Mụn sinh dục khi mang thai tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm và khó điều trị dứt điểm. Bởi vậy nên phòng ngừa, tìm hướng chữa trị đúng cách để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Cùng tìm hiểu thêm về tình trạng mụn sinh dục khi mang thai trong bài viết dưới đây của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia.
I. Triệu chứng của mụn sinh dục khi mang thai
Mụn sinh dục khi mang thai lúc mới khởi phát sẽ rất dễ nhầm lẫn với những vết côn trùng cắn. Bởi vậy nhiều mẹ bầu không phát hiện ra khi mắc bệnh lý này. Những dấu hiệu điển hình khi bị mụn sinh dục mẹ bầu nên lưu ý đó là:
- Xuất hiện mụn thịt nhỏ có màu da, màu sẫm, mềm ở khu vực sinh dục, âm đạo, hậu môn, cổ tử cung và cả trực tràng. Nốt mụn thường nhỏ, bằng phẳng tuy nhiên sau đó sẽ mọc thành những mảng lớn.
- Nốt mụn sẽ chảy dịch và vỡ ra sau một thời gian gây ra những vết loét. Vết loét này sau đó sẽ khô lại và đóng vảy cứng rồi bong ra tạo thành các vết trợt nông không đau.
- Có cảm giác ngứa rát tại vùng kín như khu vực âm đạo, hậu môn.
- Cơ thể suy nhược và mệt mỏi, đau nhức.
- Sưng hạch bẹn gây khó chịu.
- Khi đi tiểu gây đau buốt khó chịu.
II. Nguyên nhân mẹ bầu bị mụn sinh dục
Mụn sinh dục ở phụ nữ đang mang thai do virus Herpes Simplex (HSV) gây ra, cụ thể là chủng HSV-2. Virus HSV sẽ lây qua nhiều con đường khác nhau như:
- Quan hệ tình dục không an toàn, không dùng bao cao su hay màng chắn miệng (quan hệ qua đường miệng)
- Sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm, khăn mặt, bàn chải,…
- Tiếp xúc trực tiếp với những tổn thương hở chứa dịch, máu của người bị nhiễm virus HSV.
- Lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở.
Bên cạnh đó còn có những yếu tố khiến nguy cơ lây nhiễm mụn sinh dục khi mang thai tăng lên như:
- Phụ nữ có cấu tạo cơ quan sinh dục ở dạng mở nên rất dễ lây nhiễm mụn sinh dục
- Hệ miễn dịch cơ thể suy giảm do các bệnh lý nền như tiểu đường thai kỳ, HIV, ăn uống không đủ chất, sinh hoạt thiếu lành mạnh.
- Quan hệ tình dục quá thô bạo gây tổn thương vùng kín khiến vi khuẩn HSV phát triển mạnh gây mụn sinh dục.
III. Nổi mụn sinh dục trong thời gian thai kỳ có nguy hiểm không?
Bị mụn sinh dục khi mang thai sẽ rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Những biến chứng khi phụ nữ mang bầu bị mụn sinh dục đó là:
- Lây nhiễm virus HSV sang thai nhi.
- Sinh con không thuận lợi gây nhiều đau nhức do miễn dịch cơ thể suy giảm.
- Nguy cơ sinh non cao.
- Con khi sinh ra miễn dịch sẽ kém hơn so với những trẻ khác.
IV. Cách điều trị mụn sinh dục cho phụ nữ mang thai
Để điều trị mụn sinh dục khi mang thai các mẹ bầu nên thăm khám nếu nghi ngờ có triệu chứng giống với bệnh lý này. Từ đó xác định đúng nguyên nhân bị bệnh, điều trị kịp thời triệt để không gây hại tới sức khỏe của mẹ và bé. Dưới đây là một số cách giúp trị mụn sinh dục khi mang thai hiệu quả không nên bỏ qua:
1, Chăm sóc tại nhà:
Với tình trạng mụn sinh dục nhẹ mẹ bầu chỉ cần chăm sóc đúng cách tại nhà giúp sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh. Các phương pháp chăm sóc mọi người nên tham khảo đó là:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín với nước muỗi pha loãng, nước ấm hàng ngày để giảm cảm giác ngứa rát khó chịu. Chú ý không vệ sinh vùng kín với những dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh.
- Luôn giữ khu vực bị mụn sinh dục được khô thoáng, sạch sẽ.
- Chườm lạnh vùng tổn thương giảm ngứa rát, nên dùng khăn sạch bọc đá lạnh và chườm lên vùng bị mụn sinh dục, không được chườm đá trực tiếp.
- Mặc đồ lót rộng thoáng, mỏng nhẹ để tránh ma sát khiến khu vực vùng kín bị mụn sinh dục tổn thương nặng hơn.
- Chế độ ăn uống đủ chất với nhiều trái cây và rau xanh, bổ sung đủ nước cho cơ thể để tăng tốc độ phục hồi bệnh, cải thiện miễn dịch cơ thể.
2, Điều trị bằng thuốc
Tùy vào sức khỏe của mẹ và tuổi của thai nhi mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị mụn sinh dục phù hợp với liều lượng khác nhau. Hầu hết các loại thuốc chỉ được kê đơn trước hoặc sau khi mang thai và thường chứa steroid.
Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ kê đơn một số loại thuốc giảm ngứa, giảm đau dạng bôi thoa để giảm đi sự khó chịu do những nốt mụn rộp sinh dục ở nữ. Lưu ý thuốc nên được sử dụng khi bệnh mới bùng phát để mang đến hiệu quả tối ưu. Bên cạnh đó để an toàn, mẹ bầu cũng không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
V. Cách ngăn ngừa mụn sinh dục ở phụ nữ mang thai
Để tránh mắc mụn sinh dục khi mang thai mọi người nên có những biện pháp phòng ngừa phù hợp. Gợi ý cho mọi người cách ngừa mụn sinh dục cho mẹ bầu hiệu quả và đơn giản không nên bỏ qua:
- Quan hệ an toàn: Dùng các biện pháp phòng ngừa để tránh lây nhiễm mụn sinh dục, không quan hệ với nhiều người, không quan hệ với người nghi bị mụn sinh dục.
- Vệ sinh sạch vùng sinh dục: Việc vệ sinh đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa lây nhiễm virus HSV gây mụn rộp sinh dục. Hàng ngày nên dùng dung dịch vệ sinh nhẹ dịu làm sạch vùng kín.
- Không dùng chung đồ cá nhân: Để ngăn ngừa lây nhiễm mụn sinh dục mọi người nên chủ động không dùng chung khăn mặt, khăn tắm, bàn chải, dao cạo,…
- Không tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh: Mọi người nên tránh tiếp xúc gần với dịch tiết từ người mắc mụn sinh dục
- Tăng cường miễn dịch cơ thể: Hệ miễn dịch tốt sẽ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm mụn sinh dục khi mang thai. Để cải thiện miễn dịch cơ thể mọi người nên duy trì ăn uống đủ chất, ngủ sớm, tập bài tập cho bà bầu và hạn chế stress, thư giãn tinh thần.
- Khám phụ khoa định kỳ: Việc khám phụ khoa định kỳ giúp phát hiện sớm những bệnh lý xã hội để có giải pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng xấu cho cả mẹ và bé trong quá trình mang thai.
Mụn sinh dục khi mang thai rất nguy hiểm bởi vậy các mẹ bầu nên có những biện pháp phòng ngừa bệnh lý này hiệu quả. Nếu nghi ngờ mắc mụn sinh dục liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032 845 1188 để nhận tư vấn trị bệnh an toàn, dứt điểm với bác sĩ da liễu tuyến Trung Ương.



TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21&11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.