fbpx

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh có ảnh hưởng gì tới sự phát triển của trẻ không?

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh nghe có vẻ thật kì lạ nhưng hoàn toàn có thể xảy ra. Đó là những nốt mụn có hình dạng tương tự như mụn trứng cá ở độ tuổi dậy thì. Liệu rằng mụn trứng cá trẻ sơ sinh có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bé không? Hãy cùng Phòng khám chuyên khoa da liễu Maia&Maia lý giải chi tiết về hiện tượng này ở trẻ sơ sinh và tìm ra hướng khắc phục.

I. Các loại mụn thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều loại mụn khác nhau, điển hình trong đó thường gặp là mụn sữa, mụn hạt kê.

1. Mụn sữa

Mụn sữa là các nốt mụn li ti màu trắng sữa hoặc hơi ngả vàng trên da, không gây đau, ngứa cho trẻ. Mụn sữa rất phổ biến, có khoảng 50% trẻ sơ sinh xuất hiện loại mụn này. Mụn sữa thường xuất hiện ở vị trí má, mũi, trán, quanh mắt, ngực. Một số trường hợp gặp ở chân tay, thân người hay niêm mạc miệng.

Phần lớn các nốt mụn này sẽ tự biến mất mà không cần điều trị gì trong khoảng 1 – 3 tháng. Nguyên nhân chính xác gây ra mụn sữa cho đến nay vẫn là một ẩn số. Tuy nhiên, một số giả thuyết được đưa ra đó là mụn sữa có liên quan đến hormone của người mẹ hoặc ngay chính bản thân trẻ.

hình ảnh mụn sữa ở trẻ

2. Mụn hạt kê

Mụn hạt kê (milia) là những chấm trắng nhỏ li ti, xuất hiện nhiều nhất ở má, cằm, mũi. Mụn kê là những nang chứa chất nhờn hay keratin to bằng đầu kim, có màu trắng nhạt nằm trên nền da hay niêm mạc bình thường. Bên cạnh đó bạn cũng có thể phát hiện hạt này ở nướu hoặc vòm họng của bé.

Biểu hiện lâm sàng của mụn hạt kê là các sẩn nhỏ <3mm, màu trắng, nằm rải rác hoặc tập trung thành từng đám trên da, sẩn có màu đỏ hồng trên có mụn nước nhỏ, nhiều trường hợp kèm mủ trắng xen lẫn ở những vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như trán, ngực, lưng. Nguyên nhân hình thành mụn hạt kê là do lỗ chân lông bị tắc nghẽn, ra nhiều mồ hôi. Do đó, cách chăm sóc tốt nhất với những trẻ gặp tình trạng da này đó là giữ cho da bé luôn thông thoáng và sạch sẽ.

Ngoài 2 loại mụn kể trên, trẻ em có thể gặp phải các bệnh lý da liễu khác như: chàm sữa, mề đay, rôm sảy… Đây là bệnh lý về da liễu nhưng nhiều cha mẹ lại lầm tưởng là mụn. Do đó để xác định chính xác tình trạng mụn ở trẻ, cha mẹ nên trực tiếp đưa trẻ đến bác sĩ da liễu thăm khám.

hình ảnh mụn kê ở trẻ

II. Nguyên nhân gây mụn trứng cá trẻ sơ sinh

Theo thống kê có tới 20% trẻ sơ sinh sẽ bị mọc mụn trứng cá khi vừa mới chào đời mà nguyên nhân được xác định là do lượng hormone mà bé nhận được từ mẹ ở cuối thai kì. Hoặc cũng có thể xuất phát do làn da của bé kích ứng với một số sản phẩm chăm sóc da có chứa dầu gây bít tắc lỗ chân lông.

Mụn trứng cá trẻ sơ sinh cũng có thể lên ồ ạt sau khi sinh vài tuần. Nói thêm nữa, mụn trứng cá này không ảnh hướng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ bởi nó đơn giản chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường.

TRẺ NỔI MỤN TRỨNG CÁ – ĐĂNG KÝ KHÁM BÁC SĨ DA LIỄU NGAY

III. Trẻ sơ sinh bị nổi mụn có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ

Phần lớn các loại mụn gặp ở trẻ sơ sinh không gây nguy hiểm cho sức khỏe hay ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mụn đầu đen, sưng viêm, mụn đỏ gây ngứa ngáy cha mẹ cần hết sức lưu tâm. Các loại mụn có thể là biểu hiện của các bệnh lý như rôm sảy, mề đay, viêm da, chốc lở… Cha mẹ cần chú ý theo dõi, chăm sóc đúng cách và đưa con đến gặp bác sĩ thăm khám khi:

  • Không chắc đó có phải là mụn trứng cá hay do tình trạng da khác của bé. Bởi đôi khi nếu chỉ quan sát bằng mắt thường và không có chuyên môn, bạn khó có thể phân biệt được các dạng mụn hay ban khác nhau.
  • Nếu bạn dùng xà phòng, kem dưỡng da cần tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ.
  • Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh nếu kéo dài trên 3 tháng.

trứng cá ở trẻ sơ sinh

IV. Cách trị mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh

Mặc dù được gọi là mụn trứng cá nhưng nốt mụn này không khó chữa và mọc lên liên tiếp như mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. Để hạn chế mụn này và chấm dứt nhanh tình trạng mụn trứng cá trẻ sơ sinh, các mẹ cần lưu ý như sau:

  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc bôi, thuốc uống nếu chưa thăm khám bác sĩ.
  • Không lau chùi, cọ xát mạnh, chạm tay vào vùng mụn mà nên lau rửa nhẹ nhàng cho tới khi vùng da hết mụn.
  • Thay vì sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa gốc dầu nhằm mục đích dưỡng ẩm da cho bé thì mẹ nên chuyển các sản phẩm chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh bởi làn da của bé mới sinh rất nhạy cảm.
  • Không sử dụng nước bọt hay nước muối pha loãng để vệ sinh vùng da bị mụn mà hãy dùng nước sạch hoặc dùng các sản phẩm làm sạch dành riêng cho trẻ sơ sinh.

tắm cho em bé

V. Hỗ trợ điều trị mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi?

Như đã nói mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh là hoàn toàn bình thường, vì thế mà chúng cũng nhanh chóng biến mất sau một khoảng thời gian nhất định nếu mẹ chăm sóc bé theo những lưu ý kể trên. Thường thì sau vài tuần thì mụn trứng cá này sẽ biến mất hoàn toàn.

Trong trường hợp mụn trứng cá vẫn tồn tại trên da bé trong 1 tháng hoặc hơn thì bố mẹ nên cho con đi thăm khám bác sĩ da liễu để được tư vấn hướng hỗ trợ điều trị phù hợp. Hoặc bố mẹ có thể cho con đi thăm khám càng sớm càng tốt nếu cảm thấy lo lắng khi con nhỏ xuất hiện những nốt mụn trứng cá.

VI. Lưu ý cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh để hạn chế mụn xuất hiện

Khi trẻ sơ sinh bị mụn, cha mẹ cần biết cách chăm sóc và điều trị để hạn chế tối đa mụn lan sang các vùng khác trên cơ thể, cũng như ngăn ngừa mụn hình thành.

  • Không sử dụng các loại thuốc trị mụn khi không có sự chỉ định, hướng dẫn từ bác sĩ.
  • Không lau chùi quá mạnh, cọ xát hay tác động lực lên mụn. Việc làm này sẽ gây kích ứng da, khiến mụn trở nên nghiêm trọng và dễ lây lan hơn.
  • Không thoa các loại lotion có chứa dầu lên da có mụn của trẻ. Các loại kem xoa đều cần có hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Không lấy nước bọt bôi lên vùng da bị mụn hay pha nước muối loãng rửa cho bé. Đây là những sai lầm mà rất nhiều mẹ mắc phải khi có mụn, nốt. Việc làm này sẽ khiến cho vùng da có mụn càng tấy đỏ, kích ứng và kích thích nặng hơn khi tiếp xúc với nước muối, sữa mẹ…
  • Rửa mặt cho trẻ bằng nước sạch, xà bông chuyên dùng cho trẻ sơ sinh, sau đó rửa sạch và lau khô nhẹ nhàng.

dùng kem dưỡng cho trẻ

Trên đây là toàn bộ thông tin xung quanh chủ đề mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh đã được Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tư vấn chi tiết. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc hay bất kỳ câu hỏi liên quan, hãy liên hệ ngay đến tổng đài tư vấn online miễn phí 032 845 1188 để được chính các chuyên gia giải đáp.

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

    • Facebook: Phòng khám Da liễu Maia & Maia
    • Hotline: 18004888 và 032.845.1188
    • Hà Nội: 21 & 11 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
    • Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.