Khi có vết thương hở nhiều người lo lắng ăn các thực phẩm tanh như rong biển dễ gây sẹo lồi. Vậy ăn rong biển có bị sẹo lồi không? Trong bài viết dưới đây, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ thông tin chi tiết về vấn đề này.
I. Ăn rong biển có bị sẹo lồi không?
Rong biển không phải thực phẩm kích thích hình thành sẹo lồi. Ngược lại, thực phẩm này còn giàu protein thực vật, hàm lượng lớn vitamin K, sắt và lượng nhỏ các vitamin A, C. Đây là những dưỡng chất quan trọng, tham gia vào quá trình tái tạo tế bào mới để giúp vết thương nhanh lành.
II. Lợi ích của việc ăn rong biển đối với sức khỏe
Rong biển được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng bởi những lợi ích sau:
- Ngăn ngừa nhiễm trùng: Hàm lượng các chất chống oxy hóa trong rong biển gồm kẽm, selen, beta-carotene, vitamin C, E, flavonoid… giúp tăng cường sức đề kháng, kích thích tổng hợp các tế bào miễn dịch trong máu, từ đó ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm viêm nhiễm hiệu quả và thúc đẩy quá trình lành thương.
- Nâng cao sức khỏe toàn diện: Vitamin nhóm B cùng iốt cao tìm thấy trong rong biển sẽ thúc đẩy hoạt động của tuyến giáp. Cùng với đó là hàm lượng vitamin và khoáng chất cao giúp nâng cao sức khỏe toàn diện, phục hồi vết thương nhanh chóng.
- Cải thiện hệ tiêu hoá: Hàm lượng chất xơ cao trong rong biển mang đến tác dụng nhuận tràng, giảm nguy cơ táo bón. Bên cạnh đó chất rong biển còn chứa Polysacarit giúp cân bằng lợi khuẩn trong cơ thể.
III. Lưu ý khi ăn rong biển trong thời gian bị vết thương hở
Rong biển mặc dù mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng chúng cũng có hàm lượng iốt và kim loại nặng như cadimi, thuỷ ngân hay chì rất cao, nếu tiêu thụ nhiều sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, ăn rong biển trong thời gian có vết thương hở, bạn phải đặc biệt ghi nhớ những lưu ý này.
- Chống chỉ định ăn rong biển với những trường hợp mắc bệnh cường giáp, mụn trứng cá, dị ứng với hải sản,…
- Không ăn rong biển cùng lúc với những thực phẩm như quả hồng, trái cây, cam thảo, vì dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hoá.
- Không chế biến rong biển cùng với những thực phẩm dễ gây sẹo lồi như hải sản, thịt gà, thịt bò,…
XEM THÊM: Ăn cá lóc có bị sẹo lồi không?
IV. Người vết thương hở nên ăn gì để tránh bị sẹo lồi?
Bên cạnh rong biển, khi cơ thể có vết thương hở, bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng dưới đây để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và không để lại sẹo xấu.
- Thực phẩm giàu protein: Bạn có thể bổ sung là thịt heo, các loại đậu, hạt óc chó,… Đây là dưỡng chất có khả năng thúc đẩy vết thương và tăng cường miễn dịch.
- Thực phẩm giàu vitamin C: Cam, dứa, kiwi,… có khả năng tăng sinh collagen, giảm sẹo và tăng cường miễn dịch
- Thực phẩm giàu vitamin B: Cá hồi, gan heo, sữa, rau xanh giàu vitamin B giúp hỗ trợ trao đổi chất, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng và phục hồi toàn diện.
- Thực phẩm giàu kẽm: Cải xanh, hạt vừng, hạt bí, ngũ cốc là những thực phẩm giàu kẽm, tốt cho người có vết thương hở nhờ công dụng điều hoà chuyển hoá và chống nhiễm trùng hiệu quả.
V. Chế độ chăm sóc vết thương hở để da không lên sẹo
Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả phục hồi của vết thương hở đó chính là chế độ chăm sóc. Vì thế bạn cần ghi nhớ những lưu ý sau để da không lên sẹo:
1. Chế độ ăn uống
- Uống đầy đủ khoảng 1,5 – 2 lít nước/ngày.
- Tăng cường dinh dưỡng với các thực phẩm như thịt lợn nạc, ngũ cốc, sữa, phô mai…
- Kiêng những thực phẩm dễ gây viêm nhiễm, sẹo lồi như thịt bò, hải sản, đồ cay nóng, chất kích thích,…
CHI TIẾT TẠI: Thực đơn dinh dưỡng cho người có vết thương hở
2. Chăm sóc và vệ sinh vết thương
- Làm sạch vết thương thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch.
- Băng bó giúp ngăn ngừa vi khuẩn, bụi bẩn hay chất gây kích ứng xâm nhập dẫn đến gây sưng, viêm.
- Bôi thuốc theo chỉ định để vết thương sớm liền lại và không để lại sẹo.
- Không gãi hoặc bóc vết thương, đặc biệt là lúc lên da non nhằm tránh chảy máu, nhiễm trùng.
3. Chế độ sinh hoạt, vận động
- Vận động nhẹ nhàng, hạn chế tham gia các môn thể thao như bơi lội, đá bóng, tennis,…
- Chọn trang phục rộng và thoáng khí để tránh mồ hôi tích tụ hoặc cọ xát vết thương.
- Thăm khám với bác sĩ khi thấy những biểu hiện bất thường như sưng viêm, đau nhức, mưng mủ,…
Trên đây là những chia sẻ giúp giải đáp chi tiết thắc mắc ăn rong biển có bị sẹo lồi không? Ngoài ra nếu đang bị sẹo lồi, mọi người hãy liên hệ ngay Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để nhận tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa Da liễu.
TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Da liễu Maia & Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21 & 11 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.