Rụng lông vùng kín ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không là thắc mắc không chỉ của các bạn trẻ mà còn cả phụ huynh cũng vô cùng quan tâm và mong muốn được bác sĩ giải đáp. Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu chi tiết tình trạng này và đáp án từ chuyên gia qua nội dung bài viết sau đây.
I. Chức năng của lông vùng kín
Lông vùng kín là những sợi lông mọc xung quanh khu vực mu trên của bộ phận sinh dục, thường xuất hiện trong giai đoạn dậy thì ở cả nam và nữ. Khi bước vào tuổi dậy thì, cơ thể sẽ bắt đầu sản sinh ra lượng lớn hormone sinh dục kích thích nang lông phát triển ở vùng bikini trong độ tuổi từ 12 – 14 đối với nữ và nam giới sẽ muộn hơn khoảng 14 – 17 tuổi.
Theo đó, lông vùng kín đóng vai trò quan trọng với cơ thể con người phải kể đến như:
- Bảo vệ bộ phận sinh dục khỏi bụi bẩn, vi khuẩn và tác nhân xấu từ môi trường bên ngoài dễ gây nhiễm trùng
- Giảm ma sát khi vận động hàng ngày
- Khả năng điều hòa nhiệt độ tại vùng kín và duy trì độ ẩm tự nhiên để tránh tình trạng khô ráp hoặc ẩm ướt quá mức
Trên thực tế, không ít trường hợp gặp phải tình trạng rụng lông vùng kín trong giai đoạn dậy thì gây lo lắng và hoang mang, đặc biệt là các bậc phụ huynh.
II. Nguyên nhân gây rụng lông vùng kín ở tuổi dậy thì
Hiện tượng rụng lông vùng kín ở tuổi dậy thì do một số nguyên nhân gây nên như:
- Do nội tiết: Khi cơ thể bước vào giai đoạn dậy thì, sự thay đổi mạnh mẽ về hormone, đặc biệt là hormone estrogen ở nữ và testosterone ở nam chưa ổn định gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của lông vùng kín dẫn đến tình trạng rụng lông
- Vùng lông mu bị nấm: Trẻ ở độ tuổi dậy thì chưa biết cách chăm sóc da vùng kín dẫn đến nhiễm khuẩn nấm gây ngứa, viêm và làm tổn thương các nang lông khiến lông bị yếu rồi rụng dần.
- Rối loạn trao đổi chất: Việc thay đổi sinh lý đột ngột khi dậy thì làm quá trình trao đổi chất bị ngắt quãng, nếu không được kiểm soát kịp thời dễ gây ra hội chứng đa nang buồng trứng nguy hiểm gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả duy trì lông vùng kín
- Do bệnh lý: Tình trạng rụng lông vùng kín cũng bị phụ thuộc vào sức khỏe tổng quát của cơ thể, nhất là khi nhiễm bệnh nghiêm trọng liên quan đến hệ miễn dịch, tuyến giáp
- Tác dụng phụ của thuốc: Việc sử dụng các loại thuốc đặc trị bệnh lý có kháng sinh mạnh, thuốc chứa hormone làm thay đổi quá trình mọc lông tự nhiên dẫn đến tình trạng rụng lông vùng kín
III. Rụng lông vùng kín ở tuổi dậy thì có sao không?
Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Thái Hòa – Phó trưởng phòng bác sĩ tại Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia chia sẻ, rụng lông vùng kín trong giai đoạn dậy thì là hiện tượng hoàn toàn bình thường do nội tiết tố thay đổi và có thể mọc lại sau một thời gian ngắn mà không ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe tổng quát.
Tuy nhiên, nếu tình trạng rụng lông kéo dài và kèm theo các triệu chứng bất thường như đau, viêm, ngứa dữ dội hoặc vùng da bị nhiễm trùng thì mọi người cần thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
IV. Cách chăm sóc và cải thiện tình trạng rụng lông vùng kín
Ngay khi nhận thấy dấu hiệu rụng lông vùng kín bất thường, mọi người nên thực hiện chế độ chăm sóc chuẩn y khoa được bác sĩ khuyến cáo dưới đây:
1, Ăn uống và sinh hoạt khoa học
- Bổ sung vitamin và khoáng chất gồm vitamin A, E, kẽm, sắt, biotin có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lông, làm khỏe da
- Ăn nhiều thực phẩm giàu protein giúp hỗ trợ sự phát triển của tế bào và nang lông
- Duy trì đủ nước cho cơ thể giúp da và lông luôn mềm mại, khỏe mạnh
- Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa và đường ngọt gây ra các rối loạn nội tiết làm ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của lông
- Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya và tăng cường tập luyện thể thao để rèn luyện đề kháng khỏe mạnh
2, Giữ vệ sinh vùng kín đúng cách
- Đảm bảo vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng sản phẩm dịu nhẹ, không chứa hóa chất mạnh dễ gây kích ứng
- Mặc đồ lót cotton, thoáng khí và thay đồ lót hàng ngày để giảm sự tích tụ vi khuẩn
- Giữ cho vùng kín luôn khô ráo và sạch sẽ để tránh nhiễm trùng
- Tuyệt đối không tự ý cạo, nhổ lông vùng kín tại nhà dễ gây tổn thương cho da, làm cho lông mọc không đều
3, Kích thích mọc lông vùng kín bằng nguyên liệu tự nhiên
Một số thành phần thiên nhiên có khả năng thúc đẩy nang lông phát triển ở vùng kín và tránh tình trạng rụng đi tự nhiên:
- Dầu dừa chứa các acid béo giúp dưỡng ẩm và mọc lông vùng kín khi thực hiện massage nhẹ nhàng mỗi ngày
- Mật ong có tác dụng làm mềm da và dưỡng ẩm giúp nang lông khỏe mạnh nhằm thúc đẩy quá trình mọc lông
- Nha đam có tính làm dịu và cung cấp độ ẩm giúp nang lông phát triển mạnh mẽ
Rụng lông vùng kín ở tuổi dậy thì là dấu hiệu bình thường trong quá trình trưởng thành nên mọi người không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng rụng lông kéo dài hoặc đi kèm với các triệu chứng bất thường khác, mọi người hãy liên hệ với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032 845 1188 để đặt lịch thăm khám với bác sĩ tuyến đầu.



TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh