Vết sẹo khâu trên mặt ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ và khiến nhiều người e ngại, tự ti bởi đây là vị trí rất dễ nhìn thấy, đặc biệt khi vết sẹo lớn nổi bật trên khuôn mặt. Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu chi tiết nguyên nhân gây sẹo và phương pháp xóa sẹo qua nội dung dưới đây.
I. Nguyên nhân hình thành vết sẹo khâu trên mặt
Đây là hậu quả để lại do quá trình tái tạo mô da bất thường tại vị trí vết khâu, thường xuất hiện dưới dạng mô cứng nhô lên bề mặt da hoặc sẹo thâm khác biệt với vùng da xung quanh. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng sẹo xấu này bao gồm:
- Can thiệp thẩm mỹ/phẫu thuật: Vết thương để lại sau phẫu thuật, thẩm mỹ vùng mặt càng sâu và kích thước lớn thì nguy cơ hình thành sẹo càng cao.
- Kỹ thuật bác sĩ: Đường khâu của bác sĩ không đều, gây xâm lấn nhiều sẽ khiến làn da lâu hồi phục và dễ để lại sẹo hơn.
- Cơ địa: Các yếu tố như gen di truyền, tuổi tác, tình trạng làn da, bệnh lý nền,… cũng ảnh hưởng tới tốc độ lành thương và khả năng bị sẹo của mỗi người.
- Cách chăm sóc: Chủ quan khi vệ sinh, chăm sóc vết khâu, chà xát mạnh, không dùng thuốc theo chỉ định sẽ khiến vùng tổn thương bị co kéo, nhiễm trùng và gây ra sẹo.
- Chế độ ăn uống: Một số thực phẩm như rau muống, thịt bò, đồ nếp, đồ ăn cay nóng,… kích thích mô da tăng sinh quá mức làm tăng nguy cơ viêm loét dẫn tới sẹo hình thành ở vết khâu.
II. Phương pháp điều trị sẹo khâu ở trên mặt
Mọi người có thể tham khảo những phương pháp xử lý sẹo khâu trên mặt triệt để, an toàn dưới đây và đưa ra lựa chọn phù hợp với mỗi mức độ sẹo:
1, Điều trị sẹo khâu trên mặt tại nhà
Để tiết kiệm thời gian và dễ dàng chăm sóc da ngay tại nhà, mọi người có thể lựa chọn sử dụng nguyên liệu thiên nhiên đối với tình trạng sẹo kích thước nhỏ và sử dụng thuốc đặc trị chuyên dụng với vết sẹo lớn hơn, mới hình thành nhằm đảm bảo hiệu quả.
1.1, Khắc phục vết khâu thành sẹo bằng nguyên liệu tự nhiên
Mẹo làm mờ sẹo khâu trên mặt bằng các phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng bởi tính an toàn, dễ thực hiện và chi phí thấp. Một số nguyên liệu thiên nhiên giúp làm mềm da, xoá sẹo bao gồm:
- Rau má: Thành phần Saponin trong rau má là chất chống oxy hóa mạnh mẽ có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa do sẹo và cải thiện bề mặt sẹo mịn màng hơn.
- Mật ong: Hàm lượng vitamin B2, B3, B6 dồi dào cùng các enzyme tự nhiên khiến mật ong trở thành sản phẩm dưỡng ẩm tuyệt vời từ thiên nhiên, giúp làm mềm mô sẹo cũng như dưỡng ẩm, làm sáng da.
- Hành tây: Nguyên liệu này có khả năng làm mềm da, ức chế sản sinh collagen quá mức và ngăn chặn sẹo lồi hình thành nhờ thành phần chống oxy hóa Quercetin cùng nhiều dưỡng chất khác.
1.2, Dùng các sản phẩm trị sẹo
Việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như thuốc bôi hay miếng dán là giải pháp loại bỏ sẹo khâu trên mặt được nhiều người lựa chọn. Trong đó:
- Miếng dán ngừa sẹo: Sản phẩm dán trị sẹo bằng gel hoặc silicon có tác dụng che phủ, tăng tính thẩm mỹ với khả năng gây áp lực lên vết sẹo và ngăn chặn mô da phát triển. Qua đó làm vết sẹo mềm đi và xẹp dần theo thời gian. Mọi người cần làm sạch da cẩn thận, thay miếng dán thường xuyên để đảm bảo vệ sinh cho da.
- Kem bôi trị sẹo: Các loại kem bôi ngoài da có chứa thành phần silicon, allantoin, vitamin A, C, E,… hỗ trợ làm mềm mô sẹo và giúp bề mặt da sáng mịn hơn. Tuy nhiên, mọi người cần tham khảo ý kiến bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn.
2, Xóa sẹo khâu bằng các phương pháp thẩm mỹ
Đối với các trường hợp sẹo khâu trên mặt có kích thước quá lớn, tình trạng sẹo phì đại và thời gian hình thành lâu năm thì mọi người cần tìm kiếm phương pháp công nghệ cao để đạt hiệu quả loại bỏ sẹo tốt nhất, điển hình như:
- Tiêm: Bác sĩ thực hiện tiêm Corticosteroid để ức chế sự phát triển sẹo, làm xẹp mô sẹo thông qua việc phân hủy lượng collagen dư thừa nhưng cần thực hiện liên tục, ít nhất là 6 tháng để thấy hiệu quả.
- Áp lạnh: Nitơ lỏng làm đông cứng bề mặt giúp loại bỏ mô sẹo nhanh chóng mà không gây xâm lấn sâu. Tuy nhiên, phương pháp này có nguy cơ gây tê bì, bỏng lạnh và không phù hợp với các vết sẹo quá lớn.
- Laser: Kỹ thuật laser trị sẹo được nhiều chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả và tính an toàn cho mọi loại da. Theo đó, tia laser tác động trực tiếp vào lớp hạ bì nhằm phá vỡ cấu trúc sẹo, kích thích tăng sinh collagen mới để tái tạo làn da và cải thiện màu sắc cho vùng da bị sẹo.
XÓA SẸO TỨC THÌ, SỞ HỮU LÀN DA MỊN MÀNG CHỈ SAU 1 LIỆU TRÌNH
III. Địa chỉ thăm khám và điều trị sẹo khâu trên mặt an toàn, uy tín
Việc lựa chọn địa chỉ điều trị sẹo uy tín ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xóa sẹo khâu trên mặt. Bởi vậy, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tự hào là địa chỉ trị sẹo xấu hàng đầu hiện nay với việc điều trị thành công cho hàng nghìn ca sẹo mỗi năm, giúp mọi người lấy lại làn da láng mịn và nhận được sự tin tưởng tuyệt đối nhờ sở hữu các ưu điểm như:
- Cơ sở điều trị da liễu & thẩm mỹ được cấp phép hoạt động bởi Sở Y tế Hà Nội
- Đội ngũ thạc sĩ, bác sĩ da liễu tuyến đầu có chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm
- Phòng khám có đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại, phục vụ quá trình thực hiện dịch vụ
- Điều trị sẹo khâu trên mặt bằng công nghệ Maitrix Scar độc quyền, đa trị liệu thế hệ mới giúp cải thiện bề mặt sẹo lên tới trên 90%, cải thiện màu sắc lên tới 50 – 60% và kiểm soát tái phát hiệu quả
- Xây dựng liệu trình xóa sẹo chuẩn y khoa được cá nhân hóa đảm bảo kết quả cao nhất
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng tại phòng khám chu đáo, tận tâm. Bên cạnh đó, Maia&Maia cũng sẵn sàng hỗ trợ nhiệt tình qua tổng đài, giúp khách hàng giải đáp mọi thắc mắc gặp phải
IV. Cách chăm sóc và phòng ngừa vết thương trên mặt để tránh bị sẹo
Không chỉ quan tâm đến việc lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, mọi người cũng cần xây dựng chế độ chăm sóc vết thương đúng cách để phòng ngừa sẹo khâu trên mặt. Theo đó, người có vết khâu trên mặt cần chú ý:
1, Chế độ chăm sóc sau điều trị
- Vệ sinh vùng điều trị bằng nước muối sinh lý hàng ngày và giữ vết thương khô thoáng
- Che chắn và bảo vệ làn da khỏi ánh nắng, bụi bẩn, tác nhân xấu từ môi trường bên ngoài
- Sử dụng thuốc mỡ chống sẹo hoặc thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ để hỗ trợ quá trình hồi phục
- Tuyệt đối không cạy, gãi, chà xát mạnh vào vùng da điều trị để tránh viêm loét, tạo sẹo xấu
- Uống nhiều nước và bổ sung các thực phẩm như thịt lợn nạc, rau xanh, củ quả,…
2, Cách phòng ngừa hình thành sẹo
- Xử lý và làm sạch vết thương kịp thời để giảm nguy cơ nhiễm trùng
- Đảm bảo vết thương được băng bó đúng cách để tránh sự xâm nhập của bụi bẩn và vi khuẩn
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, C, E và các axit amin để tăng khả năng tái tạo tế bào da mới, đồng thời uống đủ nước mỗi ngày nhằm cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da
- Hạn chế tiêu thụ đồ ăn cay nóng, rau muống, thịt bò, hải sản, chất kích thích, bia rượu,…
- Không luyện tập các bài tập thể thao nặng, xông hơi hay bơi lội ảnh hưởng xấu đến vết thương
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về cách sử dụng thuốc, sản phẩm hỗ trợ điều trị sẹo và theo dõi kĩ càng tiến triển vết thương
- Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa ngay khi có vết thương hở và các triệu chứng bất thường đau rát, sưng đỏ, mưng mủ,…
Trên đây là những thông tin về tình trạng sẹo khâu trên mặt và chế độ chăm sóc đúng cách để ngăn ngừa sẹo xấu. Nếu muốn loại bỏ sẹo dứt điểm, hãy liên hệ Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để đặt lịch thăm khám và điều trị ngay hôm nay.
TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Da liễu Maia & Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21 & 11 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.