fbpx

Sùi mào gà ở nữ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
sùi mào gà ở nữ

Sùi mào gà ở nữ là căn bệnh khá phổ biến khi quan hệ tình dục không lành mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt, tâm lý và sức khỏe của bệnh nhân. Hãy cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu về căn bệnh này trong bài viết dưới đây.

I. Tổng quan về bệnh sùi mào gà ở nữ giới

Trước hết, bạn cần nắm được một số thông tin cơ bản về bệnh sùi mào gà ở nữ.

1. Sùi mào gà ở nữ giới là như thế nào?

Sùi mào gà ở nữ còn được gọi là mụn cóc sinh dục. Đây là hệ quả của tình trạng viêm HPV – một loại nhiễm trùng lây qua đường tình dục. Bệnh sùi mào gà ở nữ có nhiều con đường truyền nhiễm, bao gồm quan hệ tình dục và chạm vào dịch nhầy trên cơ thể của người bệnh, thậm chí còn truyền nhiễm từ mẹ sang con.

2. Dấu hiệu nhận biết nữ giới mắc sùi mào gà

Sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ và môi, tay, chân là những tình trạng thường gặp. Sùi mào gà ở nữ xuất hiện với những vết sưng nhỏ, mọc gần nhau, tạo thành những mảng lớn có hình dạng giống súp lơ. Chúng thường có màu nâu hoặc đỏ.

Bệnh nhân sẽ cảm thấy ngứa ngáy ở vùng da có sùi mào gà. Đối với các trường hợp có sùi mào gà ở bộ phận sinh dục, đôi khi vết thương còn gây đau đớn, chảy máu trong quá trình giao hợp.

đau vùng kín

3. Giai đoạn hình thành và phát triển

Sùi mào gà ở nữ tiến triển qua 4 giai đoạn. Trong đó, thời gian ủ bệnh rất khó xác định, thường kéo dài từ 4 tuần đến 9 tháng và phát triển theo 4 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn khởi phát: Lúc này, nốt sùi nhỏ có màu nhạt xuất hiện trên da.
  • Giai đoạn phát triển: Kích thước, số lượng và vị trí của nốt sùi bắt đầu gia tăng. Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.
  • Giai đoạn biến chứng: Vùng da sùi mào gà sưng tấy, có triệu chứng nhiễm trùng và chảy máu.
  • Giai đoạn tái phát: Sau khi điều trị, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ tái phát bệnh sùi mào gà. Tình trạng cơ thể khi mắc bệnh lần hai sẽ nghiêm trọng hơn lần đầu.

4. Hình ảnh thực tế sùi mào gà ở nữ giới

Hầu hết các ca bệnh thường gặp là sùi mào gà ở vùng kín nữ giới, miệng, bàn tay, môi. Dù mọc ở bất kỳ vị trí nào, căn bệnh này đều khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là một số hình ảnh bệnh sùi mào gà ở nữ:

sùi mào gà ở vòm họng
Sùi mào gà ở nữ ở vòm họng
sùi mào gà trên lưỡi
Sùi mào gà mọc ở lưỡi khiến bạn đau rát khi ăn uống
sùi mào gà li ti
Những nốt mụn sùi mào gà li ti ở giai đoạn khởi phát
sùi mào gà bàn tay
Sùi mào gà phát triển, lan rộng ra cả bàn tay
3 giai đoạn sùi
Mụn sùi giai đoạn đầu đến lúc phát triển

II. Nguyên nhân mắc bệnh sùi mào gà ở phụ nữ

Nguyên nhân phụ nữ mắc bệnh sùi mào gà chủ yếu bắt nguồn từ việc quan hệ tình dục không an toàn. Đồng thời, nếu vùng niêm mạc hoặc da bị trầy nước, cộng với sức đề kháng kém, nguy cơ nhiễm bệnh sẽ rất cao.

Ngoài ra, nguyên nhân mắc sùi mào gà ở nữ giới có thể do dùng chung đồ với người mắc bệnh, đường truyền từ mẹ sang con, người bệnh nhiễm HIV.

PHẢI ĐỌC: Sùi mào gà lây qua đường nào?

NGHI NGỜ SÙI MÀO GÀ? ĐĂNG KÝ BÁC SĨ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

III. Bệnh sùi mào gà ở nữ có nguy hiểm không?

Sùi mào gà có gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh. Ở nữ giới, có khoảng 4,7 – 10,2% trường hợp bệnh sùi mào gà ở cổ tử cung đã tiến triển thành ung thư cổ tử cung và 5% là ung thư âm đạo.

Bên cạnh đó, các nốt sùi mào gà ở nữ nếu phát triển thành các mụn sùi lớn, chất lượng cuộc sống của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng. Đối với thai phụ, căn bệnh này sẽ gây khó khăn trong việc sinh nở, gia tăng nguy cơ sinh non và sảy thai.

nguy cơ sinh non

IV. Biến chứng có thể gặp nếu không phát hiện sớm

Trường hợp nữ giới mắc nhiều chủng HPV khác nhau cùng một lúc sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao. Ngoài ra, nếu không điều trị sớm, người bệnh cũng dễ mắc bệnh ung thư âm đạo, ung thư hậu môn.

Đối với thai phụ, vì hormone tăng sinh nên các tổn thương sùi cũng đồng thời phát triển mạnh mẽ hơn. Do đó, khả năng nốt mụn cóc bị vỡ, chảy máu rất cao gây khó khăn cho quá trình tiểu tiện và sinh nở tự nhiên.

Nếu mụn cóc mọc ở cổ tử cung, đường di chuyển đến trứng của tinh trùng bị thu hẹp, khiến khả năng thụ thai giảm. Ngoài ra, trẻ sơ sinh được sinh ra bằng hình thức đẻ thường cũng dễ nhiễm bệnh do di truyền từ mẹ sang con.

V. Sùi mào gà ở nữ có chữa được không?

Theo các chuyên gia, sùi mào gà ở nữ có thể chữa được, nhưng không thể tự khỏi. Đây là bệnh lý có nguy cơ tái nhiễm cao và dễ lây lan sang các vị trí khác trên cơ thể hoặc lây cho mọi người xung quanh. Chính vì vậy, khi phát hiện bản thân mắc bệnh sùi mào gà, bệnh nhân cần thăm khám sớm để bác sĩ kịp thời lên phác đồ điều trị phù hợp.

NHANH CHÓNG THĂM KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ SÙI MÀO GÀ NGAY HÔM NAY

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    VI. Chẩn đoán phát hiện sùi mào gà ở nữ giới

    Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán sùi mào gà phổ biến:

    • Chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng:

    Dựa vào triệu chứng điển hình của sùi mào gà, bác sĩ có thể kết luận một người có đang mắc bệnh hay không. Một số dấu hiệu thường gặp: mụn nhọt giống bông súp lơ xuất hiện da, ngứa ngáy ở bộ phận sinh dục, chảy máu khi quan hệ tình dục.

    • Chẩn đoán bằng mô bệnh học:

    Phương pháp thường được bác sĩ áp dụng để chẩn đoán sùi mào gà là xét nghiệm PAP và xét nghiệm HPV. PAP phù hợp với các bạn nữ muốn tìm hiểu về sức khỏe tổng quát của âm đạo và cổ tử cung. Xét nghiệm HPV có mục đích nhằm tìm kiếm chủng HPV ở trên người bệnh, phù hợp với phụ nữ từ 30 tuổi trở lên.

    xét nghiệm hpv

    VII. Phương pháp điều trị bệnh lý sùi mào gà ở phụ nữ

    Tuỳ vào tình trạng bệnh và tham vấn của bác sĩ, bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp. Cụ thể:

    1. Sử dụng thuốc

    Người bệnh sử dụng thuốc điều trị sùi mào gà cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc tây có thể kiểm soát sùi mào gà ở nữ có thể kể đến như:

    • Imiquimod (Aldara, Zyclara): Thuốc có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, từ đó giảm nguy cơ sùi mào gà lan rộng và phát triển.
    • Podophyllin và podofilox (Condylox): Podophyllin có khả năng phá hủy các mô sùi mào gà. Hợp chất Podofilox có hoạt tính giống như Podophyllin nhưng không được sử dụng trực tiếp lên bộ phận sinh dục và nghiêm cấm với phụ nữ đang mang thai.
    • Sinecatechin (Veregen): Thuốc phù hợp với mụn cóc sinh dục ở ngoài như tay, môi, hậu môn.
    • Axit tricloaxetic (TCA): Các trường hợp sùi mào gà ở bộ phận sinh dục có thể sử dụng loại thuốc này, giúp loại bỏ sùi mào gà nhanh chóng.

    uống thuốc kê đơn

    2. Phẫu thuật loại bỏ sùi mào gà

    Ngoài sử dụng thuốc, bệnh nhân cũng nên cân nhắc một số phương pháp ngoại khoa như đốt laser, đốt điện, áp lạnh hay sử dụng ánh sáng để loại bỏ sùi triệt để.

    Phương pháp  Chi tiết 
    Đốt điện Các bác sĩ chuyên khoa sẽ gây tê tại chỗ và sử dụng dòng điện để loại bỏ các mô sùi mào gà. Tuy nhiên, tỷ lệ để lại sẹo sau khi điều trị bằng cách này rất cao.
    Áp lạnh (sử dụng nitơ lỏng) Điều trị sùi mào gà bằng nitơ lỏng hay liệu pháp áp lạnh sẽ đóng băng các mô và phá hủy nốt sùi mào gà. Phương pháp này thường gây đau, có tác dụng phụ như kích ứng da, sưng tấy, lở loét.
    Đốt laser Phương pháp sử dụng năng lượng ánh sáng cường độ cao nhằm loại bỏ các nốt sùi, phù hợp với các ca bệnh nặng, đã lan rộng. Điều trị sùi mào gà bằng laser CO2 hạn chế xâm lấn và ít gây chảy máu.
    Quang động học ALA – PDT Phương pháp này sử dụng ánh sáng để kích hỏa phân tử nhạy cảm với ánh sáng trong mô tổn thương, phá hủy tế bào đích. Liệu pháp này phù hợp điều trị tổn thương sùi mào gà nhỏ và nông.

    VIII. Điều trị sùi mào gà ở đâu uy tín và hiệu quả?

    Đến với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia, bạn sẽ được đội ngũ Thạc sĩ Bác sĩ da liễu tuyến Trung ương tay nghề cao sẽ trực tiếp điều trị. Tại Maia&Maia công nghệ Maitrix Gene độc quyền là giải pháp kết hợp đa trị liệu, loại bỏ hoàn toàn tổn thương, viêm nhiễm bằng Holmium Laser – Long Pulse thế hệ mới.

    Phương pháp này sẽ tiêu diệt các mạch máu nuôi dưỡng mụn cóc sinh dục, khiến các tổn thương sùi mào gà không được cung cấp dinh dưỡng và tự rụng đi. Ngoài ra, laser với bước sóng 632,8 nm hoặc 380 – 400 nm giúp loại bỏ hoàn toàn tổn thương chứa virus gây bệnh, hạn chế khả năng tái phát.

    Ngoài khả năng điều trị KHÔNG TÁI PHÁT – KHÔNG CHẢY MÁU, bệnh nhân sau khi điều trị không cần nghỉ ngơi dài ngày hay kiêng khem phức tạp. Đặc biệt, điều trị sùi mào gà tại Maia&Maia, bệnh nhân sẽ được cam kết hiệu quả bằng văn bản nên có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng.

    điều trị sùi mào gà tại maia

    IX. Lưu ý chăm sóc và phòng ngừa để tránh tái phát

    Sau khi điều trị sùi mào gà nữ, bệnh nhân vẫn có nguy cơ tái phát nếu không lưu ý một số thông tin sau nhằm hạn chế khả năng tái bệnh:

    1. Chế độ chăm sóc sau điều trị

    Sau khi điều trị, người bệnh cần lưu tâm các vấn đề sau:

    • Vệ sinh và giữ cho phần da, niêm mạc luôn khô ráo.
    • Không dùng chung đồ với người khác.
    • Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích.
    • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên tập thể dục.
    • Tái khám theo chỉ định của bác sĩ.

    2. Cách phòng tránh bệnh sùi mào gà

    Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, các bạn nữ cần phòng tránh bệnh sùi mào gà theo hướng dẫn sau:

    • Nâng cao sức đề kháng của bản thân bằng cách tập thể dục thường xuyên, ăn uống khoa học, ngủ nghỉ hợp lý.
    • Tiêm vắc xin phòng ngừa virus HPV.
    • Thăm khám sức khỏe định kỳ.

    thăm khám định kỳ

    Sùi mào gà ở nữ là bệnh xã hội không hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu không chữa trị kịp thời, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia theo hotline 032 845 1188 để được tư vấn và điều trị sùi mào gà nhanh chóng, triệt để.

    Quy Khach vui long
    dat lich truoc
    khong phai cho doi



      TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

      Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *