Dị ứng thuốc cảm cúm có dấu hiệu gì? Cách xử lý & phòng ngừa

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
dị ứng thuốc cảm cúm

Thuốc cảm cúm là loại thuốc phổ biến được dùng để điều trị các triệu chứng do virus cúm gây ra. Tuy nhiên, một số người dùng lại bị dị ứng thuốc cảm cúm, dẫn đến các phản ứng bất thường trên da. Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu chi tiết những thông tin hữu ích về tình trạng này qua bài viết dưới đây.

I. Dị ứng thuốc cảm cúm là như thế nào?

Thuốc cảm cúm là loại thuốc tổng hợp từ nhiều thành phần khác nhau như: paracetamol, phenylephrine, dextromethorphan,…. Loại thuốc này được dùng để điều trị những triệu chứng của bệnh cúm như cảm lạnh, sốt, đau họng, đau đầu, nghẹt mũi, sổ mũi, ho.

Tuy giúp cải thiện bệnh do virus cúm gây ra, nhưng không ít người khi sử dụng bị dị ứng thuốc cảm cúm. Đây là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch cơ thể với một hoặc nhiều thành phần có trong thuốc cảm cúm là chât gây hại. Khi này, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt phản ứng phòng vệ, giải phóng histamin và gây ra những triệu chứng dị ứng.

sổ mũi

II. Nguyên nhân bị dị ứng với thuốc cảm cúm

Dị ứng thuốc cảm cúm do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này:

  • Dị ứng với kháng sinh trong thuốc: Nếu có tiền sử dị ứng với thuốc kháng sinh, việc sử dụng thuốc cảm cúm chứa kháng sinh sẽ gây ra phản ứng dị ứng 
  • Tự ý dùng thuốc: Việc tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có sự tư vấn từ bác sĩ hoặc dược sĩ sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng hoặc ngộ độc với thuốc.
  • Cơ địa dị ứng: Những người có cơ địa nhạy cảm, có tiền sử dị ứng với các loại thuốc khác, dị ứng thực phẩm hay phấn hoa có nguy cơ cao bị dị ứng với thuốc cảm cúm.

III. Dấu hiệu nhận biết dị ứng với thuốc cảm cúm 

Các loại thuốc cảm cúm được sử dụng rất phổ biến tuy nhiên nếu dùng sai cách, quá liều sẽ rất dễ bị dị ứng. Những triệu chứng điển hình khi bị dị ứng thuốc cảm cúm đó là:

  • Nổi mề đay trên da, da sưng tấy, ngứa ngáy khó chịu
  • Nốt ban màu đỏ, giống bị sở, có thể mọc thành mảng lớn. Trường hợp nặng da sẽ nổi bọng nước, chốc loét trên cơ thể
  • Sưng đỏ mắt, chảy nước mắt, giảm thị lực khiến mắt mờ.
  • Sưng mặt, môi, lưỡi, khó nói, khó nuốt
  • Các triệu chứng toàn thân như sốt cao, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, đau nhức các khớp.
  • Sốc phản vệ khi dị ứng nặng gây khó thở, tụt huyết áp, mất nhận thức.

ĐỌC THÊM: Dị ứng kháng sinh amoxicillin uống thuốc gì thay thế?

ngứa người

IV. Cần làm gì khi bị dị ứng thuốc cảm cúm? 

Khi phát hiện các dấu hiệu dị ứng thuốc cảm cúm, mọi người cần xử lý nhanh chóng và đúng cách để hạn chế những ảnh hưởng về sức khỏe. Gợi ý cho mọi người cách xử lý khi nhận thấy tình trạng dị ứng thuốc cảm cúm như sau:

  • Ngừng sử dụng thuốc: Ngừng dùng loại thuốc cảm cúm nghi ngờ dị ứng để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Chườm mát: Đối với các triệu chứng ngoài da như ngứa, phát ban, mọi người nên sử dụng khăn sạch bọc đá lạnh chườm lên vùng da bị dị ứng để giảm sưng ngứa tại chỗ.
  • Theo dõi triệu chứng: Quan sát những triệu chứng dị ứng trên da, nếu các triệu chứng ngày càng nặng thì cần can thiệp điều trị y tế kịp thời
  • Điều trị y tế: Mọi người cần đến cơ sở y tế gần nhất nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, chóng mặt, tụt huyết áp,… để được bác sĩ chỉ định cách điều trị phù hợp. Một số phương pháp được áp dụng như thuốc kháng histamin (giảm ngứa, mề đay), thuốc corticosteroid (dùng nếu dị ứng nặng), thuốc epinephrine (dùng tiêm khi sốc phản vệ)

V. Biện pháp phòng ngừa tình trạng dị ứng thuốc cảm cúm

Dị ứng thuốc cảm cúm hoàn toàn dễ dàng chủ động phòng ngừa để tránh các biến chứng nguy hiểm. Mọi người chỉ cần thực hiện những biện pháp sau:

  • Chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo tư vấn từ dược sĩ/bác sĩ để dùng đúng liều, đúng cách, không lạm dụng
  • Không được tự ý dùng thuốc cảm cúm khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
  • Kiểm tra thành phần thuốc và tránh những loại thuốc có thành phần gây dị ứng cho cơ thể.
  • Thăm khám và làm xét nghiệm dị ứng nếu chưa xác định được chính xác thành phần thuốc cảm cúm gây dị ứng
  • Nếu có bệnh nền như hen, huyết áp cao, bệnh tim hoặc các bệnh mãn tính khác thì cần chọn thuốc cảm cúm sao cho phù hợp
  • Cải thiện miễn dịch cơ thể để tránh bị cảm cúm hay dị ứng với chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, tăng cường thực phẩm giàu vitamin C, bổ sung đủ rau, thực phẩm chứa kẽm, Omega 3, uống đủ nước mỗi ngày
  • Ngủ đủ giấc, sinh hoạt điều độ, kiểm soát căng thẳng và thư giãn tinh thần để tránh dị ứng tái phát.

bác sĩ tư vấn dùng thuốc

Bài viết trên đây đã mang đến cho mọi người những thông tin hữu ích về tình trạng dị ứng thuốc cảm cúm, cách phòng ngừa và điều trị cải thiện bệnh hiệu quả. Liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để nhận tư vấn thăm khám và điều trị các bệnh dị ứng, da liễu an toàn, hiệu quả cùng đội ngũ bác sĩ da liễu đầu ngành.

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *