Ghẻ là một bệnh ngoài da dễ lây lan, gây ngứa ngáy khó chịu cho người mắc phải và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, cách điều trị bệnh ghẻ nước là vấn đề được người bệnh quan tâm. Vậy cách chữa ghẻ nước như nào? Dưới đây là hướng dẫn cách trị ghẻ nước các bạn có thể tham khảo. Từ đó lựa chọn cho mình phương pháp điều trị bệnh ghẻ phù hợp nhất.
1. Bệnh ghẻ nước là gì?
Bệnh ghẻ (hay còn gọi là ghẻ, ghẻ ruồi, ghẻ ngứa…) là bệnh do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây ra các bọng nước thường xuất hiện ở lòng bàn tay, cổ tay, kẽ ngón tay, bàn tay, khuỷu tay, 2 cẳng chân, mông, bộ phận sinh dục… Bệnh rất dễ lây giữa những người cùng sinh hoạt hoặc cùng sống trong một gia đình.
2. Nguyên nhân và triệu chứng bệnh ghẻ nước
Để điều trị bệnh ghẻ nước hiệu quả, bạn cần hiểu nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ ngứa và nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh. Vì việc điều trị bệnh ghẻ ngứa cần được xác định tùy theo tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân.
2.1. Nguyên nhân gây ghẻ nước
Tác nhân gây bệnh ghẻ là ký sinh trùng cái ghẻ Sarcoptes scabiei hominis. Ký sinh trùng này có thể bùng phát và gây ra bệnh ghẻ bằng cách:
- Lây truyền: Bệnh ghẻ lây lan từ người này sang người khác do dùng chung đồ dùng cá nhân hoặc đồ gia dụng hoặc qua tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, khi một người bị nhiễm bệnh ghẻ, nó sẽ giải phóng ký sinh trùng hoặc trứng vào không khí và bám vào da của những người khỏe mạnh.
- Môi trường sống: Sống trong môi trường không sạch sẽ, ẩm mốc, ẩm thấp cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng ghẻ.
2.2. Dấu hiệu bệnh ghẻ nước
Các triệu chứng của bệnh ghẻ bắt đầu khoảng 2 đến 3 tuần sau khi cái ghẻ xâm nhập vào da. Triệu chứng điển hình nhất của bệnh là ngứa dữ dội về đêm, bởi ban đêm là thời điểm ghẻ “đào hang” đẻ trứng.
Ngoài ra, người bị ghẻ có thể thấy các tổn thương do ghẻ xâm nhập trên da, chẳng hạn như:
- Vùng da mỏng xuất hiện rải rác mụn nước riêng lẻ.
- Da bị trầy xước, đỏ hoặc có vảy hoặc các đốm đen, mụn mủ trên da.
- Khi lấy kim chích vào mụn nước sẽ có dịch tiết ra, chọc kim sẽ thấy ghẻ dính vào đầu kim.
- Vết ngứa hoặc vết gãi do ghẻ có thể dẫn đến bội nhiễm chàm hóa trên da.
3. Ghẻ nước nguy hiểm không?
Bệnh ghẻ ngứa không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống của những người mắc bệnh. Khi cái ghẻ đào hang vào ban đêm để đẻ trứng, người bệnh bị ngứa dữ dội và mất ngủ. Ngoài ra, ghẻ có thể gây mẩn đỏ, mụn nước, nốt sần và vảy da, khiến da mất thẩm mỹ.
Vì vậy, khi có dấu hiệu nhiễm bệnh ghẻ ngứa, mọi người nên tìm cách điều trị hiệu quả, tránh ảnh hưởng của bệnh đến chất lượng cuộc sống.
4. Cách chữa ghẻ nước như nào?
Điều trị bệnh ghẻ nước có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng một số loại thuốc đặc trị. Tuy nhiên, để chữa dứt điểm bệnh ghẻ ngứa phải kết hợp giữa dùng thuốc và lối sống.
Nguyên tắc điều trị bệnh ghẻ ngứa là phát hiện sớm và điều trị sớm, tránh để bệnh biến chứng, lây nhiễm cho mọi người xung quanh và lây lan ra cộng đồng. Kết hợp trị liệu cho gia đình và những người xung quanh bạn. Cần lưu ý lối sống là tránh tiếp xúc với người bệnh và dùng chung đồ dùng. Vì ghẻ rất dễ tái phát nếu trong nhà, môi trường xung quanh có trứng ghẻ hoặc ổ ghẻ.
Sau đây là một số phương pháp điều trị bệnh ghẻ ngứa được áp dụng phổ biến và hiệu quả, bạn có thể tham khảo khi bị bệnh ghẻ ngứa, đó là:
4.1. Tuân thủ lối sống
Khi bị ghẻ, người bệnh nên thực hiện lối sống lành mạnh bằng cách thực hiện các bước sau:
- Không dùng chung hoặc giặt đồ với người bệnh.
- Khử trùng đồ dùng và quần áo bằng nước nóng, sau đó phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc ở nhiệt độ cao.
- Nếu không thể giặt hoặc vệ sinh các vật dụng cá nhân, hãy cho chúng vào túi và buộc chặt, sau khoảng 7 ngày ký sinh trùng sẽ tự chết.
- Hút bụi và xịt cồn trong nhà để loại bỏ ký sinh trùng gây bệnh.
- Tránh tiếp xúc da kề da hoặc quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh.
- Bệnh nhân không bao giờ được gãi ngứa và tránh chạm vào vùng da bị trầy xước. Vì điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng. Nếu ngứa quá có thể đắp khăn lạnh lên da để giảm ngứa.
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân tốt, sử dụng nước ấm và xà phòng nhẹ. Nhớ tránh gãi khi tắm, chà xát quá mạnh có thể làm vỡ mụn nước.
- Chế độ ăn uống khoa học cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể và tăng cường sức đề kháng. Người bị ghẻ nên tránh các thức ăn giàu đạm, chất kích thích, thức ăn cay, hải sản vì chúng có xu hướng làm trầm trọng thêm tình trạng ngứa. Ăn nhiều trái cây, rau xanh giàu vitamin C để bổ sung khoáng chất và vitamin cần thiết.
4.2. Cách chữa ghẻ ngứa bằng thuốc
Chữa ghẻ bằng thuốc là cách chữa bệnh ghẻ nhanh và hiệu quả nhất hiện nay.
Bệnh nhân có thể được kê các loại thuốc bôi trị ghẻ như dung dịch diethyl phthalate (DEP), permethrin 5% (Elimite), gammabenzene hydrochloride 1% (Lindana), hoặc benzoate de benzyl 25%,…
Người bệnh cần lưu ý thuốc chỉ được dùng trên tổn thương, không được dùng trên niêm mạc và mắt. Có thể bôi thuốc 1-2 lần hoặc 3 lần/ngày tùy theo lời khuyên của bác sĩ và cần bôi liên tục cho đến khi khỏi bệnh.
Ngoài thuốc bôi, bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc toàn thân như vitamin B, vitamin C, histamin… tùy theo tình trạng cụ thể của người bệnh.
Tóm lại, cách chữa ghẻ nước như nào còn tùy thuộc vào mức độ lan rộng của bệnh trên da mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Vì vậy, tốt nhất người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám và tư vấn cách điều trị hiệu quả nhất. Để đặt lịch khám tại phòng khám Maia&Maia, vui lòng gọi đến hotline hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp tại 21 Hoàng Cầu – Đống Đa – Hà Nội.
Những bài viết được nhiều người quan tâm
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Da liễu Maia & Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21 & 11 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.