Tôm là loại hải sản thơm ngon, giàu dinh dưỡng, tuy nhiên nhiều người lại bị dị ứng tôm gây ra rất nhiều vấn đề khó chịu với làn da và cơ thể. Bài viết dưới đây của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ mang đến cho mọi người thông tin hữu ích về cách chẩn đoán và điều trị tình trạng dị ứng tôm.
I. Dị ứng tôm là tình trạng như thế nào?
Dị ứng tôm là tình trạng dị ứng hải sản có vỏ do miễn dịch cơ thể phản ứng quá mức với thành phần protein trong tôm, đặc biệt là tropomyosin. Cơ chế hình thành phản ứng dị ứng khi người dị ứng ăn tôm, cơ thể lập tức coi tôm là chất gây hại và sản sinh kháng thể IgE để chống lại, từ đó giải phóng histamin gây ra những triệu chứng dị ứng từ nhẹ đến nặng.
II. Triệu chứng thường gặp khi bị dị ứng tôm?
Khi bị dị ứng tôm hoặc động vật có vỏ sẽ xuất hiện những triệu chứng điển hình dễ nhận biết, cụ thể như sau:
- Phản ứng trên da: Mẩn ngứa, mề đay, phát ban xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Thậm chí gây sưng mí mắt hoặc sưng môi.
- Phản ứng hệ hô hấp: Triệu chứng thường gặp là nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi. Nếu nặng thành khó thở, thở khò khè dễ chuyển thành tụt huyết áp, sốc phản vệ.
- Vấn đề đường tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau dạ dày xảy ra nhanh chóng hoặc sau vài giờ ăn tôm.
- Sốc phản vệ: Triệu chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến tình mạng với triệu chứng co thắt đường thở, tim đập nhanh, chóng mặt, tụt huyết áp, lú lẫn và mất ý thức.
III. Ai dễ gặp tình trạng dị ứng với tôm?
Bất kỳ ai cũng có thể bị dị ứng tôm, ngay cả khi mọi người đã từng ăn trước đó mà không có vấn đề gì. Theo đó, những đối tượng dưới đây thường gặp tình trạng dị ứng với tôm:
- Xuất hiện nhiều hơn ở người lớn tuổi.
- Tiền sử gia đình có người dị ứng thực phẩm, dị ứng hải sản.
- Người đã từng bị dị ứng với thực phẩm, hải sản.
- Cơ địa nhạy cảm với những tác nhân dị ứng
- Người mắc bệnh dị ứng mãn tính khác như hen, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa.
- Người thường tiếp xúc nhiều với công việc chế biến hải sản làm tăng nguy cơ dị ứng.
IV. Bị dị ứng tôm có khỏi được không?
Dị ứng tôm thường không thể khỏi hoàn toàn bởi đây là tình trạng mãn tính do miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên triệu chứng có thể giảm bớt và kiểm soát được (đặc biệt là với trẻ em) nếu phòng ngừa đúng cách, cải thiện miễn dịch từ bên trong cơ thể, áp dụng các phương pháp hỗ trợ chăm sóc, tư vấn từ bác sĩ.
Ngoài ra, dị ứng tôm có thể gây nguy hiểm trầm trọng nếu mọi người chủ quan không điều trị các triệu chứng. Những biến chứng phổ biến gặp phải như hen suyễn cấp tính, viêm da dị ứng, khó thở, phù thanh quản, tụt huyết áp, thậm chí sốc phản vệ và ngưng thở.
ĐẶT LỊCH XÉT NGHIỆM DỊ ỨNG TÔM NGAY HÔM NAY!
V. Chẩn đoán tình trạng dị ứng tôm thế nào?
Dị ứng tôm cần được chẩn đoán sớm để có hướng điều trị kịp thời. Những cách chẩn đoán phổ biến hiện nay đó là:
- Kiểm tra chích da: Xét nghiệm để da tiếp xúc lượng nhỏ chất gây dị ứng từ tôm. Nếu da mẩn đỏ, sưng ngứa thì đây là dấu hiệu điển hình của tình trạng dị ứng.
- Xét nghiệm máu: Đo nồng độ kháng thể IgE trong máu, với những người dị ứng tôm thì lượng IgE sẽ tăng lên. Nếu máu có IgE tăng cao thì khả năng xảy ra triệu chứng dị ứng cao hơn.
- Thử thực phẩm: Bác sĩ để người bệnh dị ứng ăn lượng nhỏ tôm, có sự giám sát theo dõi của bác sĩ. Phương pháp giúp xác nhận yếu tố dị ứng, tuy nhiên tiềm ẩn nhiều rủi ro nên chỉ thực hiện ở những cơ sở y tế chuyên khoa.
VI. Cách điều trị tình trạng dị ứng tôm
Điều trị tình trạng dị ứng tôm cần nhanh chóng và kịp thời ngay khi phát hiện để giúp thuyên giảm nhanh triệu chứng, tránh biến chứng nặng hơn. Dưới đây là chi tiết cách điều trị dị ứng tôm:
- Trường hợp dị ứng nhẹ: Ngừng ăn tôm và động vật có vỏ, dùng thuốc kháng histamin để giảm ngứa, nổi mề đay. Mọi người nên chú ý mang theo thuốc bên mình nếu cơ địa dị ứng.
- Trường hợp dị ứng nặng: Có những triệu chứng như khó thở, sưng mặt, tụt huyết áp, lú lẫn, ngất cần dùng thuốc tiêm Epinephrine (loại tiêm tự động) để điều trị sốc phản vệ, đi cấp cứu nhanh chóng kịp thời.
VII. Bị dị ứng tôm nên thăm khám và điều trị ở đâu?
Khi gặp những triệu chứng dị ứng tôm cần điều trị kịp thời ở những địa chỉ y tế uy tín. Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia là địa chỉ điều trị dị ứng uy tín, an toàn với những ưu điểm:
- Là cơ sở điều trị da liễu uy tín đã được cấp phép bởi Sở Y Tế
- Có đội ngũ bác sĩ da liễu đầu ngành chuyên môn tốt, giàu kinh nghiệm
- Hệ thống trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất khang trang
- Điều trị dị ứng theo phác đồ y khoa từ bác sĩ kiểm soát bệnh hiệu quả, ngừa tái phát.
- Quy trình điều trị bệnh da liễu chuẩn y khoa, an toàn
- Đội ngũ nhân viên tư vấn tận tâm, nhiệt tình giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng trong suốt liệu trình điều trị da liễu.
VIII. Cách phòng tránh dị ứng tôm tái phát
Để ngăn ngừa dị ứng tôm, dị ứng hải sản có vỏ tái phát, mọi người nên có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Gợi ý cho mọi người những cách phòng ngừa như sau:
- Luôn mang thuốc dị ứng histamin, Epinephrine để dùng kịp thời khi có triệu chứng
- Tránh ăn tôm, các loại hải sản (đặc biệt hải sản có vỏ), thực phẩm chế biến sẵn chứa thành phần tôm.
- Không tiếp xúc trực tiếp với hải sản, đến chợ hải sản sản, đánh bắt hải sản.
- Luôn đọc kỹ bảng thành phần thực phẩm để tránh mua phải các sản phẩm chứa tôm.
- Cải thiện miễn dịch cơ thể với chế độ ăn lành mạnh (uống đủ nước, ăn rau xanh, trái cây chứa vitamin C). Ngoài ra nên tránh sử dụng chất kích thích, uống rượu bia gây tăng phản ứng viêm, tăng nguy cơ dị ứng da.
- Ngủ nghỉ, sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya, kiểm soát căng thẳng để miễn dịch làn da và cơ thể ổn định, giảm các triệu chứng mẩn ngứa, dị ứng.
IX. Giải đáp các câu hỏi liên quan
Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp với tình trạng dị ứng với tôm:
1, Loại thực phẩm cần tránh nếu bị dị ứng với tôm
Nếu dị ứng với tôm thì mọi người có khả năng cao bị dị ứng với cả các loại hải sản có vỏ, hải sản thân mềm, những thực phẩm trong thành phần chứa tôm. Bởi vậy nên tránh ăn động vật có vỏ (tôm, cua, ghẹ, sò, ngao, hến), hải sản thân mềm (bạch tuộc, mực), thực phẩm chế biến sẵn có tôm (bún hải sản, lẩu hải sản, há cảo, sushi,…).
2, Vì sao dị ứng tôm nhỏ nhưng vẫn ăn được tôm lớn?
Nguyên nhân có thể do hàm lượng protein tropomyosin khác nhau giữa các loại tôm. Theo đó, nếu mọi người bị dị ứng tôm nhỏ nhưng ăn được tôm lớn vẫn nên cẩn thận tránh hoàn toàn tôm để phòng ngừa biến chứng.
3, Dị ứng tôm có khỏi khi trưởng thành không?
Dị ứng tôm thường không khỏi khi trưởng thành, vì đây là những phản ứng miễn dịch từ bên trong cơ thể. Tuy nhiên theo thời gian vẫn có một số người thuyên giảm triệu chứng hoặc không còn phản ứng dị ứng. Mặc dù vậy cách an toàn nhất với cơ thể vẫn là phòng ngừa dị ứng tôm hiệu quả.
Bài viết trên đây đã mang đến cho mọi người những thông tin hữu ích về tình trạng dị ứng tôm, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để nhận tư vấn điều trị các tình trạng dị ứng da cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu.



TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Cơ sở 1: Số 11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh
- Cơ sở 3: Số 24 Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội