Nám da khi mang thai là hiện tượng thường thấy ở phụ nữ trong thời gian thai kỳ gây mất thẩm mỹ và khiến nhiều người tự tin khi ra ngoài. Hãy cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu chi tiết vấn đề này qua nội dung bài viết dưới đây.
I. Nguyên nhân bị nám da khi mang thai
Nám da khi mang thai có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trên khuôn mặt và cơ thể. Mọi người sẽ dễ dàng nhận biết tình trạng này khi quan sát thấy những đốm nâu khác màu nằm rải rác hoặc tạo thành mảng lớn trên da. Những đốm, mảng nám tuy không gây ngứa ngáy khó chịu nhưng ảnh hưởng xấu tới ngoại hình của mẹ bầu.
Hiện nay, tỷ lệ phụ nữ mắc nám da khi mang thai khoảng 50 – 70%. Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này bao gồm:
- Thay đổi nội tiết: Trong thời gian thai kỳ, hormone estrogen và progesterone tăng sinh đột ngột kích thích cơ thể sản xuất nhiều hắc tố melanin gây nám nội tiết ở mẹ bầu.
- Yếu tố di truyền: Nếu những thế hệ trước trong gia đình có tiền sử bị nám da khi mang thai thì mọi người có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này.
- Mệt mỏi, stress: Mất ngủ, căng thẳng kéo dài khiến cơ thể sản sinh nhiều hormone cortisol, theo đó mặt nạ thai kỳ trở nên sẫm màu hơn.
- Chế độ ăn uống: Cơ thể thiếu hụt vitamin C, E và nước cũng là nguyên nhân da nhanh lão hóa, khô sạm và dễ bị nám.
II. Mẹ bầu bị nám khi mang thai có tự hết được không?
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thu Hà – Chuyên gia da liễu tại Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia, tình trạng nám da khi mang thai sẽ mờ dần trong vòng 3 – 12 tháng sau khi sinh. Điều này là do lượng hormone trong cơ thể dần về trạng thái ổn định, theo đó lượng melanin sản sinh sẽ giảm bớt so với thời gian mang thai.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp sinh xong vẫn bị nám da và không thể biến mất hoàn toàn. Do đó, trong thời gian thai kỳ mẹ bầu nên can thiệp ngay bằng các biện pháp sau đây để phòng ngừa chân nám phát triển sâu dưới da:
1. Sử dụng mặt nạ dưỡng da từ thiên nhiên
Với làn da nhạy cảm trong thời gian thai kỳ, mẹ bầu nên hạn chế nám sạm bằng cách sử dụng các mặt da thiên nhiên như:
- Nghệ và chanh: Hai nguyên liệu này có khả năng làm sáng da tự nhiên và giảm thâm sạm do nám gây ra nhờ hàm lượng vitamin C cao.
- Chuối: Lượng lớn dưỡng chất và vitamin A, B, C trong chuối có tác dụng kiểm soát sự phát triển của melanin và chống lão hóa cho da.
- Dưa leo: Khoáng chất và vitamin C có trong thực phẩm này giúp làm mờ sắc tố thâm sạm và thúc đẩy tái tạo làn da trở nên săn chắc.
- Khoai tây: Vitamin B6 cùng kali có tác dụng làm mờ vết nám và cải thiện làn da trở nên trắng sáng.
- Nước vo gạo: Đây là nguyên liệu vô cùng lành tính và chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho làn da giúp làm sáng và ngăn ngừa thâm sạm trên da.
2. Che chắn cẩn thận khi ra ngoài
Tia UV từ ánh nắng mặt trời kích thích hắc tố melanin tăng sinh khiến các mảng nám đậm màu hơn. Bởi vậy, để hạn chế nám da khi mang thai phát triển thành nám chân sâu khó loại bỏ, mẹ bầu cần mặc áo chống nắng, đội mũ che chắn cẩn thận trước khi ra ngoài. Đặc biệt cần lựa chọn và thoa kem chống nắng SPF 50+ và PA ++++ giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da.
3. Thực hiện chăm sóc và dưỡng ra hàng ngày
Vệ sinh da sạch sẽ bằng nước tẩy trang hàng ngày và dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ trong thời gian mang thai. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần sử dụng các sản phẩm dưỡng da, cấp ẩm lành tính mỗi ngày để tái tạo làn da và ngăn ngừa melanin phát triển quá mức.
4. Sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý
Chế độ sinh hoạt đóng vai trò quan trọng quyết định đến sức khỏe làn da. Theo đó, mọi người cần hạn chế căng thẳng, stress và ngủ đủ giấc để thúc đẩy sản sinh collagen cho da căng mịn và sáng hồng. Ngoài ra, các mẹ cũng nên thực hiện những bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp tăng cường lưu thông máu, từ đó cải thiện độ săn chắc và đàn hồi của làn da.
5. Dinh dưỡng là điều quan trọng nhất
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc khắc phục nám da khi mang thai. Bởi vậy, mẹ bầu cần lưu ý những thực phẩm sau khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng hằng ngày:
- Thực phẩm nên bổ sung: Nhóm thực phẩm giàu vitamin C, A, sắt, kẽm và kali như rau xanh, hoa quả, thịt cá giàu Omega 3, các loại hạt, đậu, sữa tươi, sữa chua,… Ngoài ra, hãy chú ý uống nhiều nước, bao gồm cả các loại nước ép trái cây, rau củ giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh từ bên trong.
- Thực phẩm cần tránh: Đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, cay nóng, thực phẩm nhiều tinh bột và đường, rượu bia, chất kích thích,… là những thực phẩm dễ khiến tình trạng nám trên da trở nên tồi tệ hơn.
III. Có nên trị nám khi mang thai bằng laser không?
Trong thời gian mang bầu, mọi người không nên điều trị nám bằng laser bởi phương pháp này tiềm ẩn nguy cơ gây kích ứng, mẩn đỏ, nóng rát,… ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Ngoài ra, nội tiết tố vẫn thay đổi thất thường nên việc dùng laser trị nám da khi mang thai sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn. Theo đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu tại Phòng khám Maia&Maia khuyến cáo, phụ nữ có thể thực hiện trị nám bằng tia laser khoảng 3 – 6 tháng sau khi sinh con.
IV. Kết luận
Nám da khi mang thai hay còn được gọi với tên khác là mặt nạ thai kỳ là tình trạng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, hiện tượng này hoàn toàn có thể cải thiện được từ việc bảo vệ và chăm sóc thường ngày. Nếu vẫn lo lắng hoặc tình trạng nám trở nặng ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, mọi người nên thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn biện pháp khắc phục phù hợp.
ĐẶT LỊCH BÁC SĨ CHUYÊN KHOA THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN TRỰC TIẾP NGAY
Trên đây là những thông tin về tình trạng nám da khi mang thai và cách chăm sóc tại nhà mà mọi người nên tham khảo. Hãy liên hệ với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032 845 1188 để được tư vấn chi tiết về phương pháp xóa nám an toàn.
TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Da liễu Maia & Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21 & 11 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.