Nhũ hoa có đốm trắng khi cho con bú là hiện tượng không hiếm gặp ở nhiều mẹ sau sinh gây lo lắng và hoang mang. Nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách xử lý ra sao? Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây.
I. Nhũ hoa có đốm trắng khi cho con bú trông như thế nào?
Đốm trắng trên nhũ hoa là tình trạng phổ biến mà nhiều bà mẹ gặp phải trong giai đoạn cho con bú. Trong giai đoạn này thường xuất hiện những vết trắng nhỏ ở trên đầu núm vú hoặc quanh khu vực nhũ hoa. Những đốm trắng này có thể có kích thước nhỏ, hình tròn hoặc hình dáng giống như nốt mụn không gây đau rát hay khó chịu.
Tuy nhiên, đốm trắng này vẫn có thể gây ra sự tắc nghẽn nhẹ hoặc cảm giác đau nhói trong quá trình cho con bú khiến mọi người mong muốn được loại bỏ trong thời gian sớm và nhanh chóng nhất.
II. Nguyên nhân xuất hiện đốm trắng ở nhũ hoa
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng nhũ hoa có đốm trắng khi cho con bú, cụ thể:
- Lỗ chân lông trên nhũ hoa bị bít tắc do bã nhờn hoặc sữa dư thừa không thể thoát ra ngoài dẫn đến sự hình thành của đốm trắng trên da.
- Mụn sữa là một dạng nhiễm trùng nhẹ ở các tuyến sữa gây ra những đốm trắng hoặc cục sữa nhỏ trên nhũ hoa khá phổ biến trong giai đoạn cho con bú, đặc biệt khi sữa không được vắt ra
- Ống dẫn sữa bị tắc nghẽn tạo ra các đốm trắng hoặc các cục nhỏ gây đau nhức và khó chịu khi cho con bú
- Nhiễm nấm Candida gây ra các vết trắng nhỏ trên nhũ hoa, thường kèm theo cảm giác đau và ngứa ngáy dữ dội, dễ lây lan cho bé
- Một số tình trạng hiếm gặp như viêm tuyến sữa, vảy nến vú, viêm tuyến vú hoặc sự thay đổi hormone bất thường trong cơ thể khiến tình trạng đốm trắng ở nhũ hoa trở nên nghiêm trọng hơn
III. Mẹ bỉm nổi đốm trắng ở nhũ hoa có nguy hiểm không?
Tình trạng nhũ hoa có đốm trắng khi cho con bú không quá nguy hiểm với nguyên nhân hình thành do mụn sữa, tắc tia sữa hoặc lỗ chân lông bị tắc nghẽn không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên mọi người cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được xử lý kịp thời nhằm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và em bé.
IV. Cách xử lý tình trạng núm vú có đốm trắng khi cho con bú
Ngay khi phát hiện đốm trắng ở nhũ hoa, mọi người có thể tham khảo các biện pháp xử lý dưới đây nhằm kiểm soát kịp thời tránh gây ảnh hưởng tiêu cực:
1, Tự chăm sóc tại nhà
Chăm sóc và vệ sinh kỹ càng vùng nhũ hoa tại nhà là việc làm mà mọi người nên thực hiện để hạn chế cảm giác khó chịu, ngứa ngáy:
- Dùng khăn ấm chườm nhẹ nhàng lên bầu ngực trong khoảng 10 – 15 phút trước khi cho bé bú để làm dịu da và thông thoáng các tuyến sữa
- Massage nhẹ nhàng quanh khu vực có đốm trắng để làm thông thoáng ống dẫn sữa và giảm tình trạng tắc nghẽn.
- Vệ sinh nhũ hoa sạch sẽ và lau khô để tránh tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn hoặc nấm phát triển
- Đảm bảo cho trẻ bú đều cả hai bên vú để tránh tình trạng tắc nghẽn sữa
- Thoa kem dưỡng da giúp tăng cường độ ẩm, tránh tích tụ sữa và dầu nhờn trong lỗ chân lông
2, Thăm khám bác sĩ
Mặc dù tình trạng này không gây nguy hiểm nhưng nếu có các triệu chứng sau đây, mọi người nên đi thăm khám bác sĩ để được chỉ định phương pháp xử lý kịp thời:
- Đốm trắng không biến mất sau vài ngày tự chăm sóc.
- Có cảm giác đau nhức hoặc sưng tấy ở khu vực có đốm trắng.
- Bị viêm đỏ hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng như xuất hiện vết nứt, chảy dịch mủ.
- Có dấu hiệu nhiễm trùng nấm ngứa, đau và cảm giác rát vùng ngực.
V. Cách phòng ngừa tình trạng nổi đốm trắng ở nhũ hoa
Để tránh tình trạng đốm trắng xuất hiện trên nhũ hoa khi cho con bú, mọi người có thể thực hiện ngay một số gợi ý phòng ngừa đơn giản như sau:
- Cho bé bú đúng cách: Đảm bảo bé bú đúng tư thế, bú đều hai bên ngực để sữa được vắt ra đều đặn từ các ống dẫn sữa và tránh tình trạng tắc nghẽn.
- Thường xuyên vệ sinh nhũ hoa: Sau mỗi lần cho bé bú, mẹ cần vệ sinh nhũ hoa bằng nước sạch và lau khô. Tuy nhiên, tránh sử dụng xà phòng có hương liệu mạnh dễ gây kích ứng cho mẹ và ảnh hưởng đến em bé khi bú
- Giữ vú khô thoáng: Mẹ nên lựa chọn sử dụng áo ngực thông thoáng, dễ thấm mồ hôi để tránh tạo môi trường ẩm ướt dễ phát triển nấm.
- Cung cấp đủ nước và dinh dưỡng: Uống đủ nước và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ dưỡng để cơ thể sản xuất sữa đều đặn giữ cho da ngực luôn khỏe mạnh.
- Thư giãn và giảm căng thẳng: Cơ thể mệt mỏi, stress ảnh hưởng đến lượng sữa và làm tình trạng mụn sữa trở nên trầm trọng hơn, chính vì vậy mọi người cần giữ cho tinh thần thoải mái.
- Đi khám bác sĩ định kỳ: Nếu gặp phải vấn đề nào liên quan đến sức khỏe ở bầu ngực hoặc việc cho con bú, mọi người cầnthăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm.
Tình trạng nhũ hoa có đốm trắng khi cho con bú thường không quá nguy hiểm nhưng cần được theo dõi và chăm sóc đúng cách để tránh các biến chứng xấu. Nếu tình trạng không cải thiện hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, mọi người hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn.



TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21&11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.