dị ứng sưng môi không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn là dấu hiệu cảnh báo những phản ứng nguy hiểm cần được thăm khám và điều trị đúng cách. Hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để nhận tư vấn điều trị các tình trạng dị ứng da cùng đội ngũ bác sĩ da liễu đầu ngành.



TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Cơ sở 1: Số 11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh
- Cơ sở 3: Số 24 Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội