Mí mắt nổi mụn nước là hiện tượng gì? Cách xử lý an toàn nhất 

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
mí mắt nổi mụn nước

Mí mắt nổi mụn nước có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Đây không phải bệnh lý hiếm gặp nhưng lại gây ra nhiều biến chứng khủng khiếp nếu không được chữa trị đúng cách. Trong bài viết dưới đây, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ chia sẻ chi tiết hơn về tình trạng này!

I. Mí mắt nổi mụn nước là thế nào?

Mí mắt nổi mụn nước ngứa là tình trạng có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào từ trẻ em đến người lớn bởi đây là vùng da yếu và nhạy cảm. Hiện tượng này khiến mặt bị cộm, ngứa và đau rát, gây cản trở quá trình sinh hoạt hàng ngày. 

Đối với những người bị nổi mụn nước ở mí mắt, việc chăm sóc vùng da quanh mắt là vô cùng quan trọng, tránh làm vỡ mụn gây nhiễm trùng da. Ngoài ra, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa để được đề xuất phương pháp điều trị chuẩn xác. 

mụn nước ở mí mắt

II. Biểu hiện của mụn nước trên mí mắt

Mí mắt nổi mụn nước không gây sưng đỏ, tuy nhiên sẽ khiến người bệnh cảm thấy cộm và khó đóng mở mắt. Các biểu hiện điển hình của mụn nước trên mí mắt có thể kể đến như: 

  • Gây ra cảm giác cộm, khó chịu và phải chớp mắt nhiều lần. 
  • Có dấu hiệu chảy nước mắt nhiều lần khi nổi mụn ở mi mắt dưới.
  • Xuất hiện cảm giác đau khi mụn nổi cộm lên ở vùng kết mạc.
  • Các nốt mụn có dịch khi vỡ ra sẽ gây cảm giác rát và cay mắt.

Thông thường, mụn nước ở mắt sẽ xuất hiện sau 5 – 7 ngày và tự khỏi mà không cần phải can thiệp điều trị. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan vì vùng da mắt tương đối nhạy cảm, dễ gặp phải vấn đề da liễu nghiêm trọng nếu không chăm sóc kỹ. 

biểu hiện mí mắt nổi mụn nước

III. Nguyên nhân mí mắt mọc mụn nước

Tùy vào dấu hiệu cụ thể mà nguyên nhân khiến mí mắt nổi mụn nước có thể khác nhau. Thông thường, tuyến bã nhờn ở mắt hoạt động quá mức, kết hợp với sự thay đổi nội tiết tố có thể hình thành mụn nước. 

Mí mắt nổi mụn nước có màu trắng nhỏ là dấu hiệu của sự lắng đọng canxi tại lớp dưới kết mạc sụn mi của nhãn cầu. Khi quá trình này diễn ra lâu ngày, vùng mắt có thể xuất hiện những hạt sạn li ti, dẫn đến triệu chứng chói, cộm và nhức mắt. 

Ngoài ra, tình trạng này có thể liên quan đến cơ địa của mỗi ngườ và chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của mỗi người. Ví dụ, mất cân bằng axit béo khiến da mặt tiết dầu nhờn, làm cho mắt bị ẩm quá mức và xuất hiện mụn nước 

TƯ VẤN CHI TIẾT TÌNH TRẠNG MỤN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

IV. Mí mắt nổi mụn nước có nguy hiểm không?

Mí mắt nổi mụn nước không phải vấn đề nghiêm trọng nếu như được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, bạn cần có biện pháp phù hợp để tránh tình trạng này tái phát, thậm chí dẫn đến những biến chứng khó lường như suy giảm thị lực. 

Bên cạnh đó, việc mụn nước tiếp xúc với bụi bẩn, ô nhiễm không khí có thể khiến các nốt mụn lây lan sang vùng da lành và nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bã nhờn khi mụn vỡ khô lại sẽ hình thành mụn trứng cá, gây khó khăn khi chớp mắt. 

mụn nước nhiễm trùng

V. Cách điều trị mụn nước ở mí mắt

Bạn có thể lựa chọn điều trị mụn nước ở mí mắt tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế tùy thuộc vào mức độ bệnh. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể: 

1. Điều trị tại nhà

Trong thời gian đầu, tình trạng mí mắt nổi mụn nước chưa có nhiều triệu chứng nguy hiểm và bạn có thể điều trị tại nhà theo các cách sau:

  • Đắp khăn ấm: Chuẩn bị 1 chiếc khăn sạch ngâm trong nước ấm chừng 1 phút, vắt bớt nước rồi đắp lên mặt. Khi khăn nguội, bạn lấy ra và lặp lại quy trình này từ 2 – 3 lần giúp làm dịu mắt và xẹp mụn.
  • Tẩy tế bào chết cho vùng mi mắt: Sử dụng miếng bông gạc nhỏ ngâm trong nước ấm khoảng 5 – 10 phút và đắp mắt để loại bỏ tế bào chết, vi khuẩn cũng như tránh được tình trạng viêm nhiễm.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Người bệnh nên hạn chế ăn món cay nóng như tiêu, ớt, hành sống… đồng thời bổ sung vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch. 
  • Sử dụng nguyên liệu tự nhiên: Các thành phần tự nhiên trong nha đam, tinh dầu tràm trà, dầu dừa,… vừa kháng viêm vừa cấp ẩm, từ đó giúp mụn nước nhanh chóng xẹp xuống.
  • Dùng thuốc bôi: bạn nên thăm khám sơ bộ để nhận kê đơn chuẩn xác từ bác sĩ chuyên khoa thay vì tự ý sử dụng thuốc bừa bãi. 

bôi thuốc trị mụn nước ở mắt

2. Điều trị tại cơ sở y tế

Nếu không có kiến thức chăm sóc và điều trị mí mắt nổi mụn nước, bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán. Bạn có thể tham khảo dịch vụ điều trị mụn nước tại Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia. 

Tại đây, đội ngũ Thạc sĩ Bác sĩ da liễu tuyến Trung Ương sẽ áp dụng công nghệ Maitrix Laser trong điều trị mụn nước, viêm da cơ địa. Theo đó, các tia laser sẽ đâm xuyên vào vùng da bệnh, từ đó tăng cường hiệu quả dẫn thuốc, phục hồi và tái tạo hàng rào bảo vệ da nhanh chóng

Sau điều trị, tình trạng mụn nước được cải thiện rõ rệt. Bệnh nhân không cảm thấy đau đớn, ngứa ngáy, chảy máu hay nóng rát. Ngoài ra, bạn cũng không cần nghỉ dưỡng hay kiêng khem dài ngày so với các biện pháp truyền thống khác. 

trị mụn nước ở mắt

VII. Biện pháp phòng ngừa mí mắt nổi mụn nước

Để phòng ngừa mí mắt nổi mụn nước, bạn nên thực hiện theo các biện pháp cơ bản sau:

  • Giữ vệ sinh da mặt sạch sẽ, đeo khẩu trang, kính râm để tránh khói bụi. 
  • Hạn chế trang điểm, kẻ mắt bởi vùng da quanh mắt rất mỏng. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không được dùng mỹ phẩm kém chất lượng, vì điều này có thể ảnh hưởng đến mắt và làm tình trạng mụn nước trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Nếu phải thường xuyên làm việc với máy tính, điện thoại, bạn nên để mắt thư giãn sau 60 phút tập trung và xây dựng thói quen ngủ đủ giấc. 

Tóm lại, bạn nên xử lý tình trạng mí mắt nổi mụn nước nhanh chóng khi chúng mới xuất hiện để tránh bệnh tình trở nặng, gây nhiễm trùng hoặc một số bệnh da liễu nghiêm trọng khác. Để được hỗ trợ tư vấn và thăm khám, bạn hãy liên hệ với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032 845 1188.

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *