Mụn cóc là gì? Nguyên nhân và cách điều trị mụn cóc hiệu quả

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
mụn cóc

Mụn cóc là bệnh lý da liễu thường gặp và không nguy hiểm tuy nhiên lại rất mất thẩm mỹ. Vậy nguyên nhân cũng như hướng điều trị mụn cóc như thế nào hiệu quả? Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ tổng hợp những thông tin hữu ích về bệnh lý mụn cóc trong bài viết này. 

I. Mụn cóc là gì?

Mụn cóc được biết đến là dạng tăng sinh bất thường trên da, loại mụn này có hình dạng giống như những khối u sần sùi và nhiều khi rất giống bông súp lơ. Mụn cóc có thể mọc ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, có màu trắng với kích thước to nhỏ khác nhau, thường sẽ to bằng hạt cơm. Có nhiều loại mụn cóc với những dấu hiệu nhận biết riêng:

  • Mụn cóc thông thường: Có kích thước bằng hạt đậu hoặc bằng đầu ngón tay, mụn sần sùi và cứng khi sờ chạm. Mụn cóc sẽ thường mọc ở tay, ngón tay, bàn chân. 
  • Mụn cóc phẳng: Là loại mụn có kích thước nhỏ và hơi mọc nhô lên. Mụn có màu nâu nhạt thường xuất hiện trên trán và má, cánh tay, bàn tay
  • Mụn cóc dạng sợi mảnh: Loại mụn dễ nhận thấy với dạng sợi chỉ mọc trên mặt rất mất thẩm mỹ. 
  • Mụn cóc quanh móng tay: Loại dạng mụn giống với hình súp lơ, mụn giống như phần da dày lên, nứt, mọc nhiều quanh khu vực móng tay. 
  • Mụn cóc ở chân: Có dạng mảng cứng, sần dày lên mọc ở khu vực bàn chân. Loại mụn này sẽ thường mọc ngược vào bên trong da do những áp lực đè nén lên bàn chân khi di chuyển.
  • Mụn cóc sinh dục: Có hình dạng giống súp lơ, màu da hoặc hơi đỏ, hồng. Loại mụn này bề mặt lồi hoặc nhẵn và thường gây đau nhức, ngứa rát, chảy máu rất khó chịu xuất hiện ở vùng sinh dục.

nhận biết mụn cóc sinh dục

II. Nguyên nhân khiến mụn cóc xuất hiện

Nguyên nhân chính khiến mụn cóc xuất hiện đó là do virus nhú ở người (HPV). Virus HPV khi xâm nhập qua những vết trầy xước, nhiễm trùng trên da sẽ phát triển khiến các tế bào trên bề mặt da bị kích thích hình thành ra mụn cóc. Virus HPV rất dễ lây từ bộ phận này sang bộ phận khác, từ người này sang người khác qua nhiều con đường khác nhau, chủ yếu là từ việc tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc. 

III. Ai có nguy cơ dễ bị mắc mụn cóc?

Trên thực tế không phải ai cũng mắc bệnh lý này, dưới đây là những đối tượng có nguy cơ cao bị mụn cóc:

  • Trẻ nhỏ: Đây là những đối tượng dễ bị trầy xước da do hiếu động đùa nghịch, sau đó vệ sinh da không sạch và khiến vi khuẩn xâm nhập gây mụn cóc trên cơ thể. 
  • Lứa tuổi thanh thiếu niên: Ở lứa tuổi này miễn dịch cơ thể chưa được hoàn chỉnh hẳn để chống lại virus HPV, bởi vậy nên tỷ lệ mắc mụn cóc sẽ cao.
  • Nam/nữ có miễn dịch suy yếu: Những người có miễn dịch suy giảm, sức đề kháng kém do mắc bệnh nền như tiểu đường, chàm, lupus hay HIV/AIDS rất dễ bị mụn cóc trên cơ thể. 
  • Người quan hệ tình dục không an toàn: Những người có lối sống phóng khoáng, không sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, quan hệ với nhiều bạn tình dễ bị mụn cóc sinh dục.
  • Thói quen sinh hoạt, vệ sinh kém: Người có thói quen đi chân trần ở nơi ẩm ướt, dùng chung các vật dụng cá nhân, cắn móng tay hay mang giày quá chật gây mồ hôi chân cũng là nguyên nhân xuất hiện mụn cóc ở tay, chân và các vị trí khác trên cơ thể.

quan hệ tình dục không an toàn

IV. Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm mụn cóc

Mụn cóc sẽ thường lây lan chủ yếu qua việc tiếp xúc trực tiếp, có một số tác nhân gây tăng nguy cơ mắc mụn cóc ở mỗi người như sau:

  • Do các tổn thương trầy xước trên da
  • Tình trạng nhiễm trùng khiến cấu trúc da bị phá vỡ, vi khuẩn HPV dễ xâm nhập gây mụn cóc
  • Dùng chung đồ cá nhân không được vệ sinh sạch
  • Đi chân trần không mang giày dép ở những khu vực ẩm ướt, kém vệ sinh như nhà vệ sinh công cộng, hồ bơi hay trên đất cát ẩm.
  • Thói quen cắn móng tay mất vệ sinh
  • Tiếp xúc gần với người mắc mụn cóc.
  • Cạy hay gãi cào mụn cóc gây lây lan sang các vùng da khác trên cơ thể.

V. Mụn cóc có nguy hiểm không?

Mụn cóc là bệnh lý không gây nguy hiểm và thường tự biến mất, không để lại những di chứng xấu trên da hay cơ thể. Tuy nhiên một số trường hợp mụn cóc biến chứng nặng sẽ gây nguy hiểm như sau:

  • Ung thư: Mụn cóc sinh dục và virus HPV có nguy cơ dẫn đến những bệnh lý như ung thư hậu môn, ung thư vòm họng, ung thư cổ tử cung
  • Nhiễm trùng da: Việc gãi hay cạy nặn nốt mụn cóc có nguy cơ khiến vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, đau nhức rất nguy hiểm.
  • Biến dạng vùng mắc bệnh: Mụn cóc gây biến dạng các vùng trên cơ thể thường gặp ở những người có miễn dịch suy yếu.
  • Đau nhức khó chịu: Nếu là mụn cóc thông thường sẽ không gây đau tuy nhiên những nốt mụn cóc do bệnh lý (mụn cóc sinh dục) hay ở các khu vực như bàn chân sẽ rất đau nhức khó chịu.

mụn cóc sưng to đau nhức

IV. Mụn cóc có tự hết không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Mụn cóc thông thường sẽ tự hết sau một khoảng thời gian, tuy nhiên nếu mụn cóc do bệnh lý hay do sức đề kháng cơ thể thì sẽ không tự hết được nếu như mọi người không điều trị. Dưới đây là những trường hợp bị mụn cóc nguy hiểm mọi người nên thăm khám ngay với các bác sĩ:

  • Mụn cóc xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể như mặt, cơ thể, bộ phận sinh dục
  • Khu vực có mụn cóc nhiễm trùng mưng mủ, chảy máu và có dấu hiệu bong tróc, đóng vảy
  • Mụn cóc gây đau nhức khó chịu không thuyên giảm
  • Người bị mụn cóc có kèm các bệnh lý nền mãn tính như tiểu đường, vảy nến, lupus, HIV/AIDS

BÁC SĨ CHUYÊN KHOA TƯ VẤN LIỆU TRÌNH CHỮA MỤN CÓC DỨT ĐIỂM

V. Cách chẩn đoán tình trạng mụn cóc

Hiện nay việc chẩn đoán mụn cóc chủ yếu thông qua những biểu hiện lâm sàng trên da, ít khi sử dụng phương pháp sinh thiết. Những triệu chứng mụn cóc dễ quan sát bằng mắt thường để chẩn đoán bệnh đó là:

  • Các vết sẩn mụn nhỏ, màu da hay hồng đỏ, nổi trên da có kích thước 1 – 10mm
  • Mụn có bề mặt sần hay nhẵn, xuất hiện mọc đơn lẻ hay mọc thành cụm
  • Mụn có thể gây ngứa và những khu vực thường gặp là mặt, bàn tay, bàn chân, đầu gối. 

Mụn cóc cũng cảnh báo những bệnh lý khác nhau, có những cách chẩn đoán phân biệt tình trạng mụn cóc như sau:

  • Mụn cóc dạng vết chai: Có đường vân da, khi cạo không có mao mạch huyết khối
  • Bệnh lý Lichen phẳng: Mụn cóc có kèm ngứa, bề mặt phẳng và phân bố đối xứng. Khu vực thường gặp là những vùng nếp gấp cơ thể, cổ tay, bao quy đầu, vùng miệng hay âm đạo
  • Dày sừng: Mụn cóc dạng sẩn hay mảng xuất hiện kèm tình trạng tăng sắc tố, có những nang chứa với keratin ở bên trong
  • Ung thư da: Mụn cóc có dấu hiệu loét, bị dai dẳng không biến mất, ngày càng to lên và có phần viền không đều. 

bác sĩ kiểm tra mụn cóc

VI. Phương pháp điều trị mụn cóc an toàn và hiệu quả

Có nhiều phương pháp điều trị mụn cóc khác nhau, tùy từng trường hợp bệnh lý khác nhau để áp dụng. Dưới đây là những phương pháp phổ biến nhất:

1, Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc trị mụn cóc là cách đơn giản và phổ biến nhất, tuy nhiên thường chỉ hiệu quả với các loại mụn cóc nhỏ. Một số loại thuốc có thể kể đến như:

  • Acid Salicylic: Có tác dụng làm mềm và giúp mụn cóc tự biến mất. Mọi người ngâm vùng bị mụn cóc với nước ấm, sau đó thoa kem bôi chứa Acid Salicylic lên vùng mụn, sau 2 – 3 tháng sẽ nhận thấy hiệu quả. Lưu ý không dùng Acid Salicylic trị mụn cóc cho bệnh nhân bị tiểu đường, bệnh tim hay có tình trạng nhiễm trùng da.
  • Cantharidin: Cantharidin có tác dụng giúp làm phồng rộp vùng mụn cóc, mụn sẽ tự bong ra và khỏi. Mọi người chỉ cần bôi thoa trực tiếp Cantharidin sau đó băng vùng mụn lại. Lưu ý sử dụng Cantharidin trị mụn cóc phải được bác sĩ kê đơn vì đây là loại thuốc có khả năng kích ứng. 

2, Xử lý mụn cóc bằng công nghệ cao

Nếu sử dụng thuốc mà mụn cóc không có sự cải thiện, tốt nhất mọi người nên đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn giải pháp can thiệp ngoại khoa phù hợp, trong đó:

  • Áp lạnh: Phương pháp điều trị cần thực hiện nhiều lần, quá trình thực hiện vùng mụn cóc sẽ được phun nitơ lỏng gây phồng rộp. Sau đó mụn cóc sẽ bong và biến mất. Lưu ý phương pháp có gây đau, sẹo xấu hay mất sắc tố da, mất cảm giác tạm thời nên không phù hợp trị mụn cóc trên mặt.
  • Phẫu thuật: Đây là cách xử lý mụn cóc kết hợp đốt điện và nạo, thích hợp với mụn cóc bằng phẳng, nhỏ hơn 2cm. Phương pháp này sẽ cần gây tê trước khi thực hiện với hiệu quả nhanh, vết thương mau lành và ít nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên mụn cóc dễ tái phát do gốc rễ mụn chưa được loại bỏ hoàn toàn. 
  • Laser: Tia laser sẽ làm nóng, phá các mạch máu ở vùng mụn cóc. Laser áp dụng với những người có mụn cóc lớn, nặng với hiệu quả loại bỏ mụn cóc triệt để và không lây sang vùng da lân cận. Tuy nhiên lưu ý quá trình thực hiện sẽ gây đau và một số trường hợp để lại sẹo. 
  • Liệu pháp miễn dịch: Một số người có mụn cóc tái phát nhiều lần, khó trị dứt điểm và các phương pháp khác không hiệu quả thì sẽ áp dụng điều trị với liệu pháp miễn dịch. Quá trình điều trị bác sĩ sử dụng hóa chất chuyên dụng như DCP để giúp mụn cóc tự rụng. 

laser trị mụn cóc

VII. Địa chỉ thăm khám và điều trị tình trạng mụn cóc an toàn

Việc lựa chọn địa chỉ chữa mụn cóc uy tín là rất cần thiết để đảm bảo quá trình điều trị được an toàn và hiệu quả. Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia là địa chỉ điều trị những bệnh lý da liễu an toàn được nhiều khách hàng lựa chọn với những ưu điểm:

  • Là đơn vị chuyên khoa da liễu được cấp phép bởi Sở Y Tế nên khách hàng hoàn toàn an tâm về độ uy tín
  • Có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu tuyến Trung Ương với nhiều năm kinh nghiệm.
  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất khang trang hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị bệnh lý da liễu.
  • Độc quyền với công nghệ Maitrix CO2 trị mụn cóc dứt điểm với laser, hạn chế tối đa để lại sẹo, tái tạo và trẻ hóa da hiệu quả. 
  • Quy trình điều trị cá nhân hóa, chuẩn y khoa an toàn
  • Đội ngũ tư vấn viên tận tâm và nhiệt tình, mọi thắc mắc của khách hàng sẽ nhanh chóng được giải đáp trong suốt liệu trình điều trị.

phòng khám da liễu maia

VIII. Lưu ý ngăn ngừa mụn cóc xuất hiện

Chắc chắn không ai muốn gặp tình trạng nổi mụn cóc trên da gây mất thẩm mỹ và cần thời gian điều trị. Bởi vậy những biện pháp ngừa mụn cóc là rất cần thiết, mọi người chỉ cần lưu ý những vấn đề sau sẽ giúp phòng tránh mụn cóc hiệu quả:

  • Không tiếp xúc trực tiếp với vùng mụn cóc
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, đồ trang điểm, dạo cạo.
  • Từ bỏ những thói quen xấu như cạy nặn mụn, cắn móng tay hay đi chân trần tại khu vực ẩm thấp
  • Tránh dùng chung giày dép với những người khác
  • Vệ sinh da sạch sẽ, thường xuyên giặt chăn ga gối, quần áo để tránh viêm nhiễm trên da.
  • Thăm khám kịp thời với các bác sĩ da liễu nếu thấy có những bất thường trên da, nghi ngờ bị mụn cóc. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để cải thiện miễn dịch cơ thể tránh bị mụn cóc. Trong bữa ăn hàng ngày nên bổ sung nhiều trái cây và rau xanh, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra hàng ngày nên tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và thư giãn tinh thần, tránh căng thẳng.

Mụn cóc là bệnh lý lành tính nhưng gây mất thẩm mỹ và dễ tái phát nếu điều trị không đúng cách. Có rất nhiều dạng mụn cóc khác nhau với những cách điều trị riêng biệt. Liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để nhận tư vấn trị mụn cóc dứt điểm an toàn với các bác sĩ da liễu tuyến Trung Ương!

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *