Dị ứng các loại hạt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
dị ứng các loại hạt

Các loại hạt khô mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nên được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, tình trạng bị dị ứng các loại hạt sau khi ăn khiến nhiều người lo lắng. Cùng tìm hiểu chi tiết thông tin về tình trạng này qua bài viết dưới đây của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia.

I. Dị ứng các loại hạt là tình trạng như thế nào?

Dị ứng các loại hạt là tình trạng quá mẫn của hệ miễn dịch với thành phần protein vô hại có trong các loại hạt. Đây là một loại dị ứng thực phẩm phổ biến ở cả trẻ em, người lớn và thường kéo dài suốt đời. Theo đó, các loại hạt dễ gây dị ứng phải kể đến như óc chó, hạnh nhân, hạt mắc ca, hạt điều,…

các loại hạt

II. Nguyên nhân gây dị ứng với các loại hạt

Nguyên nhân chính gây dị ứng với các loại hạt là do hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện nhầm protein trong các loại hạt là chất gây hại. Từ đó hệ miễn dịch tạo ra kháng thể IgE chống lại tác nhân xâm nhập và kích hoạt giải phóng histamin gây ra các triệu chứng dị ứng. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ dưới đây cũng làm tăng tình trạng bị dị ứng gồm:

  • Gen di truyền: Nếu trong gia đình có người bị tình trạng này thì thế hệ con cháu dễ có nguy cơ cao gặp phải tình trạng tương tự.
  • Mắc các bệnh lý da liễu: Một số tình trạng sốt cỏ khô, hen suyễn, chàm cũng làm tăng nguy cơ dị ứng các loại hạt.
  • Thời điểm tiếp xúc sớm: Việc tiếp xúc với các loại hạt sớm ở trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị dị ứng nếu không sử dụng đúng cách.

III. Triệu chứng bị dị ứng sau khi ăn các loại hạt

Các triệu chứng dị ứng thường đến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc, thậm chí ngay sau khi ăn với các biểu hiện như:

  • Phản ứng dị ứng nhẹ: Ngứa ran ở miệng và môi, sưng mặt, nổi mề đay/phát ban, cảm thấy buồn nôn, thắt chặt quanh cổ.
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng: Khò khè, khó thở, lên cơ hen suyễn, sưng cổ họng, nhịp tim đập nhanh, huyết áp thấp, thậm chí sốc phản vệ cần được cấp cứu kịp thời.

TÌM HIỂU THÊM: Cách xử lý khi bị dị ứng với trầm hương

tránh ăn các loại hạt

IV. Làm sao để xác định tình trạng dị ứng với các loại hạt?

Để xác định tình trạng dị ứng với các loại hạt, bác sĩ thường áp dụng một số biện pháp chẩn đoán sau:

  • Tiền sử bệnh: Bạn sĩ dựa trên các triệu chứng lâm sàng của người bệnh cũng như khai thác tiền sử bệnh để đưa ra chẩn đoán ban đầu.
  • Xét nghiệm chích da: Phương thức được thực hiện bằng việc nhỏ một giọt dung dịch chiết xuất từ hạt lên da sau đó chích nhẹ. Nếu vùng da dưới dung dịch bị đỏ, ngứa, nổi sẩn sau khoảng 15 – 20 phút thì khả năng bị dị ứng được xác định.
  • Xét nghiệm máu: Đo lượng protein (kháng thể IgE) trong máu được sản xuất do phản ứng dị ứng gây ra.
  • Theo dõi phản ứng sau khi ăn thử liều nhỏ: Người bệnh được cho ăn thực phẩm chứa các loại hạt sau đó theo dõi chặt chẽ phản ứng của cơ thể. Phương thức chẩn đoán này nên được thực hiện tại các bệnh viện lớn để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

V. Cách xử lý khi bị dị ứng với các loại hạt

Ngay khi phát hiện tình trạng cơ thể bị dị ứng, mọi người cần kết hợp các phương pháp dưới đây:

  • Ngừng tiêu thụ các loại hạt: Dừng ngay việc tiêu thụ các loại hạt hoặc thực phẩm chứa hạt đang nghi ngờ gây ra dị ứng.
  • Dùng thuốc kháng histamin: Giúp giảm các triệu chứng dị ứng nhẹ như nổi mề đay, ngứa ngáy….
  • Tiêm epinephrine: Đây là biện pháp cấp cứu trong trường hợp sốc phản vệ giúp co mạch, giãn phế quản, nâng huyết áp và giảm sưng. Những người có tiền sử dị ứng nặng cần luôn mang theo thuốc bên mình khi ra ngoài.
  • Liệu pháp miễn dịch: Cách làm này giúp cơ thể dần dần dung nạp được một lượng nhỏ chất gây dị ứng, giảm nguy cơ phản ứng nghiêm trọng khi vô tình tiếp xúc phải.

ống tiêm Epinephrine

VI. Cách ngăn ngừa phản ứng dị ứng với các loại hạt

Việc chủ động phòng ngừa dị ứng với các loại hạt cần được thực hiện từ sớm nhằm tránh các nguy cơ biến chứng có thể xảy ra, bao gồm:

  • Đọc kỹ các nhãn thực phẩm, mỹ phẩm… kiểm tra xem có thành phần hạt hay không trước khi mua.
  • Nếu ăn bên ngoài, chủ động hỏi thông tin về món ăn, thông báo về tiền sử dị ứng của bản thân để người phục vụ kiểm soát vấn đề này.
  • Tránh dùng chung dụng cụ chế biến như dao, thớt, chảo từng tiếp xúc với hạt để hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo.
  • Thận trọng khi thử món ăn mới, thử từng chút một và theo dõi phản ứng của cơ thể.
  • Nên chọn các loại thực phẩm an toàn, có quy trình chế biến đảm bảo sạch sẽ.
  • Kiểm tra dị ứng định kỳ nhằm kiểm soát nguy cơ dị ứng.

Thông tin trong bài viết đã giúp mọi người hiểu rõ về tình trạng dị ứng các loại hạt cùng cách phòng ngừa hiệu quả. Nếu đang gặp phải tình trạng tương tự, mọi người hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032 845 1188 để nhận tư vấn chi tiết.

Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *