Xi măng là một vật liệu xây dựng có mặt ở hầu hết các công trình. Tuy nhiên, ít ai biết rằng vật liệu này có thể gây ra tình trạng dị ứng xi măng. Mọi người cần nhận biết tình trạng bệnh để diều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng tới cuộc sống. Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu thêm về bệnh lý dị ứng xi măng qua bài viết sau.
I. Dị ứng xi măng là như thế nào?
Dị ứng xi măng là một dạng viêm da tiếp xúc do xi măng. Khi mọi người tiếp xúc trực tiếp với các thành phần hóa học trong xi măng, hệ miễn dịch sẽ nhận diện đây là chất có hại và gây ra các phản ứng viêm.
Tình trạng này thường gặp ở những người làm việc trong ngành xây dựng như thợ hồ, thợ xây, công nhân sản xuất xi măng hay những người thường xuyên tiếp xúc với xi măng, vữa, bê tông mà không có biện pháp bảo vệ đầy đủ.
Dị ứng xi măng thường xảy ra ở khu vực bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân. Tùy mức độ tiếp xúc và cơ địa làn da mà bệnh sẽ diễn biến từ nhẹ đến nặng với các triệu chứng khác nhau.
II. Nguyên nhân gây dị ứng với xi măng
Dị ứng xi măng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, những nguyên nhân chính của tình trạng này đó là:
- Dị ứng với cromat: Đây thường là nguyên nhân phổ biến nhất. Hợp chất Hexavalent Chromium trong xi măng với tính ăn mòn cao, khi tiếp xúc với da sẽ làm da kích ứng, ăn mòn da.
- Tính kiềm cao trong xi măng: Kiềm trong xi măng có độ pH rất cao, có tính ăn mòn khiến da mất đi lớp màng bảo vệ tự nhiên và khiến da dị ứng nếu tiếp xúc thời gian dài.
- Các chất phụ gia trong xi măng: Trong xi măng chứa thêm các hóa chất, phụ gia khác gây viêm da tiếp xúc dị ứng.
- Tiếp xúc với xi măng kéo dài: Ngay cả khi da không nhạy cảm, việc tiếp xúc với xi măng kéo dài mà không có biện pháp bảo hộ sẽ làm tăng nguy cơ phát triển dị ứng và trầm trọng hơn tình trạng viêm da.
TÌM HIỂU THÊM: Nguyên nhân gây dị ứng với sơn gel
III. Triệu chứng khi bị dị ứng xi măng
Các dấu hiệu của dị ứng xi măng thường xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt là tay, chân (nếu đi ủng hở) và các vùng da thường xuyên dính xi măng. Các triệu chứng bao gồm:
- Vùng da tiếp xúc trực tiếp hoặc khu vực xung quanh thường bị ngứa dữ dội, gây cảm giác khó chịu kéo dài.
- Mụn nước li ti hoặc các nốt sần nhỏ xuất hiện dày đặc trên bề mặt da.
- Da sưng đỏ, nóng rát, đặc biệt khi mụn nước vỡ ra.
- Ở trường hợp nặng có thể gây nứt nẻ, chảy máu, bội nhiễm nếu không được chăm sóc đúng cách.
- Ngoài tổn thương da, dị ứng xi măng còn có thể gây kích ứng đường hô hấp, như ngạt mũi, khó thở, đặc biệt nguy hiểm với người bị hen suyễn.
IV. Cách chẩn đoán tình trạng dị ứng với xi măng
Khi có những dấu hiệu nghi ngờ bị dị ứng xi măng mọi người cần thăm khám với bác sĩ để chẩn đoán bệnh kịp thời. Hiện có 2 phương pháp chẩn đoán chính đó là:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ quan sát và thăm khám các triệu chứng bệnh lâm sàng, vị trí tổn thương da. Ngoài ra khai thác tiền sử bệnh lý, thời gian khởi phát bệnh, thời gian tiếp xúc với xi măng để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
- Kiểm tra dị ứng cromat: Khi nghi ngờ bị dị ứng với xi măng, mọi người sẽ cần kiểm tra dị ứng cromat. Bác sĩ nhỏ chất gây dị ứng lên miếng dán, dán lên lưng người bị dị ứng và theo dõi triệu chứng trong vòng 48 giờ, sau đó đưa ra chẩn đoán.
V. Bị dị ứng với xi măng phải làm sao?
Kiểm soát triệu chứng dị ứng hiện tại và ngăn ngừa tình trạng nặng hơn là mục tiêu điều trị của dị ứng xi măng. Gợi ý cho mọi người cách xử lý tình trạng dị ứng với xi măng đơn giản, hiệu quả như sau:
- Tránh tiếp xúc với xi măng: Ngừng làm việc hoặc tiếp xúc với xi măng cho đến khi da hồi phục. Sau đó, nếu đặc thù nghề nghiệp phải tiếp xúc với xi măng cần sử dụng găng tay cao su, đồ bảo hộ.
- Thoa kem dưỡng ẩm: Khi bị dị ứng do xi măng thì da rất khô và bong tróc nên cần thoa đủ kem dưỡng ẩm. Các loại kem dưỡng chứa thành phần phục hồi như Hyaluronic Acid, Peptide, Ceramide, thành phần lành tính rất phù hợp sử dụng khi da dị ứng và nhạy cảm.
- Dùng corticosteroid: Các loại thuốc bôi/thuốc uống corticosteroid giúp giảm viêm ngứa nếu dị ứng nặng. Tuy nhiên chỉ đượ dùng trong thời gian ngắn và cần được bác sĩ kê đơn.
- Dùng thuốc kháng histamin: Dùng giảm dị ứng, viêm ngứa dữ dội, phổ biến nhất là thuốc kháng histamin Loratadine, Cetirizine.
- Ức chế miễn dịch: Dùng điều trị dị ứng xi măng khi các phương pháp khác không hiệu quả. Thuốc có dạng bôi và tiêm, sử dụng tùy mức độ nhẹ hay nặng của bệnh lý. Tuy nhiên thuốc có những tác dụng phụ không mong muốn nên cần thận trọng trong quá trình sử dụng.
VI. Cách phòng tránh bị dị ứng khi tiếp xúc với xi măng
Những triệu chứng dị ứng xi măng gây ra rất nhiều sự khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ làn da. Bởi vậy mọi người cần phòng ngừa tình trạng này đúng cách với những phương pháp như sau:
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với xi măng trong thời gian dài để ngừa dị ứng
- Dùng đồ bảo hộ sau khi tiếp xúc với xi măng (mặc quần áo dài tay, đi ủng, đeo kính bảo vệ, dùng khẩu trang)
- Vệ sinh sạch tay và những vùng tiếp xúc xi măng với nước, xà phòng, dùng kem dưỡng tránh khô da
- Sử dụng xi măng có ít Chromium để tránh nguy cơ dị ứng, viêm da, chỉ dùng xi măng chất lượng, có nguồn gốc từ những thương hiệu uy tín.
- Không làm trầy xước, tổn thương da nếu thường xuyên phải tiếp xúc với xi măng. Bởi xi măng có đặc tính ăn mòn, nếu da có tổn thương sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm da, dị ứng.
- Kiểm tra sức khỏe da liễu định kỳ nếu có tiền sử dị ứng hay thường xuyên phải tiếp xúc với xi măng (đặc biệt là người làm nghề xây dựng)
Tình trạng dị ứng xi măng thường gặp rất nhiều ở những người phải tiếp xúc với xi măng thường xuyên, sử dụng đồ bảo hộ không đúng cách. Bệnh cần được điều trị kịp thời tránh biến chứng nặng ảnh hưởng đến thẩm mỹ làn da. Liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để nhận tư vấn thăm khám và điều trị các bệnh lý dị ứng hiệu quả với đội ngũ bác sĩ da liễu đầu ngành.



TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Cơ sở 1: Số 11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh
- Cơ sở 3: Số 24 Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội