Thực đơn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng giúp vết thương phục hồi nhanh chóng. Nhiều người thắc mắc “ăn cá lóc có bị sẹo lồi không“. Trong bài viết sau, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ giải đáp chi tiết vấn đề trên và gợi ý cho bạn những món ăn giảm nguy cơ bị sẹo lồi.
I. Ăn cá lóc có bị sẹo lồi không?
Ăn cá lóc khi có vết thương hở không gây sẹo lồi bởi đây là loại cá nước ngọt, chứa nhiều chất đạm lành tính, giúp tái tạo và làm lành vết thương. Tuy nhiên, nếu bạn là người có tiền sử dị ứng, việc ăn cá lóc sẽ xuất hiện các biểu hiện bất thường như: ngứa ngáy, sưng phù tay chân…. và có nguy cơ kích thích hình thành sẹo xấu ở vết thương hở.
II. Lợi ích của việc ăn cá lóc đối với sức khỏe
Trong cá lóc chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao giúp mang nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Tốt cho mắt: Vitamin A và Omega-3 trong cá lóc sẽ giúp cải thiện thị lực, bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh sáng xanh. Ngoài ra, người cao tuổi ăn cá lóc còn giúp hạn chế tình trạng thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch: Trong cá lóc chứa hàm lượng axit omega-3 cao giúp hạn chế cholesterol xấu và chất béo tích tụ ở máu.
- Giảm cân: Bạn có thể sử dụng cá lóc trong thực đơn ăn giảm cân bởi đây là loại thịt trắng rất ít calo, giàu protein, giúp no lâu hơn.
- Giúp chắc khỏe xương: Canxi và vitamin D trong thịt cá lóc giúp hạn chế tình trạng còi xương và loãng xương.
- Bổ sung khoáng chất cho cơ thể: Kẽm, kali, selen,… trong cá lóc giúp cân bằng nước trong cơ thể, ổn định nhịp tim. Ngoài ra, kẽm có trong cá còn giúp vết thương lành nhanh và điều hòa nội tiết tố.
- Ngăn ngừa thiếu máu: Các món ăn từ cá lóc giúp thúc đẩy quá trình sản xuất hồng cầu, hạn chế tình trạng thiếu máu và suy nhược cơ thể nhờ lượng lớn chất dinh dưỡng có trong cá lóc như: Sắt, vitamin B12 và axit folic.
- Bảo vệ chức năng của não: Trong cá lóc chứa axit omega 3, có khả năng cải thiện năng não và giảm nguy cơ mất trí nhớ ở người cao tuổi.
III. Lưu ý khi ăn cá lóc trong thời gian bị vết thương hở
Để hạn chế những biểu hiện không mong muốn, khi sử dụng cá lóc trong thời gian bị vết thương hở bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Không nên ăn quá nhiều cá lóc trong 1 tuần
- Nên nấu chín cá lóc vì cá sống chứa nhiều độc tố, vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại đến cơ thể.
- Lựa chọn cá tươi, có kích thước vừa phải, chắc thịt và được bán tại những địa điểm uy tín đảm bảo vệ sinh.
TÌM HIỂU THÊM: Ăn cá biển có bị sẹo lồi không?
IV. Người vết thương hở nên ăn gì để tránh bị sẹo lồi?
Thực đơn giàu chất dinh dưỡng nhưng không gây sẹo lồi được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là tổng hợp các thực phẩm cho người có vết thương hở, tránh bị sẹo lồi:
- Thực phẩm giàu đạm: Đạm có tác dụng kích thích tạo mô da mới thay thế mô da cũ. Bạn có thể tìm thấy trong các thực phẩm như: thịt lợn, ngũ cốc, đậu phụ, sữa tươi,…
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Giúp kích thích sản sinh collagen và elastin có trong da, làm lành vết thương hở và liền sẹo nhanh chóng. Bạn sử dụng các thực phẩm giàu vitamin C như: cải xanh, cam, ổi,…
- Thực phẩm giàu vitamin E: Đây là chất chống oxy hóa giúp mờ sẹo thâm và giảm nguy cơ sẹo lồi. Để bổ sung vitamin E bạn có thể tham khảo một số thực phẩm như: bí đỏ, hạnh nhân, bơ,…
- Thực phẩm chứa kẽm, selen: Kẽm và selen có tác dụng làm lành vết thương hiệu quả và tăng khả năng miễn dịch. Những chất này có nhiều trong: ngũ cốc, sữa, các loại hạt,…
- Thực phẩm chứa vitamin nhóm B: Tổng hợp protein giúp làm lành vết thương nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng những sản phẩm sau để cung cấp vitamin B: cây họ đậu, rau xanh, cà chua,…
V. Chế độ chăm sóc vết thương hở để da không lên sẹo
Vết thương hở có nguy cơ nhiễm trùng nếu như không chăm sóc vết thương cẩn thận. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách xử lý vết thương hở đúng cách:
- Vệ sinh: Để tránh bị nhiễm khuẩn bạn nên dùng dung dịch sát trùng và khăn sạch để lau nhẹ vết thương.
- Cấp ẩm: Sử dụng những sản phẩm chứa thành phần dịu nhẹ cho da. Đồng thời, trước khi bôi các sản phẩm dưỡng ẩm bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Che chắn: Bạn nên dùng băng gạc để ngăn vi khuẩn xâm nhập vào vết thương. Tuy nhiên, chỉ băng vết thương khi bị tổn thương da với kích thước lớn và sâu.
- Không gãi hay bóc vết thương: Vết thương trong giai đoạn mọc da non thường gây cảm giác ngứa ngáy. Tuy nhiên, bạn không nên gãi mạnh hay bóc vết thương tránh gây viêm nhiễm và giảm nguy cơ bị sẹo lồi.
- Chế độ ăn khoa học: Xây dựng thực đơn đầy đủ dinh dưỡng để đẩy nhanh quá trình lành thương và tăng cường sức đề kháng cần thiết cho cơ thể.
- Chế độ sinh hoạt: Duy trì ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái, tránh vận động mạnh, mặc đồ bó sát để tạo điều kiện cho cơ thể phục hồi và tái tạo tế bào da mới.
- Sử dụng thuốc: Bạn cần uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Đi khám bác sĩ: Ngay khi xuất hiện hiện tượng sưng, chảy mủ, dịch có mùi tanh, bạn đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp chi tiết cho câu hỏi ăn cá lóc có bị sẹo lồi không. Trong trường hợp bạn không bị dị ứng với cá lóc, sẽ không bị sẹo lồi khi ăn cá lóc. Nếu bạn bị sẹo lồi vì các nguyên nhân khác, đừng lo lắng, hãy liên hệ đến Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032 845 1188 để được tư vấn chi tiết.
TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21&11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.