fbpx

Tìm hiểu về tình trạng nám da trong thời kỳ mang thai

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
tinh trang nam da

 

Cơ thể trong thời kỳ mang thai diễn ra những thay đổi vô cùng đặc biệt. Một trong số đó là nám da. Khi thai kỳ bước vào tháng thứ 2 hoặc 3, một số phụ nữ bắt đầu nhận thấy một số đốm hoặc mảng sẫm màu xuất hiện trên da mặt. Vậy, nám da trong thời kỳ mang thai có nghiêm trọng không?

 

Tại sao lại xuất hiện nám da trong thời kỳ mang thai?

Nám da là sự xuất hiện của các mảng hoặc đốm màu nâu đậm từ nhạt tới đậm trên da. Màu sắc của chúng có thể thay đổi tùy thuộc vào loại da và số lượng hắc sắc tố tham gia vào quá trình này.

Nám da trong thời kỳ mang thai có thể xuất hiện trong suốt thai kỳ nhưng phổ biến nhất là trong ba tháng giữa và ba tháng cuối. Nếu bạn đã bị nám trước khi mang thai, thì những mảng đó sẽ có nguy cơ phát triển thêm.

Có nhiều thống kê chỉ ra rằng, có khoảng 70% trường hợp mang thai sẽ gặp phải tình trạng nám da ở một mức độ nào đó.

Các bác sĩ cho rằng sự thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân hàng đầu gây ra nám da trong thai kỳ. Mặc dù vẫn chưa rõ lý do tại sao, nhưng nám da và estrogen có lẽ có mối liên hệ với nhau. Theo đó, estrogen tác động lên các tế bào trong da, tạo ra nhiều sắc tố hơn; estrogen làm tăng lượng enzym hình thành sắc tố trong cơ thể; estrogen cũng tác động tới các thụ thể melanocortin trên da khiến các tế bào da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.

Nám da còn được gọi là mặt nạ của thai kỳ
Nám da còn được gọi là mặt nạ của thai kỳ

Ngoài sự thay đổi nội tiết tố, di truyền và chủng tộc cũng có vai trò trong việc hình thành nám da. Các bác sĩ đã xác định phụ nữ gốc Latinh, Trung Đông và châu Á bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi nám da khi mang thai.

Những triệu chứng của nám da trong thời kỳ mang thai

 

Các mảng da sẫm màu có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên vùng mặt. Mức độ sẫm màu tùy thuộc vào từng người và phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
  • Tuổi tác
  • Thời kỳ mang thai
  • Tiền sử tăng sắc tố hoặc nám da

Nám da là một tình trạng lành tính, không gây đau đớn . Nếu bạn gặp các triệu chứng kèm theo như ngứa, mẩn đỏ, sốt hoặc cứng vùng da bề mặt nám khi mang thai thì phải đi khám ngay lập tức. Đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn .

Nám da là một tình trạng mãn tính rất khó chữa khỏi
Nám da là một tình trạng mãn tính rất khó chữa khỏi

Nám da có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?

Nám da trong thời kỳ mang thai có thể mờ dần sau khi sinh con, đặc biệt là đối với những người chưa từng bị nám da trước đó. Nhưng một số người khác thì không may mắn như vậy. Nám da có thể mờ dần và khôi phục làn da trước đó nếu sử dụng các biện pháp phù hợp.

Nám da chỉ gây nên các phiền toái về thẩm mỹ, và cũng chỉ ảnh hưởng đến lơp da mỏng bên ngoài. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm rằng nám da sẽ không gây bất cứ ảnh hưởng gì trong thai kỳ.

 

Có thể điều trị nám da trong thời kỳ mang thai không?

 

Nám da có thể hạn chế được, nhưng do cơ chế hình thành của nó chưa thực sự rõ ràng, cho nên  không thể điều trị một cách triệt để. Nếu bạn muốn điều trị, hãy hỏi bác sĩ để có những tư vấn đúng đắn nhất. Hầu hết các loại thuốc điều trị chứng tăng sắc tố bao gồm nám đều có tác dụng phụ liên quan đến thai nhi, do cậy hãy thật cẩn trong nếu bạn lựa chọn điều trị trong thời gian này.

Có thể laser để trị nám da trong thời kỳ mang thai những cần cẩn trọng
Có thể laser để trị nám da trong thời kỳ mang thai những cần cẩn trọng

Một số phương pháp khác như laser và lột da bằng hóa chất có thể sử dụng được trong thời kỳ mang thai, nhưng hầu hết các bác sĩ không khuyến khích áp dụng. Bởi lẽ, nám da có khả năng tự cải thiện sau khi hết thời kỳ mang thai, dó đó hãy nên chờ đợi và điều trị sau nếu cần thiết.

Bạn cũng có thể sử dụng các biện pháp khắc phục nám da tại nhà với những nguyên liệu từ thiên nhiên như nước chanh, bột nghệ, gel lô hội, bột yến mạch, đu đủ….. Tuy nhiên tính hiệu quả của những phương pháp này chưa được xác minh. Do đó hãy tập trung chăm sóc da cơ bản hàng này để giữ một làn da luôn khỏe mạnh và giúp bạn luôn tự tin ngay cả khi có nám trên khuôn mặt.

Làm thế nào để kiểm soát nám da trong thời kỳ mang thai?

Bên cạnh nội tiết tố thì tia UV là tác nhân gây nám da nổi tiếng. Một trong những biện pháp hiệu quả nhất để tránh cho nám xuất hiện đó chính là tránh ánh nắng mặt trời.

Hãy chống nắng bất kể lúc nào ra ngoài trời
Hãy chống nắng bất kể lúc nào ra ngoài trời

Điều đó không có nghĩa là bạn nên trốn trong nhà trong suốt thời gian mang thai. Tối thiểu, bạn cần đảm bảo sử dụng kem chống nắng hàng ngày và tránh ra ngoài trời trong các giờ cao điểm (10 giờ sáng – 2 giờ chiều).

Bên cạnh đó, đừng quên các  cách chống nắng hữu dụng khác như:

  • Sử dụng các vật phẩm chống nắng  như: quần áo chống nắng, đội mũ rộng vành, đeo kính râm
  • Sử dụng trang điểm để che đi các mảng da sẫm màu
  • Tăng cường sức khỏe làn da bằng cách ăn uống lành mạnh
  • Dùng các loại vitamin hoặc thực phẩm chức năng theo đề nghị của bác sĩ
  • Tránh các chất kích ứng da như hóa chất mạnh để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng nám của bạn
  • Duy trì chăm sóc da để giúp kiểm soát tình trạng nám da và giữ cho da luôn rạng rỡ.

Có thể bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi sống chung với nám da nhưng tình trạng này hoàn toàn không đáng lo ngại. Bạn cũng đừng quên rằng, tâm lý cũng đóng một vai trò quan trọng trong suốt thai kỳ, không chỉ có lợi cho đứa con sắp chào đời mà còn giúp hạn chế nám da trong thời kỳ mang thai.

>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!

 

Những bài viết được nhiều người quan tâm

Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *