fbpx

Đốt sùi mào gà xong kiêng gì để mau lành & tránh tái phát?

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
đốt sùi mào gà xong kiêng gì

Đốt sùi mào gà là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng hiện nay. Tuy nhiên, đốt sùi mào gà xong kiêng gì để vết thương mau hồi phục và hạn chế tối đa những rủi ro không mong muốn xảy ra? Trong bài viết hôm nay, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ giúp mọi người giải đáp chi tiết thắc mắc trên.

I. Lý do phải kiêng khem sau khi đốt sùi mào gà?

Việc kiêng khem là rất quan trọng để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi và giảm thiểu nguy cơ tái phát hay biến chứng sau điều trị sùi mào gà, cụ thể:

  • Tránh khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Hỗ trợ quá trình làm lành vết thương nhanh chóng.
  • Tăng hiệu quả điều trị, hạn chế nguy cơ lây lan sang những vùng da khác.
  • Hạn chế để lại sẹo hay gây ra biến chứng ảnh hưởng tới làn da và sức khỏe.

kiêng khem

II. Đốt sùi mào gà xong kiêng gì để nhanh hồi phục?

Dưới đây là chi tiết những vấn đề cần kiêng khem sau khi đốt sùi mào gà, bao gồm cách vệ sinh chăm sóc da, chế độ ăn uống cũng như thói quen sinh hoạt.

1. Chế độ vệ sinh

Chăm sóc vết thương sau khi đốt sùi mào gà đúng cách sẽ hạn chế tối đa những biến chứng không mong muốn hậu điều trị. Bởi vậy, trong quá trình vệ sinh vết thương mọi người cần chú ý những điều sau:

  • Tránh để vết thương ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và sinh sôi.
  • Hạn chế gãi khi vết thương bị ngứa hoặc chà xát khi lau rửa khiến da bị tổn thương.
  • Nếu đốt sùi mào gà ở vùng kín, khi đi vệ sinh cần tránh nước tiểu hoặc chất thải dính vào vết thương gây nhiễm trùng.
  • Không để vết thương tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa, dung dịch vệ sinh, sản phẩm chăm sóc da chứa hương liệu,…

2. Đốt sùi mào gà xong kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Chế độ ăn uống cũng nên được lưu tâm đến sau khi điều trị sùi mào gà. Bạn có thể tham khảo thực đơn sau đây:

  • Rau xanh và hoa quả: Các loại rau lá và các loại hoa quả giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy quá trình lành vết thương.
  • Thực phẩm giàu protein: Là dưỡng chất cần thiết cho việc tái tạo mô và phục hồi vết thương.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: Cung cấp canxi và vitamin D, hỗ trợ quá trình lành vết thương, tăng cường sức khỏe xương.
  • Thực phẩm giàu kẽm: Hạt hướng dương và các loại đậu là nguồn cung cấp kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy quá trình lành vết thương.
  • Nước: Uống đủ nước giúp duy trì độ ẩm cho cơ thể và hỗ trợ quá trình lành vết thương.

Ngoài ra, bạn cần tránh các loại thực phẩm có thể gây viêm nhiễm hoặc làm chậm quá trình hồi phục như:

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng: Ăn quá nhiều đồ chiên rán hoặc gia vị cay nóng rất dễ gây nóng trong và làm vết thương lở loét.
  • Hải sản, đồ tanh: Mang tính hàn gây kích ứng vết thương dẫn đến ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra, những thực phẩm này còn tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi trên da.
  • Đồ nhiều đường và tinh bột: Các loại đồ ngọt làm tăng lượng đường trong máu khiến vết thương lâu lành, đồng thời ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Đồ đóng hộp, đông lạnh, chế biến sẵn thường chứa nhiều chất bảo quản, muối và gia vị gây hại cho hệ miễn dịch, từ đó làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Chất kích thích: Thuốc lá, rượu, bia, cà phê,… ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch và tuần hoàn máu, từ đó làm chậm tiến độ lành thương.

chất kích thích

3. Hoạt động cần tránh

Ngoài chế độ ăn uống và vệ sinh, đốt sùi mào gà xong kiêng gì trong sinh hoạt hàng ngày cũng là mối quan tâm của nhiều người bệnh. Theo đó, những hoạt động cần tránh sau điều trị bao gồm:

  • Lối sống buông thả trong quan hệ tình dục: Không nên quan hệ với nhiều người cùng lúc hay với người lạ, đặc biệt là khi chưa biết rõ tình trạng sức khỏe của họ. Thay vào đó, hãy duy trì việc quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn và chung thủy một vợ một chồng.
  • Hoạt động mạnh: Hoạt động mạnh có thể khiến vết thương khó lành. Bạn nên nghỉ ngơi đầy đủ và bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, hạn chế tạo điều kiện cho vi khuẩn tái phát.
  • Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác: Dùng chung bàn chải đánh răng, bồn tắm,… có thể tăng nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà.

III. Thời gian kiêng khem kéo dài trong bao lâu?

Để đảm bảo kết quả điều trị và hạn chế tối đa những biến chứng không mong muốn, mọi người cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn kiêng khem trong ít nhất 1 – 2 tuần sau khi đốt sùi mào gà. Thời gian kiêng khem thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, tình trạng sức khỏe, phương pháp thực hiện, cách chăm sóc,… Do đó, mọi người nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn khoảng thời gian và chế độ kiêng khem phù hợp nhất với bản thân.

tái khám kiểm tra

IV. Khi nào cần gặp bác sĩ

Sau khi đốt sùi mào gà bệnh nhân nên quay lại gặp bác sĩ nếu xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Đau rát bất thường.
  • Vết thương chảy máu liên tục.
  • Có dấu hiệu mưng mủ, viêm nhiễm.

Những biểu hiện này cho thấy vết thương sau điều trị chưa lành hẳn hoặc do được chăm sóc, vệ sinh chưa đúng cách. Bạn nên sớm đến gặp bác sĩ điều trị để được tư vấn và điều trị dứt điểm.

Sau khi đốt sùi mào gà xong kiêng gì để nhanh khỏi là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị sùi mào gà. Người bệnh sau điều trị nên vệ sinh sạch sẽ, kiếng ăn hải sản cũng những các thực phẩm dầu mỡ, cay nóng và thiết lập đời sống tình dục lành mạnh để bệnh không tái phát. Nếu cần tư vấn và điều trị sùi mào gà, hãy liên hệ với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032 845 1188

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

    • Facebook: Phòng khám Da liễu Maia & Maia
    • Hotline: 18004888 và 032.845.1188
    • Hà Nội: 21 & 11 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
    • Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *