Hăm tã nổi mụn điều trị thế nào? Cách phòng ngừa hiệu quả

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
hăm tã nổi mụn

Khi trẻ có dấu hiệu bị hăm tã nổi mụn rất nhiều người sẽ cảm thấy lo lắng và không biết liệu tình trạng này có nguy hiểm không. Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ giúp cha mẹ giải đáp những vấn đề băn khoăn xung quanh tình trạng hăm tã nổi mụn ở trẻ nhỏ trong bài viết dưới đây.

I. Bé bị hăm tã nổi mụn là tình trạng thế nào?

Trẻ bị hăm tã nổi mụn (viêm da tã lót) sẽ có dấu hiệu điển hình dễ nhận biết như vùng da đóng tã bỉm mẩn đỏ và nổi mụn. Bé sẽ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, mụn nước hay mụn mủ xuất hiện nhiều và lan rộng nếu bệnh ở giai đoạn nặng. Dấu hiệu bệnh lý sẽ khác nhau tùy từng giai đoạn, cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 1: Đây là cấp độ bệnh nhẹ khi vùng mặc tã nổi các mụn nhỏ li ti, da mẩn đỏ ửng hồng và nếu sờ chạm vào sẽ thấy vùng da bị viêm ấm hơn so với vùng da bình thường.
  • Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này hăm tã sẽ lan rộng ra hơn và viêm da ở nhiều vị trí khác nhau khu vực mặc tã khiến bé ngứa ngáy khó chịu.
  • Giai đoạn 3: Hăm tã ở mức độ trung bình với các vết hăm da lan rộng, mụn xuất hiện nhiều hơn và có màu đỏ đậm.
  • Giai đoạn 4: Hăm tã ở mức độ nặng với nhiều tổn thương trên da rất nguy hiểm. Mụn ở vùng hăm sẽ có dịch mủ, chứa nước bên trong do bị nhiễm khuẩn.
  • Giai đoạn 5: Ở mức độ nghiêm trọng, vết hăm lan ra nhiều nơi khiến làn da sưng đỏ, lở loét, tiết nhiều dịch mủ khiến bé cảm thấy đau ngứa nhiều. Khi này, các vết hăm tã sẽ rất dễ nhiễm trùng và việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

trẻ bị hăm tã

II. Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã nổi mụn

Cha mẹ cần xác định được nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã nổi mụn trên da để điều trị đúng phương pháp và kịp thời. Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này:

  • Mặc tã quá lâu: Mặc tã quá lâu và thường xuyên sẽ khiến bé dễ bị hăm tã nổi mụn hơn. Lý do là bởi mặc tã sẽ khiến mồ hôi khó thoát ra, gây ẩm ướt và khiến vi khuẩn dễ sinh sôi gây hăm da ở trẻ nhỏ. 
  • Dị ứng với tã: Làn da của các bé vô cùng nhạy cảm, một số bé dễ bị kích ứng da, viêm da khi đóng tã gây hăm và nổi mụn đau ngứa khó chịu. 
  • Tã bị chật: Đóng tã quá chật khiến da bé bí và khó thoát mồ hôi, ngoài ra khi tã chật cọ xát lên bề mặt da sẽ dễ khiến da tổn thương gây kích ứng, hăm tã nổi mụn.
  • Mặc tã khi da ẩm ướt: Cha mẹ mặc tã cho bé khi chưa lau khô cơ thể tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, dễ gây hăm tã ở trẻ nhỏ.

III. Hăm tã nổi mụn ảnh hưởng tới trẻ thế nào?

Tình trạng hăm tã nổi mụn rất thường gặp ở trẻ nhỏ và là bệnh lý ngoài da phổ biến không quá nguy hiểm. Nếu chữa trị bệnh kịp thời sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe các bé. Tuy nhiên nếu như không được điều trị, những tổn thương do hăm tã nặng hơn dễ khiến làn da bé viêm nhiễm, chảy mủ dịch, nấm da. Khi bệnh nặng lên, bé sẽ đau ngứa nhiều, chán ăn, thường xuyên quấy khóc, sụt cân khiến cha mẹ lo lắng.

trẻ quấy khóc

IV. Gợi ý cách xử lý tình trạng trẻ bị hăm tã nổi mụn

Để điều trị dứt điểm tình trạng hăm tã nổi mụn ở trẻ nhỏ có rất nhiều phương pháp cha mẹ dễ áp dụng thực hiện. Dưới đây là cách xử lý hăm tã nổi mụn ở trẻ nhỏ mọi người nên tham khảo:

1, Chăm sóc tại nhà

Chăm sóc đơn giản tại nhà sẽ giúp giảm nhanh tình trạng hăm tã nhẹ, cách thực hiện rất đơn giản như sau:

  • Thay tã thường xuyên: Cứ 3 – 4 tiếng nên thay tã cho bé 1 lần để đảm bảo vệ sinh, tránh vi khuẩn phát triển dễ khiến da bé nổi mụn nước, hăm tã gây viêm da. 
  • Vệ sinh sạch sẽ: Hàng ngày nên vệ sinh cho bé sạch sẽ, mỗi khi thay tã nên dùng nước ấm và khăn lau có đặc tính kháng khuẩn để làm sạch vùng đóng tã cho bé, sau đó để khô 15 phút rồi mới mặc tã mới. 
  • Thoa kem chống hăm hoặc kem dưỡng da dịu nhẹ: Cha mẹ nên dùng thêm những sản phẩm kem dưỡng, kem chống hăm cho bé để giảm nguy cơ kích ứng, giúp da trẻ luôn mềm mịn, không bị khô ngứa.
  • Để vùng da thông thoáng: Cha mẹ lưu ý nên chọn cho bé loại tã có khả năng thấm hút tốt, thoáng khí giúp giảm nguy cơ hăm tã cho bé. Những loại tã có nhiều khe rãnh, lớp đáy thoát khí sẽ có khả năng thấm hút tốt và giúp da bé luôn khô thoáng không bị hăm.

2, Thăm khám bác sĩ

Nếu tình trạng hăm tã nổi mụn của bé không thuyên giảm mặc dù đã chăm sóc điều trị tại nhà và làn da viêm nặng hơn, vết hăm lan rộng, chảy mủ dịch, nổi nhiều mụn nước thì cha mẹ nên đưa trẻ tới thăm khám với bác sĩ chuyên khoa da liễu. Bởi nếu tình trạng hăm tã không được điều trị kịp thời sẽ rất dễ nhiễm trùng, biến chứng nặng nguy hiểm đến sức khỏe của bé. 

đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ

V. Cách phòng tránh trẻ mặc tã bỉm bị hăm da nổi mụn

Việc phòng ngừa hăm tã nổi mụn cho bé khá đơn giản, dễ thực hiện, cha mẹ nào cũng nên tìm hiểu và áp dụng. Gợi ý cho mọi người cách ngăn ngừa hăm tã ở trẻ hiệu quả như sau:

  • Hàng ngày nên thay tã cho bé thường xuyên sau từ 3 – 4 giờ, khi thấy tã bẩn thay càng sớm càng tốt và luôn nhớ vệ sinh sạch cho trẻ.
  • Ngâm mông bé với nước ấm mỗi lần thay và lau rửa sạch sẽ, để khô mới đóng tã.
  • Không chà xát mạnh lên da bé khi thay tã, tránh tổn thương da và tăng nguy cơ hăm tã.
  • Chọn tã phù hợp, không quá chật cho bé, nên nới lỏng tã để bé được thoải mái và phòng ngừa hăm tã nổi mụn.
  • Mỗi lần thay tã cho bé cha mẹ nên rửa sạch tay để ngừa vi khuẩn lây lan, đảm bảo vệ sinh.
  • Bôi kem chống hăm, kem dưỡng sau mỗi lần thay tã sẽ phù hợp với các bé có làn da nhạy cảm, không nên lạm dụng bởi với một số bé sẽ không cần thiết. 
  • Trường hợp dùng tã vải nên tránh giặt với các loại xà phòng, chất tẩy rửa hay chất làm mềm vải có nguy cơ kích ứng da, dễ khiến bé bị hăm tã. 

Hăm tã nổi mụn điều trị kịp thời và đúng cách sẽ giúp trẻ khỏi bệnh nhanh chóng, bởi vậy nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Với những trường hợp hăm tã nổi mụn kéo dài, lâu khỏi liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để nhận tư vấn điều trị với bác sĩ da liễu tuyến Trung Ương an toàn, hiệu quả. 

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *