Mụn nhọt do tiểu đường là như nào? Cách cải thiện hiệu quả

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
mụn nhọt do tiểu đường

Mụn nhọt do tiểu đường đúng hay sai? Đây là vấn đề mà nhiều người quan tâm và mong muốn được giải đáp khi gặp phải tình trạng này. Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu chi tiết tình trạng mụn nhọt này qua nội dung bài viết dưới đây.

I. Bị mụn nhọt do tiểu đường có đúng không?

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Hoàn – Giám đốc Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia chia sẻ, bệnh tiểu đường không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng người nổi mụn nhọt.

Tuy nhiên, mụn nhọt thường dễ xuất hiện ở những người bị tiểu đường hơn bởi khi này hệ miễn dịch cơ thể bị bệnh lý trở nên yếu đi dẫn đến các bệnh lý về da liễu như nhiễm nấm, vi khuẩn Staphylococcus aureus tấn công.

Đồng thời, lượng đường trong máu tăng cao khiến da tiết dầu nhờn quá mức dẫn đến mụn nhọt hình thành. Ngoài ra, bệnh tiểu đường còn làm chậm quá trình lành thương và gia tăng nguy cơ nhiễm trùng tại vùng da xuất hiện nốt nhọt, thậm chí để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng.

bệnh nhân bị tiểu đường

II. Nguyên nhân chính khiến mụn nhọt xuất hiện

Dưới đây là một số nguyên do chủ yếu dẫn đến mụn nhọt hình thành, bao gồm:

 

  • Tế bào chết và vi khuẩn tích tụ trong lỗ chân lông bị tắc nghẽn gây viêm da, hình thành mủ nhọt
  • Vi khuẩn, nấm xâm nhập, đặc biệt là Staphylococcus aureus khiến sức đề kháng làn da yếu đi gẩy nổi mụn nhọt 
  • Cơ thể thay đổi hormone đột ngột trong tuổi dậy thì, kỳ kinh nguyệt hoặc thai kỳ làm tăng sản xuất bã nhờn trên da 
  • Tinh thần căng thẳng, stress làm tăng sinh hormone và bã nhờn quá mức khiến da nổi mụn nhọt
  • Chế độ dinh dưỡng quá nhiều đường, dầu mỡ, gia vị cay nóng khiến cơ thể bốc hỏa và lượng đường huyết tăng cao làm tăng nguy cơ mụn nhọt xuất hiện 
  • Không giữ vệ sinh da sạch sẽ hay tiếp xúc với bụi bẩn thường xuyên tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển

ĐỌC THÊM: Mụn nhọt không có đầu là như thế nào?

III. Cách cải thiện tình trạng mụn nhọt cho người bị tiểu đường 

Khi nắm rõ được nguyên nhân chính khiến mụn nhọt xuất hiện khi mắc bệnh đường huyết tăng cao, mọi người cần nắm rõ các biện pháp cải thiện theo hướng dẫn sau đây:

1, Kiểm soát đường huyết

Việc giữ đường huyết cơ thể ổn định giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình lành da để từ đó ngăn ngừa các bệnh về da, đặc biệt là mụn nhọt cụ thể:

  • Chế độ ăn uống: Bổ sung các loại thực phẩm có glycemic thấp, lượng carbohydrate ít bao gồm rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, protein tốt từ thịt nạc, hạnh nhân, bông cải xanh,… Đồng thời tránh tiêu thụ đồ ăn từ tinh bột, nhiều đường, cay nóng, dầu mỡ…
  • Chế độ sinh hoạt: Tăng cường hoạt động thể chất, vận động nhẹ nhàng giúp cải thiện insulin trong máu và đường huyết nhanh chóng, an toàn. Ngoài ra, việc tập luyện còn giúp mọi người duy trì cân nặng và sức khoẻ ổn định chống lại tác nhân xấu
  • Theo dõi sức khoẻ: Kiểm tra đường huyết định kỳ và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn

kiểm soát đường huyết

2, Chăm sóc da đúng cách 

Chế độ chăm sóc da khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng mụn nhọt khi cơ thể mắc bệnh lý tiểu đường. Dưới đây là những điều mọi người cần chú ý:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da có mụn nhọt ít nhất 2 lần/ngày bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn 
  • Sử dụng nước ấm để làm sạch da và lau khô cẩn thận những vùng dễ tích tụ ẩm tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập
  • Xử lý triệt để các tổn thương hở trên da khi có mụn nhọt để tránh lây lan
  • Chườm ấm cho vùng da có nhọt giúp giảm sưng, tiêu viêm và gom cồi mụn 
  • Đảm bảo rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chạm vào vết thương 
  • Che chắn, bảo vệ mụn nhọt kỹ càng bằng băng gạc y tế 
  • Tuyệt đối không tự ý nặn, cạy mụn nhọt tại nhà gây nhiễm trùng và vi khuẩn tấn công mạnh mẽ hơn
  • Tránh lựa chọn xà phòng, sản phẩm làm sạch, chăm sóc da chứa hoá chất, hương liệu, có cồn gây kích ứng da 
  • Sinh hoạt thất thường, ngủ muộn, ngủ không đủ giấc và uống ít nước mỗi ngày làm chậm quá trình phục hồi da
  • Thăm khám ngay với bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường như chảy dịch mủ có mùi hôi, cơ thể sốt và buồn nôn

3, Dùng thuốc

Trong trường hợp mụn nhọt không cải thiện khi thực hiện chăm sóc da và có dấu hiệu tiến triển xấu như sưng tấy, đau rát thì mọi người cần sử dụng thuốc để ngăn chặn viêm nhiễm kịp thời:

  • Thuốc uống: Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh chứa Tetracycline, Isotretinoin, Clindamycin để kiểm soát nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công và nhanh chóng ngăn chặn sưng đỏ, viêm nhiễm tiến triển nặng 
  • Thuốc bôi thoa: Hầu hết các sản phẩm bôi thoa trị mụn nhọt chứa benzoyl peroxide hoặc axit salicylic để tiêu sưng viêm, gom cồi mụn khô và bảo vệ tổn thương khỏi vi khuẩn 

Theo đó, mọi người cần lưu ý một số điều khi sử dụng thuốc trị mụn nhọt tại nhà để đảm bảo an toàn:

  • Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào và chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ, nhất là khi đang điều trị tiểu đường
  • Theo dõi phản ứng của cơ thể với thuốc và thông báo cho bác sĩ nếu có triệu chứng bất thường

benzoyl peroxide

Trên đây là những thông tin chi tiết về tình trạng mụn nhọt do tiểu đường mà mọi người cần nắm rõ để có phương pháp xử lý phù hợp. Để được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tuyến đầu, vui lòng liên hệ qua số hotline 032.845.1188 để được hỗ trợ và đặt lịch nhanh chóng nhất.

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *