Dị ứng thuốc tẩy tóc: Cách nhận biết và biện pháp xử lý

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
dị ứng thuốc tẩy tóc

Hiện tượng dị ứng thuốc tẩy tóc khiến nhiều người bị ngứa ngáy, khó chịu. Phát hiện tình trạng dị ứng sớm giúp mọi người hạn chế những rủi ro không muốn. Bài viết sau của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ chia sẻ chi tiết về dấu hiệu nhận biết và cách xử lý tình trạng này để mọi người cùng tham khảo. 

I. Cách nhận biết tình trạng dị ứng thuốc tẩy tóc

Dị ứng thuốc tẩy tóc là phản ứng quá mẫn của cơ thể với các thành phần hóa học có trong sản phẩm tẩy tóc. Phản ứng này có thể biểu hiện qua các triệu chứng như:

1. Biểu hiện tại chỗ

Các triệu chứng dị ứng thuốc tẩy tóc thường xuất hiện đầu tiên và rõ rệt nhất tại vùng da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất:

  • Da đầu: Cảm giác ngứa dữ dội, châm chích, nóng rát, đôi khi kèm theo đỏ da đầu, sưng tấy, nổi mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ. Trong trường hợp nặng hơn còn xuất hiện vảy hoặc đóng vảy, thậm chí là lở loét.
  • Mặt: Dị ứng lan xuống vùng trán, thái dương thậm chí là mí mắt gây sưng phù, đỏ rát và ngứa ngáy khó chịu, đặc biệt là ở những người có làn da nhạy cảm.
  • Cổ: Vùng da cổ tiếp giáp với chân tóc có thể bị ảnh hưởng với các biểu hiện như ngứa, nổi mẩn đỏ, sưng nhẹ hoặc cảm giác khó chịu.

dị ứng gây ngứa cổ

2. Triệu chứng toàn thân

Ngoài các biểu hiện tại chỗ, dị ứng thuốc tẩy tóc có nguy cơ gây ra các triệu chứng toàn thân như nổi mề đay trên khắp cơ thể, khó thở, co thắt phế quản, sưng môi và họng, chóng mặt hoặc ngất xỉu do tụt huyết áp. Đây là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng dị ứng nghiêm trọng cần được cấp cứu y tế ngay lập tức.

THÔNG TIN LIÊN QUAN: Dị ứng thuốc nhuộm tóc bao lâu hết?

II. Nguyên nhân gây dị ứng thuốc tẩy tóc

Tình trạng dị ứng thuốc tẩy tóc xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: 

  • Thành phần trong thuốc tẩy tóc: Tiếp xúc với hóa chất Amoniac, Hydrogen peroxide, Chì axetat, Resorcinol, P-phenylenediamine,… trong thuốc tẩy tóc khiến cơ thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng.
  • Sản phẩm kém chất lượng: Sử dụng thuốc tẩy tóc không rõ nguồn gốc, bán trôi nổi trên thị trường dẫn đến hiện tượng dị ứng. 
  • Da đầu nhạy cảm, tiền sử dị ứng: Người có da đầu nhạy cảm, từng bị dị ứng dễ gặp tình trạng kích ứng khi dùng thuốc tẩy tóc.
  • Quy trình tẩy tóc không đúng cách: Ủ thuốc tẩy tóc quá lâu, sử dụng quá nhiều thuốc tẩy, bôi sát da đầu,… sẽ gây nên các triệu chứng dị ứng. 

dùng nhiều thuốc tẩy tóc

III. Bị dị ứng thuốc tẩy tóc phải làm sao?

Để khắc phục tình trạng này, mọi người nên tham khảo cách xử lý sau:

1. Xử lý ban đầu tại nhà

Khi phát hiện các dấu hiệu dị ứng với thuốc tẩy tóc nhẹ như ngứa rát, nổi mẩn đỏ ở da đầu và các vùng tiếp xúc, việc xử lý kịp thời tại nhà là rất quan trọng để giảm thiểu các triệu chứng nhằm ngăn chặn tình trạng trở nên nặng hơn. Theo đó, mọi người hãy thực hiện như sau:

  • Gội sạch đầu: Dùng nước mát gội kỹ vùng da đầu và tóc, đảm bảo loại bỏ hoàn toàn thuốc tẩy còn sót lại.
  • Chườm mát: Sử dụng khăn sạch thấm nước mát hoặc túi chườm lạnh đặt nhẹ nhàng lên vùng da bị kích ứng để giảm sưng và làm dịu cảm giác nóng rát, ngứa ngáy.
  • Sử dụng thuốc giảm ngứa không kê đơn: Đối với các triệu chứng ngứa nhẹ có thể dùng kem hydrocortisone nồng độ thấp hoặc thuốc kháng histamine dạng uống không kê đơn để giảm bớt sự khó chịu.
  • Tránh gãi: Hạn chế tối đa việc gãi hay chà xát mạnh vào vùng da bị ảnh hưởng để tránh làm tổn thương nặng thêm dẫn đến nhiễm trùng.
  • Theo dõi: Tiếp tục theo dõi sát sao các triệu chứng trong vài giờ tới. Nếu tình trạng không cải thiện hoặc có dấu hiệu xấu đi cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.

gội đầu

2. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trong trường hợp thực hiện khắc phục tại nhà mà tình trạng dị ứng thuốc tẩy tóc không thuyên giảm, mọi người nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ xử lý kịp thời. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng histamine: Là loại thuốc giúp giảm viêm, ngứa do dị ứng gây ra
  • Thuốc corticosteroid: Thoa kem chứa thành phần corticosteroid làm dịu tình trạng phát ban, ngứa ngáy. 
  • Thuốc epinephrine: Được sử dụng trong trường hợp sốc phản vệ giúp tăng huyết áp, nhịp tim, giảm hiện khó thở,…

IV. Dị ứng thuốc tẩy tóc nên khám và điều trị ở đâu?

Trong suốt quá trình 16 năm hình thành và phát triển, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia luôn tự hào là địa chỉ chữa dị ứng uy tín được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn bởi:

  • Được Sở Y Tế cấp giấy phép hoạt động 
  • Sở hữu đội ngũ bác sĩ da liễu có trình độ chuyên môn cao và tay nghề giỏi 
  • Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ quá trình thực hiện dịch vụ
  • Thăm khám, xét nghiệm, tư vấn và điều trị dị ứng hiệu quả, an toàn theo phác đồ cá nhân hóa
  • Đội ngũ nhân viên tư vấn tận tâm, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng trong suốt liệu trình điều trị dị ứng

phòng khám 11 hoàng cầu

V. Hướng dẫn chăm sóc hồi phục da đầu sau dị ứng

Chăm sóc da đầu đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình phục hồi sau dị ứng. Cụ thể:

  • Giữ da đầu sạch sẽ để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm và tránh gãi mạnh gây trầy xước, tổn thương
  • Tránh các loại dầu gội chứa hóa chất, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và không sấy tóc quá nóng
  • Không nhuộm, uốn, duỗi tóc trong thời gian da đầu đang hồi phục vì các hóa chất trong quá trình này có thể gây kích ứng nặng hơn
  • Bổ sung vitamin A, C, uống đủ nước, ngủ sớm, giữ tinh thần thoải mái để hỗ trợ quá trình tái tạo và làm lành tổn thương da đầu
  • Tránh các hoạt động gây đổ nhiều mồ hôi để ngăn ngừa viêm nhiễm da đầu
  • Tuân thủ lịch dùng thuốc và tái khám theo chỉ dẫn của bác sĩ

VI. Biện pháp phòng ngừa dị ứng thuốc tẩy tóc

Mọi người có thể thực hiện ngăn ngừa tình trạng này theo hướng dẫn sau:

  • Lựa chọn sản phẩm: Nên chọn mua sản phẩm của thương hiệu uy tín, đảm bảo chất lượng, còn hạn sử dụng, thành phần phù hợp với da đầu giúp hạn chế tình trạng dị ứng thuốc tẩy tóc.
  • Thử phản ứng: Hãy test thuốc tẩy tóc lên một vùng da nhỏ, theo dõi trong một khoảng thời gian nhất định nhằm kiểm tra phản ứng khi dùng. 
  • Quy trình tẩy tóc an toàn: Trong quá trình nhuộm tóc nên bôi kem dưỡng bảo vệ da đầu, chia nhỏ lọn tóc, dùng lượng thuốc vừa đủ, bôi thuốc đúng kỹ thuật,… giúp đạt hiệu quả tẩy tóc tốt nhất.
  • Thời gian giữa các lần tẩy: Mỗi buổi tẩy tóc nên cách nhau khoảng 2 tháng giúp tóc và da đầu có thời gian phục hồi, hạn chế những rủi ro không mong muốn. 
  • Đối tượng không nên tẩy: Người có da đầu nhạy cảm, bị dị ứng, tóc yếu, khô, xơ, mỏng, phụ nữ đang mang thai, mắc các bệnh lý liên quan đến da đầu nên tránh thực hiện tẩy tóc. 
  • Lựa chọn phương pháp thay thế: Cân nhắc các phương pháp làm đẹp ít hóa chất hơn như nhuộm bằng thảo dược, highlight hoặc balayage nhằm hạn chế tiếp xúc thuốc tẩy với da đầu.

nhuộm highlight

Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết về dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục hiện tượng dị ứng thuốc tẩy tóc. Nếu đang gặp phải tình trạng này, mọi người hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032 845 1188 để được tư vấn cụ thể.

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *