Uống kháng sinh có nổi mụn không là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm khi sử dụng để điều trị các bệnh lý nhưng lại lo lắng gặp phải tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là vấn đề da liễu. Trong bài viết dưới đây, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ giúp mọi người giải đáp chi tiết.
I. Uống kháng sinh có nổi mụn không?
Việc sử dụng thuốc kháng sinh đặc trị bệnh hoàn toàn có thể gây ra một số tác dụng phụ, đặc biệt là mụn. Điều này được lý giải do trong thuốc kháng sinh có thành phần gây mất cân bằng hệ vi sinh tự nhiên trong cơ thể, dẫn đến suy giảm sức đề kháng của làn da.
Ngoài ra, kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà có khả năng loại bỏ nhầm vi sinh có lợi làm tăng tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. Do đó, tuyến bã nhờn hoạt động quá mức gây tắc nghẽn lỗ chân lông tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn tấn công làm da bị nổi mụn, đặc biệt là khi hệ miễn dịch phản ứng mạnh với thuốc.
II. Uống kháng sinh bị nổi mụn phải làm sao?
Dưới đây là những phương pháp xử lý an toàn và hiệu quả để hạn chế tình trạng mụn khó lường mà mọi người cần nắm rõ:
1, Trường hợp nhẹ
Khi làn da bị nổi mụn do uống kháng sinh, mọi người cần chăm sóc da chuẩn y khoa để giảm thiểu tình trạng mụn và hỗ trợ làn da khỏe mạnh:
- Rửa mặt hai lần mỗi ngày với sữa rửa mặt dịu nhẹ giúp loại bỏ dầu thừa và bụi bẩn mà không làm khô ráp da
- Tẩy da chết vật lý và hóa học 2 lần mỗi tuần để lỗ chân lông được thông thoáng
- Chọn các sản phẩm có thành phần trị mụn như azelaic acid, BHA, benzoyl peroxide,… với nồng độ phù hợp để tiêu diệt vi khuẩn mà không gây kích ứng
- Không tự ý lấy nhân mụn tại nhà làm cho tình trạng mụn thêm nghiêm trọng, viêm nhiễm và tổn thương da
- Uống đủ nước và dưỡng ẩm tức thì để hỗ trợ quá trình thanh lọc cơ thể, cấp ẩm cho da
TÌM HIỂU THÊM: Cạo lông mặt có nổi mụn không?
2, Trường hợp nặng
Nếu tình trạng mụn do uống kháng sinh trở nên nghiêm trọng, mọi người cần theo dõi sát sao các dấu hiệu sau đây và nhanh chóng gặp bác sĩ chuyên khoa để được xử lý kịp thời:
- Mụn không chỉ xuất hiện ở một vùng mà lan rộng ra toàn mặt hoặc cơ thể
- Vùng da mụn bị tấy đỏ, sưng viêm, có bọc mủ và cảm giác đau nhức, nóng rát
- Da bị kích ứng nổi mẩn đỏ kéo dài, phù nề không thuyên giảm
III. Chế độ sinh hoạt giúp mụn mau lành khi uống kháng sinh
Bên cạnh việc nắm rõ cách chăm sóc da có mụn và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn, mọi người cũng cần xây dựng chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng khoa học như sau:
Lối sống sinh hoạt
- Ngủ ít nhất 7 – 8 tiếng mỗi ngày để phục hồi các tổn thương trên da
- Giữ tinh thần thoải mái giúp cơ thể cân bằng hormone bằng biện pháp thư giãn như yoga, ngồi thiền, đi bộ giảm stress
- Hoạt động thể thao đều đặn để tăng cường trao đổi chất và lưu thông máu, thúc đẩy loại bỏ độc tố giúp da khỏe mạnh, hạn chế vi khuẩn tấn công
- Giặt giũ, làm sạch ga gối thường xuyên giúp giảm khả năng vi khuẩn xâm nhập
Chế độ dinh dưỡng
- Lựa chọn các thực phẩm giàu vitamin A, C, E có trong cà rốt, bí đỏ, cam, dâu tây, hạt hướng dương, dầu oliu… giúp làm dịu viêm da và hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương mụn
- Thực phẩm chứa omega 3 giúp chống viêm và hỗ trợ sức khỏe làn da từ cá hồi, cá ngừ, hạt chia, hạt lanh,…
- Cung cấp đủ 2 lít nước để cơ thể dễ dàng đào thải độc tố và duy trì độ ẩm cho da
- Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng hoặc chứa đường, tinh bột và các đồ ăn chế biến sẵn, đóng hộp có chất bảo quản kích thích tuyến dầu tăng sinh gây mụn tồi tệ hơn
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc uống kháng sinh có nổi mụn không và hướng dẫn xử lý đúng cách tránh bùng mụn nghiêm trọng. Nếu muốn sở hữu làn da bóng khỏe, mọi người hãy liên hệ với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21&11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.