Dị ứng măng là vấn đề gây khó chịu, thậm chí còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng giúp mọi người chủ động phòng tránh hiệu quả. Trong bài viết sau, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ cung cấp những thông tin hữu ích và giải pháp hỗ trợ giúp mọi người an tâm thưởng thức mà không lo ngại vấn đề dị ứng.
I. Ăn măng có gây dị ứng không?
Măng có thể gây dị ứng ở một số người. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện các chất trong măng là tác nhân lạ và có hại, từ đó giải phóng histamine dẫn đến các triệu chứng dị ứng. Dị ứng măng khác với ngộ độc măng – chủ yếu xảy ra do ăn phải măng chứa độc tố cyanide, đặc biệt là măng tươi hoặc măng chua chưa qua chế biến kỹ.
Bên cạnh đó, khả năng bị dị ứng khi ăn măng sẽ tăng cao do:
- Tiền sử dị ứng: Người đã từng bị dị ứng với các loại thực phẩm khác, dễ gặp tình trạng dị ứng măng.
- Chế biến không đúng cách: Sử dụng măng tươi, măng ngâm chua sẽ cung cấp nhiều chất Cyanide cho cơ thể gây nên hiện tượng dị ứng.
- Ăn quá nhiều măng: Tiêu thụ quá nhiều măng sẽ làm tăng nguy cơ bị dị ứng.
II. Nhận biết dấu hiệu dị ứng măng
Phát hiện tình trạng dị ứng măng sớm giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra những rủi ro không mong muốn. Để nhận biết các triệu chứng này, mọi người nên quan sát những biểu hiện sau:
- Triệu chứng trên da: Nổi mẩn, phát ban kèm theo cảm giác ngứa ngáy
- Triệu chứng tiêu hóa: Xuất hiện tình trạng đau bụng, buồn nôn, nôn mửa
- Triệu chứng hô hấp: Cảm thấy khó thở, tức ngức.
- Triệu chứng khác: Chóng mặt, hoa mặt, co cứng, co giật, mất ý thức,… đều là những dấu hiệu của hiện tượng dị ứng với măng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Thế nào là dị ứng yến mạch?
III. Cách xử lý khi bị dị ứng măng
Cùng điểm qua những phương pháp khắc phục hiện tượng dị ứng với măng thường được sử dụng ngay dưới đây:
1. Trường hợp khắc phục tại nhà
Phù hợp với tình trạng dị ứng mức độ nhẹ, những biện pháp xử lý mà mọi người nên thực hiện gồm:
- Ngừng ăn măng: Tránh sử dụng các món ăn chế biến từ măng khiến dị ứng nặng hơn.
- Làm sạch miệng: Dùng nước sạch vệ sinh miệng, xúc miệng nhằm loại bỏ phần măng còn sót nhằm hạn chế hiện tượng dị ứng tiến triển nặng.
- Bổ sung nước: Tăng cường khả năng thải độc tố trong măng ra khỏi cơ thể, giảm tình trạng dị ứng.
- Nghỉ ngơi và theo dõi: Nghỉ ngơi và theo dõi các triệu chứng của cơ thể sau khi ăn măng, nếu có dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ kiểm tra.
2. Trường hợp cần gặp bác sĩ ngay
Ngoài khắc phục tại nhà, mọi người nên đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng vẫn tiếp diễn, đặc biệt khi có biểu hiện sốc phản vệ. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc như:
- Thuốc kháng histamine: Loratadine, cetirizine hoặc desloratadine có tác dụng giảm triệu chứng mẩn ngứa do dị ứng măng gây nên.
- Thuốc corticosteroid: Giúp giảm viêm, ngứa, nghẹt mũi, cải thiện hiện tượng dị ứng.
- Thuốc hydroxocobalamin: Là dạng thuốc tiêm được dùng cho trường hợp ngộ độc măng. Thuốc hydroxocobalamin có khả năng giảm độc tính của cyanide.
- Thuốc Epinephrine: Là loại thuốc điều trị sốc phản vệ giúp tăng huyết áp, giảm khó thở, phát ban, phù nề mặt, môi, cổ họng.
IV. Biện pháp phòng tránh dị ứng măng hiệu quả
Dưới đây là những biện pháp phòng ngừa mà mọi người nên tham khảo:
1. Đối tượng không nên ăn măng
Mặc dù măng là món ăn yêu thích của nhiều người nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng thực phẩm này. Những đối tượng cần tránh hoặc hạn chế tối đa việc tiêu thụ măng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe gồm:
- Người có tiền sử dị ứng với các loại thực phẩm khác
- Người đang mắc các bệnh về dạ dày, tá tràng hoặc có hệ tiêu hóa nhạy cảm
- Phụ nữ mang thai và cho con bú (nên tham khảo ý kiến bác sĩ)
- Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi có hệ tiêu hóa còn non yếu và dễ bị kích ứng
- Người bệnh gout, bệnh thận, bệnh về tuyến giáp
2. Lưu ý khi chế biến và ăn măng
Bên cạnh đó, sử dụng măng sai cách cũng làm tăng nguy cơ dị ứng. Mọi người nên thực hiện chế biến, ăn măng theo hướng dẫn sau:
- Chọn mua: Nên lựa chọn măng tươi, không bị mốc hay dập nát giúp ngăn ngừa tình trạng xuất hiện các dấu hiệu bất thường khi ăn.
- Sơ chế: Hãy rửa sạch măng, ngâm trong nước muối và luộc kỹ trước khi ăn nhằm loại bỏ độc tố gây dị ứng. Đồng thời, trong quá trình nấu, nên mở nắp nồi để độc tố bay hơi bớt.
- Cách ăn: Tránh ăn quá nhiều măng hay liên tục gây hại cho sức khỏe. Đồng thời, hạn chế sử dụng măng ngâm dễ dẫn đến hiện tượng dị ứng.
- Bảo quản: Nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh hoặc vị trí thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời nhằm hạn chế tình trạng măng bị hỏng.
- Theo dõi: Hãy theo kỹ các phản ứng của cơ thể khi dùng măng nhằm phát hiện tình trạng dị ứng sớm.
Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết về dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi bị dị ứng măng. Nếu đang gặp phải tình trạng này, mọi người hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032 845 1188 để được tư vấn cụ thể.



TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Cơ sở 1: Số 11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh
- Cơ sở 3: Số 24 Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội