Tăng sắc tố da là thuật ngữ chung mô tả tình trạng da bị tối màu ở một số khu vực. Chúng có biểu hiện dưới dạng các chấm nâu nhỏ, một mảng lớn hoặc toàn bộ cơ thể. Tăng sắc tố thường không có hại tuy nhiên nó có thể là triệu chứng của một tình trạng bệnh lý khác.
Các loại tăng sắc tố
Những loại tăng sắc tố phổ biến là nám da, tàn nhang và tăng sắc tố da sau viêm.
Nám da được cho là do thay đổi nội tiết tố và có thể phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mang thai. Các vùng tăng sắc tố có thể xuất hiện trên bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, nhưng chúng thường tập trung ở vùng bụng và mặt.
Các vết tàn nhang hay đồi mồi cũng là tình trạng nhiều người gặp phải. Chúng liên quan tới việc phơi nắng trong thời gian quá dài. Nhìn chung, chúng xuất hiện dưới dạng chấm hoặc đốm trên những vùng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, như tay và mặt.
Tăng sắc tố sau viêm là kết quả của chấn thương hoặc viêm da. Nguyên nhân chính của tình trạng này là mụn trứng cá.
Các triệu chứng và ảnh hưởng của chứng tăng sắc tố
Biểu hiện chính của chứng tăng sắc tố là các đốm sậm màu trên da. Các đốm nâu này có thể khác nhau về kích thước và phát triển ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
Các yếu tố gây hại lớn nhất của chứng tăng sắc tố nói chung là tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và tình trạng viêm nhiễm. Cả hai yếu tố này đều có thể làm tăng sản xuất melanin. Càng tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, thì bạn càng có nguy cơ tăng sắc tố da.
Tùy thuộc vào cơ địa của từng người, các yếu tố nguy cơ khác đối với chứng tăng sắc tố còn có thể bao gồm:
- Sử dụng thuốc tránh thai hoặc mang thai gây ra tình trạng nám
- Những người có làn da sẫm màu dễ bị tăng sắc tố hơn, vì tỉ lệ melanin cao sẵn
- Sử dụng các loại thuốc làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng mặt trời
- Các chấn thương da, chẳng hạn như vết thương do tai nạn hay vết bỏng
Bị tăng sắc tố do đâu?
Nguyên nhân phổ biến của chứng tăng sắc tố da là do sự sản sinh dư thừa sắc tố melanin. Melanin là một sắc tố mang lại màu sắc cho da. Chúng được sản xuất bởi các tế bào da được gọi là tế bào hắc tố. Một số điều kiện hoặc yếu tố khác nhau có thể làm thay đổi việc sản xuất melanin trong cơ thể bạn.
Một số loại thuốc có thể gây tăng sắc tố. Một số loại thuốc hóa trị cũng có tác dụng phụ là làm tăng sắc tố da.
Mang thai làm thay đổi nồng độ hormone và có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất melanin ở một số phụ nữ.
Một căn bệnh nội tiết hiếm gặp được gọi là bệnh Addison có thể tạo ra chứng tăng sắc tố da. Biểu hiện rõ ràng nhất ở những vùng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như mặt, cổ, bàn tay và những vùng hay ma sát, chẳng hạn như khuỷu tay và đầu gối.
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều cũng có thể làm tăng sắc tố melanin.
Tăng sắc tố da được chẩn đoán và điều trị như thế nào?
Thông thường bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây tăng sắc tố thông qua tiền sử bệnh và biểu hiện bên ngoài. Một số trường hợp đặc biệt, sinh thiết cũng được thực hiện để có kết quả chính xác hơn.
Thuốc bôi ngoài da là phương pháp thông dụng nhất để điều trị chứng đa sắc tố. Thuốc thường chứa hydroquinone , có tác dụng làm sáng da. Tuy nhiên sử dụng hydroquinone trong thời gian dài có thể gây sạm da. Vì vậy tốt nhất bạn nên sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Retinoids dạng bôi cũng giúp làm sáng các đốm đen trên da. Cả hai loại thuốc này có thể mất vài tháng mới có thể thấy được hiệu quả bước đầu.
Các phương pháp hỗ trợ điều trị có thể kể đến các loại kem dưỡng, serum chứa hydroquinone cấp độ nhẹ; chống nắng toàn diện khi ra khỏi nhà. Kem chống nắng là yếu tố quan trọng nhất trong việc cải thiện hầu hết các nguyên nhân gây tăng sắc tố.
Chăm sóc tại nhà cũng có thể có các loại thuốc không kê đơn có thể làm mờ các vết thâm như kem dưỡng, serum.
Chăm sóc tại nhà đôi khi bao gồm các loại thuốc không kê đơn có thể làm mờ các vết thâm. Những loại thuốc này không chứa nhiều hydroquinone như thuốc kê đơn.
Bác sĩ cũng có thể đề nghị điều trị bằng laser hoặc lột da bằng hóa chất (peel da) để giảm tình trạng tăng sắc tố da nếu tình trạng tăng sắc tố da và cơ địa da của bạn phù hợp.
Ngăn ngừa chứng tăng sắc tố da như thế nào?
Chăm sóc tại nhà cũng bao gồm sử dụng kem chống nắng. Kem chống nắng là yếu tố quan trọng nhất trong việc cải thiện hầu hết các nguyên nhân gây tăng sắc tố. Áo chống nắng có tác dụng ngăn tia UV cũng là một lựa chọn hữu ích.
Chứng tăng sắc tố không phải lúc nào bạn cũng có thể lường trước và ngăn chặn, tuy nhiên bạn vẫn có thể ngăn ngừa bằng những cách sau:
- Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 50
- Độ mũ, đeo kính râm và mặc áo chống nắng khi đi ngoài trời
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhất là vào lúc nắng gắt có hại nhất (từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều)
- Ngừng sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ là làm tăng sắc tố da
Tăng sắc tố nói chung không có hại và thường không phải là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Các vùng da sậm màu cũng có thể tự mờ đi nếu được chống nắng tốt. Ở các trường hợp nghiêm trọng thì cần tới các biện pháp điều trị tích cực hơn. Không có điều gì chắc chắn rằng các đốm nâu sẽ mờ đi hoàn toàn, ngay cả khi sử dụng phác đồ điều trị nghiêm ngặt nhất. Vì thế, hãy luôn chủ động ngăn ngừa bằng các biện pháp đơn giản trên, trước khi sự việc trở nên quá muộn.
>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Da liễu Maia & Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21 & 11 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.