Những bất thường xuất hiện ở vùng sinh dục của trẻ không phải tình trạng hiếm gặp. Trong đó, trường hợp bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục lại nhận được sự quan tâm của nhiều người. Bài viết sau của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ chia sẻ dấu hiệu nhận biết và cách xử lý tình trạng này ở trẻ.
I. Biểu hiện khi bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục
Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục:
- Bộ phận sinh dục xuất hiện những nốt mụn nhỏ li ti màu đỏ
- Mụn mềm và chứa dịch mủ bên trong
- Mụn có thể lan rộng sang các vùng da xung quanh
- Khi vỡ, mụn thường gây chảy nước và máu
- Vùng sinh dục bị sưng đỏ, đau rát
II. Nguyên nhân khiến bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục
Có rất nhiều nguyên nhân khiến vùng sinh dục của bé trai xuất hiện mụn là do:
- Hăm tã: Khi đóng bỉm quá lâu, vùng sinh dục của trẻ tiếp xúc thường xuyên với phân, nước tiểu dẫn đến tình trạng nổi mụn.
- Do bệnh lý ngoài da: Trẻ mắc các bệnh lý như nổi mề đay, viêm da cơ địa,… sẽ xuất hiện những nốt mụn đỏ tại vùng sinh dục.
- Vệ sinh vùng sinh dục sai cách: Không vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ và thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây nên mụn.
- Lạm dụng phấn rôm: Sử dụng quá nhiều phấn rôm khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn, hình thành nên mụn ở bộ phận sinh dục.
- Dị ứng: Sử dụng sữa tắm, kem dưỡng,… kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ khiến bộ phận sinh dục của trẻ bị mọc mụn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Hăm tã nổi mụn điều trị như thế nào?
III. Cách điều trị mụn ở bộ phận sinh dục của bé trai
Có rất nhiều phương pháp giúp loại bỏ mụn ở bộ phận sinh dục của bé trai mà mọi người có thể tham khảo như sau:
- Vệ sinh sạch sẽ: Dùng nước ấm vệ sinh vùng kín cho trẻ nhằm loại bỏ những tác nhân gây nên mụn. Đồng thời cần thay bỉm, tã thường xuyên cho trẻ.
- Giữ vùng da nổi mẩn đỏ khô thoáng: Sau khi vệ sinh vùng sinh dục, nên dùng khăn mềm lau khô. Đồng thời, hãy đợi khoảng 15 phút giúp da của trẻ khô thoáng rồi mới mặc tã hay quần cho trẻ.
- Thoa kem dưỡng ẩm hoặc kem chống hăm: Nhằm cải thiện tình trạng bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục.
- Dùng thuốc: Các loại thuốc kháng sinh, thuốc chứa benzoyl peroxide, axit salicylic,… có công dụng giảm viêm, cải thiện tình trạng mụn ở bộ phận sinh dục của trẻ. Mặc dù thuốc mang lại nhiều lợi ích trong quá trình trị mụn nhưng mọi người cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Đồng thời, nên dừng sử dụng thuốc và đi khám nếu phát phát hiện những biểu hiện bất thường.
IV. Biện pháp phòng ngừa bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục
Mọi người có thể thực hiện phòng ngừa theo hướng dẫn sau:
Những điều nên làm
- Thay tã thường xuyên nhằm hạn chế chất thải tiếp xúc với da trẻ quá lâu
- Vệ sinh và lau khô vùng kín cho trẻ
- Lựa chọn bỉm, tã, quần áo có khả năng thấm hút tốt và thoáng khí
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, ngăn ngừa tình trạng nóng trong
Những điều cần tránh
- Tránh sử dụng các loại thực phẩm giàu đạm như thịt bò, thịt lợn,…
- Không nên sử dụng quá nhiều phấn rôm
- Hạn chế dùng sữa tắm chứa thành phần hóa học hay giặt chung đồ của trẻ với người lớn sẽ làm tăng nguy cơ nổi mụn
V. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Mụn ở vùng sinh dục của bé trai có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn. Trong trường hợp phát hiện nốt mụn mủ sưng tấy kèm theo cảm giác đau nhức, trẻ cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả.
Bài viết trên của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia đã chia sẻ về dấu hiệu nhận biết và cách điều trị khi bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục. Nếu mọi người còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan, mọi người vui lòng liên hệ với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032 845 1188 để được tư vấn chi tiết.



TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21&11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.