Nặn mụn xong bị chảy máu do đâu? Hướng dẫn cách khắc phục

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
nặn mụn xong bị chảy máu

Nặn mụn xong bị chảy máu là tình trạng mà nhiều người gặp phải khi cố gắng loại bỏ các nốt mụn tại nhà. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng khiến tình trạng mụn thêm trầm trọng. Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua bài viết sau.

I. Nặn mụn xong bị chảy máu do đâu?

Bóp nặn là cách giải quyết mà nhiều người thường áp dụng khi mụn xuất hiện trên da. Tuy nhiên, nhiều người gặp phải tình trạng nặn mụn xong bị chảy máu do:

  • Nặn mụn không đúng cách: Dùng lực quá mạnh, dụng cụ nặn và tay chưa được vệ sinh cẩn thận hay nặn khi mụn chưa chín thì nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng, sưng viêm là rất cao. 
  • Tổn thương mạch máu: Khi nặn mụn mạnh và sai kỹ thuật, đặc biệt là những vùng da mỏng, mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương gây chảy máu.
  • Nặn các loại mụn không nên nặn: Các nốt mụn bọc, mụn viêm thường chứa nhiều vi khuẩn, nếu nặn dễ gây tổn thương cho da và tác động đến các mạch máu dẫn đến chảy máu, viêm nhiễm.
  • Nặn mụn chưa chín: Nếu mọi người tự ý nặn mụn khi nhân chưa chín dễ dẫn đến nguy cơ trầy da, chảy máu, sưng viêm, nhiễm trùng. Ngoài ra, việc tác động lực lên vùng da bị mụn còn khiến cho dịch mủ trong ổ mụn vỡ ra, lây sang các vùng da khác và làm cho mụn lan rộng hơn.
  • Vi khuẩn xâm nhập: Không vệ sinh tay và dụng cụ nặn mụn đúng cách, vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết thương gây nhiễm trùng làm chảy máu, đồng thời làm mụn sưng tấy, kéo dài thời gian làm lành vết thương.

nặn mụn bị chảy máu

II. Nặn mụn xong bị chảy máu, sưng viêm phải làm sao?

Đối với trường hợp nặn mụn xong bị chảy máu cần thực hiện các bước chăm sóc da dưới đây để giảm bớt sưng mụn, ngăn ngừa sưng viêm và nhiễm trùng:

  • Làm sạch vết thương: Vệ sinh vết thương sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hoặc sữa rửa mặt có thành phần dịu nhẹ để loại bỏ sạch dịch mủ kèm máu, bụi bẩn cũng như dầu thừa có thể gây nhiễm trùng.
  • Sát khuẩn: Sau khi làm sạch, mọi người cần dùng dung dịch sát khuẩn (cồn y tế, dung dịch povidone-iodine) để nhẹ nhàng lau sạch vết thương. Điều này giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Cầm máu: Nếu nặn mụn xong bị chảy máu nhiều, mọi người cần dùng bông gòn sạch để nhẹ nhàng ép lên vết thương cầm máu. Giữ bông gòn khoảng vài phút cho đến khi máu ngừng chảy.
  • Chườm mát: Mọi người có thể dùng đá lạnh bọc trong khăn vải sạch để áp lên vùng da bị sưng do nặn mụn khoảng 10 – 15 phút giúp làm dịu da và giảm viêm.
  • Thoa kháng sinh: Khi đã sát khuẩn và cầm máu xong, mọi người có thể thoa lên một lớp kháng sinh nhằm bảo vệ da khỏi nhiễm trùng giúp vết thương mau lành hơn. Lưu ý cần dùng kháng sinh theo đơn kê từ bác sĩ.

III. Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn bị chảy máu

Sau khi nặn mụn xong bị chảy máu, việc chăm sóc da cẩn thận, đúng cách là rất quan trọng để giảm viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp vết thương mau lành. Dưới đây là hướng dẫn các bước chăm sóc da đúng cách:

  • Làm sạch vết thương nhẹ nhàng, tránh sử dụng các sản phẩm có thành phần hoá chất mạnh.
  • Tránh trang điểm lên vùng da vừa nặn mụn bởi cặn mỹ phẩm có thể gây bít tắc lỗ chân lông và khiến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không sờ tay lên vết thương để tránh đưa vi khuẩn vào vùng da đang hồi phục.
  • Dưỡng ẩm cho da, ưu tiên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, không chứa thành phần gây kích ứng.
  • Sử dụng kem chống nắng phù hợp với da mụn nhằm bảo vệ da tối đa trước tác động có hại từ ánh nắng mặt trời
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống chứa cồn….
  • Tăng cường các loại thực phẩm tốt cho làn da như rau xanh, hoa quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất
  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc để da nhanh hồi phục. 
  • Giảm stress căng thẳng, luôn tạo cho mình tâm lý thoải mái, thư giãn bằng nhiều cách khác nhau như ngồi thiền, tập yoga, nghe nhạc, đọc sách…

ngủ sớm

IV. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Chăm sóc da sau khi nặn mụn nếu gặp phải những dấu hiệu bất thường sau đây, mọi người nên gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời:

  • Mụn thâm tụ máu kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Cỏ mủ hoặc dịch vàng chảy ra từ các nốt mụn đã nặn.
  • Nốt mụn tái phát nhiều lần và có dấu hiệu lan rộng.
  • Dấu hiệu mệt mỏi, sốt kéo dài.

Những thông tin trong bài viết trên đã giúp mọi người có thêm hiểu biết về tình trạng nặn mụn xong bị chảy máu cùng cách xử lý phù hợp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan, vui lòng liên hệ Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để được tư vấn chi tiết.

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *